Nghị quyết 128 của Chính phủ thay thế tạm thời Chỉ thị 15, 16 và 19
Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định lại các cấp độ dịch cũng như các biện pháp phòng chống dịch, hoạt động sẽ đóng hoặc mở tùy theo cấp độ dịch từng cấp, từ xã trở lên.
Ngày 12.10, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành Nghị quyết 128 của Chính phủ về việc Ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″, áp dụng thống nhất trong toàn quốc.
Vùng xanh được mở lại các hoạt động kèm biện pháp phòng dịch phù hợp. Ảnh KHẢ HÒA
Theo Nghị quyết 128, khi cả nước áp dụng Nghị quyết này, sẽ tạm thời không áp dụng các quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 6.8.2021, Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 2686 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
Trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cao hơn các biện pháp tại Quy định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Nghị quyết 128 sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, tức từ ngày 12.8.
Phân loại cấp độ dịch
Theo Nghị quyết 128, cấp độ dịch Covid-19 sẽ được phân loại theo 4 cấp độ, gồm:
Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh. Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng. Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam. Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Bên cạnh đó, việc đánh giá cấp độ từ quy mô cấp xã, và có thể dưới cấp xã (nếu có) trở lên, nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.
Qua đó, tiêu chí đánh giá cấp độ dịch sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố, do Bộ Y tế hướng dẫn: Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; Độ bao phủ vắc xin (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm mũi thứ nhất, tỷ lệ tiêm đủ liều); Khả năng thu dung, điều trị của các tuyến (lưu ý xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung).
Video đang HOT
Biện pháp phòng, chống dịch đóng hoặc mở theo cấp độ dịch
Theo Nghị quyết 128, địa phương căn cứ vào tình hình dịch, tỷ lệ tiêm vắc xin để quy định cụ thể về giới hạn số lượng người tham gia, phạm vi và công suất của hoạt động nhưng không vượt quá quy định của hướng dẫn; ưu tiên cho người tiêm đủ liều vắc xin và khỏi bệnh Covid-19.
Theo đó, đối với tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp, hoạt động tập trung trong nhà sẽ không hạn chế số người ở vùng xanh; hạn chế số người có điều kiện tại vùng vàng; không tổ chức hoặc hạn chế người tham gia ở các vùng đỏ, cam.
Giao thông công cộng bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải, sẽ phải dừng hoạt động hoặc hạn chế hoạt động, có điều kiện ở vùng đỏ, vùng cam; vùng vàng giảm công suất; vùng xanh được hoạt động.
Lưu thông vận chuyển hàng hóa nội tỉnh, liên tỉnh đều được hoạt động ở cả 4 cấp độ, nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải. Riêng vùng cam sẽ hoạt động nhưng đối với Grab chở hàng bằng xe máy, trong trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh có thể quy định về số lượng người lưu thông trong cùng một thời điểm.
Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, công trình giao thông, xây dựng, cơ sở kinh doanh dịch vụ đều được hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch, song phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống, nhà hàng, quán ăn được hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch trên cơ sở có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, riêng vùng đỏ phải hạn chế số lượng người bán, mua cùng một thời điểm.
Tương tự, nhà hàng, quán ăn ở vùng đỏ cũng phải hạn chế hoạt động, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, hạn chế số lượng người mua bán cùng một thời điểm.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, Internet, trò chơi điện tử hoặc các cơ sở khác do địa phương quyết định phải ngừng hoạt động ở vùng đỏ; ngừng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế ở vùng vàng, vùng cam; và chỉ được hoạt động ở vùng xanh.
Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo cũng phải ngừng hoạt động ở vùng đỏ; vùng vàng và vùng cam hoạt động có điều kiện; chỉ được hoạt động ở vùng xanh.
Các hoạt động tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự phải ngừng hoạt động ở vùng đỏ, hoạt động hạn chế ở vùng cam, vùng vàng và chỉ được hoạt động ở vùng xanh.
Các cơ sở nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao… phải ngừng hoạt động ở vùng đỏ, hạn chế hoạt động ở vùng cam và chỉ được hoạt động ở vùng xanh, vùng vàng.
Các địa điểm bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, thể dục thể thao…. được hoạt động ở vùng xanh, hạn chế hoạt động ở vùng vàng, vùng cam và ngừng hoạt động ở vùng đỏ.
Hoạt động cơ quan, công sở giảm số lượng người làm việc, tăng cường làm việc trực tuyến ở vùng cam, vùng đỏ; vùng xanh, vùng vàng hoạt động bình thường.
Đối với cá nhân, dù ở vùng nào cũng phải tuân thủ 5K, ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo y tế, tiêm chủng vắc xin, sử dụng mã QR theo quy định của chính quyền và cơ quan y tế.
Đồng thời việc đi lại của cá nhân từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau, sẽ không hạn chế đối với vùng xanh, vùng vàng; vùng cam không hạn chế nhưng phải tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm; vùng đỏ sẽ bị hạn chế, có điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn Bộ Y tế.
Nghị quyết 128 cũng nêu người bị nhiễm Covid-19 tại các vùng sẽ được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế và quyết định của chính quyền địa phương phù hợp với điều kiện thu dung, điều trị tại địa phương và điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nguyện vọng của người nhiễm Covid-19.
Đà Nẵng chia người bên ngoài vào thành phố làm 3 nhóm
TP Đà Nẵng đã chuyển trạng thái từ vùng áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt nhất sang áp dụng chỉ thị 08 (tương đương chỉ thị 15 của Chính phủ).
Với việc chuyển trạng thái mới, người ngoại tỉnh vào thành phố cần đáp ứng điều kiện gì?
Sau khi Đà Nẵng chuyển trạng thái thực hiện phòng dịch theo chỉ thị mới thì lượng người ngoại tỉnh vào thành phố rất đông, nhất là các trường hợp người về lại các cơ sở sản xuất, trường học... - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Theo bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng, phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, thành phố thống nhất các biện pháp mới về tiếp nhận, quản lý, theo dõi công dân vào Đà Nẵng.
Theo đó, Đà Nẵng chia ra 3 nhóm đối tượng từ bên ngoài vào thành phố để kiểm soát, giám sát y tế, đảm bảo các điều kiện phòng dịch.
Nhóm thứ nhất là người về từ vùng không có dịch (thôn xóm không có ca mắc cộng đồng trong 14 ngày, xã phường không áp dụng chỉ thị 15, 16, quyết định 2689) và có kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ thì không bị cách ly khi vào thành phố.
Các trường hợp này nếu tới cửa ngõ thành phố sẽ được yêu cầu khai báo y tế bằng mã QR và được giải quyết qua chốt kiểm soát dịch vào thành phố.
Nhóm thứ hai là người về từ các địa phương có dịch (vùng áp dụng chỉ thị 15, 16, quyết định 2689) hoặc trường hợp có ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền thì vẫn áp dụng theo công văn 5317 đã ban hành trước đó.
Cụ thể, người về từ vùng dịch mà tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã được chữa khỏi COVID-19 thì cách ly tại nơi lưu trú 14 ngày và thực hiện 4 lần xét nghiệm.
Trường hợp này khi di chuyển từ chốt kiểm soát phải cam kết đi thẳng về nhà, tuân thủ đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, không dừng, đỗ, không tập trung, không tiếp xúc, nói chuyện trong quá trình di chuyển từ chốt kiểm soát dịch về nơi lưu trú.
Người về từ vùng dịch mà chưa tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ liều vắc xin thì cách ly tập trung 14 ngày.
Nếu người dân chọn cách ly tại khách sạn cách ly y tế: công dân liên hệ với khách sạn để bố trí phương tiện đón tại chốt kiểm soát dịch.
Lái xe của khách sạn chịu trách nhiệm, cam kết vận chuyển công dân về khách sạn, người trên xe tuân thủ biện pháp chống dịch, không dừng, đỗ, không tập trung, không tiếp xúc, nói chuyện trong quá trình di chuyển từ chốt kiểm soát dịch về khách sạn.
Quản lý khách sạn thông báo cho chính quyền địa phương để phối hợp giám sát, theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
Nếu công dân cách ly tại cơ sở cách ly y tế tập trung: công dân về lưu trú tại địa chỉ nào thì cách ly tập trung tại cơ sở cách ly đóng trên địa bàn quận, huyện đó hoặc cơ sở cách ly trên địa bàn chốt kiểm soát dịch đóng chân hoặc cơ sở cách ly y tế của thành phố.
Nhóm thứ ba là người hoạt động trên "luồng xanh" vận tải toàn quốc có điểm giao nhận hàng tại Đà Nẵng phải thực hiện xét nghiệm tại chốt kiểm soát. Trường hợp âm tính, khi vào Đà Nẵng phải thực hiện khai báo y tế.
Nếu ở lại địa bàn Đà Nẵng quá 12 tiếng phải thực hiện lưu trú tập trung tại các địa điểm do thành phố tổ chức.
Đà Nẵng: Người tiêm đủ 2 mũi về bằng máy bay cách ly ở nhà 14 ngày Để đón các chuyến bay đến sân bay quốc tế Đà Nẵng, chiều 10-10 TP Đà Nẵng đã ban hành công văn triển khai biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đối với hành khách trên các chuyến bay. Hoạt động hàng không tại sân bay quốc tế Đà Nẵng - Ảnh: TẤN LỰC Ngày 10-10, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô...