Nghị quyết 01 của TAND Tối cao không phải là đặc ân dành riêng cho Dương Chí Dũng
Thông tin giới luật sư viện dẫn một nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao do Thẩm phán Trịnh Hồng Dương ký năm 2001 khiến không ít người “sốc nặng”. Bởi chiếu theo các quy định của Nghị quyết, Dương Chí Dũng hoàn toàn có cơ hội thoát án tử.
Trao đổi với PetroTimes, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Ủy viên Hội đồng Khen thưởng Kỷ luật (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: Nghị quyết 01/2001 của Tòa án Tối cao về việc bồi thường thiệt hại đến nay vẫn có giá trị thực hiện. Do vậy, việc áp dụng theo Nghị quyết này đối với vụ án Dương chí Dũng cũng hoàn toàn hợp lý.
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến nhận định sẽ có nhiều diễn biến mới tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Dương Chí Dũng
Luật sư Tiến phân tích: Tất nhiên, gia đình ông Dương Chí Dũng cũng như bản thân ông Dũng cần phải nhận thấy cái sai của mình và tích cực thực hiện việc bồi thường ngân sách đã tham ô của Nhà nước. Theo đó, căn cứ vào Nghị quyết 01/2001 của Tòa án Tối cao và Điểm b Khoản 1 của Điều 46 Bộ luật hình sự thì đương nhiên Dương Chí Dũng phải được giảm mức án tử hình của tội tham ô xuống mức chung thân.
Còn tội Cố ý làm trái qui định Nhà nước về quản lý kinh tế chỉ có mức án 18 năm tù. Do vậy, tổng hợp hình phạt của nhiều tội mà trong đó có tội có khung hình phạt cao nhất là chung thân thì mức hình phạt cao nhất cũng chỉ là chung thân.
Cụ thể nhất, trước phiên tòa phúc thẩm, gia đình Dương Chí Dũng cần tích cực khắc phục hậu quả tối đa, ít nhất là một nửa của số tiền 10 tỉ đồng Dương Chí Dũng đã tham ô ngân sách của Nhà nước. Như thế, Dương Chí Dũng mới có thể thoát án tử hình.
“Theo thông tin tôi được biết, các luật sư bào chữa cho bị cáo Dũng và Phúc cũng đã tính đến việc này để chuẩn bị cho phiên tòa phúc thẩm. Nhưng thực tế không phải ở bất cứ vụ án hình sự nào gia đình bị cáo cũng có thể nhanh chóng lo được một khoản tiền lớn đến 10 tỉ để bồi thường cho bị cáo trước khi xét xử phiên tòa phúc thẩm.
Ai cũng biết Dương Chí Dũng có rất nhiều tiền và nhiều tài sản, nhưng quá trình bỏ trốn truy nã ra nước ngoài cho đến nay thì chắc không còn nhiều, còn các bất động sản thì đang bị kê biên thì bán làm sao được? Do vậy, chỉ có cách là đi vay tiền để nộp tiền bồi thường toàn bộ sau khi các bất động sản được hủy bỏ kê biên sẽ bán đi trả nợ”, Luật sư Tiến nói.
Chia sẻ thêm về “đại án” tham nhũng Vinalines, Luật sư Tiến cũng nhận định, vụ án Dương Chí Dũng cùng đồng bọn tham ô và cố ý làm trái qui định về quản lý kinh tế là một vụ án tham nhũng vào loại lớn nhất ở Việt Nam. Và hậu quả của nó làm cho công ty ngành hàng hải lâm vào tình trạng khó khăn. Do vậy, bản thân Dũng phải thành khẩn nhận lỗi của mình trước phiên tòa phúc thẩm thể hiện sự ăn năn hối lỗi về sai phạm của mình cùng với việc bồi thường toàn bộ số tiền Tòa sơ thẩm Hà Nội đã tuyên thì chiếu theo Nghị quyết nói trên Dương Chí Dũng có thể được Tòa án Tối cao hủy mức án tử hình.
Video đang HOT
Cũng theo vị Luật sư của Đoàn Luật sư TP Hà Nội này, đối với các bị cáo khác nếu biết nhận sai và nộp tiền bồi thường, khắc phục hậu quả đương nhiên cũng được giảm nhẹ mức hình phạt theo Điểm b Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Còn nếu các bị cáo không nộp tiền bồi thường, không thể hiện thái độ ăn năn hối cải thì quyết định của Tòa án Tối cao sẽ khó có gì thay đổi so với mức án của Tòa sơ thẩm đã tuyên cho các bị cáo.
Theo P.V
Petrotimes
Dùng thuốc ngủ hạ gục nạn nhân, chiếm đoạt tài sản, phạm tội gì?
Khi H vào cửa hàng cắt tóc, chị T đã rơi vào tình trạng nửa mê nửa tỉnh, không thể phản ứng, kêu la được và tên H đã nhanh chóng trói chị T, lấy tài sản đi ngay.
Ảnh minh họa
Nội dung vụ án
Cuối tháng 10-2013, Công an quận 9 - TP HCM nhận được đơn trình báo của chị V.T.C.T (33 tuổi ở Long An, tạm trú đường Nguyễn Duy Trinh, khu phố Ông Nhiêu, phường Long Trường, quận 9), chủ một cửa hàng tóc với nội dung: Trưa 27-10, chị đang ở cửa hàng thì có một nam thanh niên vào cắt tóc mang theo hai cốc nước rau má mời uống. Do đang bận bịu làm việc nên chị T không uống vội mà bỏ cốc nước vào tủ lạnh đến chiều mới lấy ra uống. Sau khi uống khoảng 2 tiếng đồng hồ, chị T cảm thấy mệt nên không cắt tóc cho khách nữa mà lên ghế cắt tóc nằm nghỉ.
Cùng lúc này chị nhìn thấy người thanh niên lúc trưa quay lại và nhanh chóng đóng cửa. Do người đang ngấm thuốc mê nên chị T không thể kêu la. Sau khi đóng cửa, đối tượng này kéo lê chị lên gác rồi dùng dây tai nghe điện thoại trói ngược hai tay, cởi quần, nhét giẻ vào miệng chị.
Sau đó, tên thanh niên lột lấy chiếc nhẫn vàng chị đang đeo trên tay và lấy đi 1 điện thoại di động rồi tẩu thoát. Đến tối cùng ngày, chị T tỉnh lại tháo được dây trói và trình báo công an.
Trong khi cơ quan chứ năng đang điều tra truy xét thì Công an phường Long Trường nhận được tin báo của nạn nhân phát hiện 1 đối tượng có nhận dạng giống như đối tượng đã gây án với chị T đang lảng vảng ở địa phương. Ngay sau đó, Công an phường Long Trường đã tổ chức truy tìm và bắt được H.
Tại cơ quan điều tra, H khai nhận đã gây ra vụ việc trên. Qua đấu tranh khai thác, H thừa nhận trong cốc nước rau má y mời chị T uống y đã bỏ 4 viên thuốc ngủ. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi, sự cố ngoài ý muốn của y là chị T không uống nước ngay nên sau khi ở cửa hàng cắt tóc ra, H phải quanh quẩn ở khu vực này nhiều giờ liền.
Đến chiều tối, khi quay lại y mới thấy chị T có dấu hiệu mê man mới thực hiện ý đồ của mình. Khi gây án, dù chị T bất tỉnh nhưng H vẫn sợ chị T tỉnh dậy sẽ truy đuổi nên H đã cởi quần chị T để nạn nhân không thể đuổi theo được.
Vấn đề cần trao đổi là: Đây là vụ trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản hay cướp tài sản?
Ý kiến bạn đọc
H phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Khi H vào cửa hàng cắt tóc, chị T đã rơi vào tình trạng nửa mê nửa tỉnh, không thể phản ứng, kêu la được và tên H đã nhanh chóng trói chị T, lấy tài sản đi ngay. Hành vi của H có dấu hiệu của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo điều 137 Bộ luật Hình sự. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trong điều kiện người quản lý tài sản hoặc người chủ sở hữu về tài sản không có điều kiện bảo vệ tài sản của mình hoặc ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội. Lúc tên H vào cửa hàng cắt tóc, chị T đang mê mệt nên không có phản ứng gì. Lợi dụng tình trạng đó của chị T, H đã lấy tài sản và bỏ đi.
Phạm Văn Bích (Phố Nguyễn Văn Tố, Hà Nội)
Không thể định tội H về tội trộm cắp
Hành vi của H không thể định tội danh Trộm cắp tài sản được. Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản phải là hành vi lén lút: Là hành vi che giấu việc thực hiện hành vi phạm tội đối với người quản lý tài sản. Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản là tại thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt ý thức chủ quan của người phạm tội cho rằng người quản lý tài sản không biết được hành vi chiếm đoạt tài sản của mình. Khi tên H vào cửa hàng cắt tóc, chị T. tuy đã mất hết năng lực phản kháng nhưng vẫn còn nhận biết được và tên H cũng biết chị T còn chưa bị mê hẳn. Chứng cứ của việc này là hắn sợ chị T kêu la nên đã trói, bịt miệng và cởi quần để chị không đuổi theo. Vì vậy đây có thể là hành vi cướp tài sản.
Nguyễn Thị Kim (Q.7 TP.HCM)
Bình luận của luật sư
Căn cứ theo tình tiết vụ việc như đã phản ánh trên, chúng ta thấy có 3 hướng để định tội danh mà tên H đã phạm. Đó là các tội danh: Trộm cắp tài sản, Công nhiên chiếm đoạt tài sản và Cướp tài sản. Chúng ta thử phân tích 3 hướng này.
Về tội Trộm cắp tài sản theo điều 138 BLHS. Tội danh này có dấu hiệu pháp lý khách quan là hành vi phạm tội được đặc trưng bởi: Hành vi lén lút: Là hành vi che giấu việc thực hiện hành vi phạm tội đối với người quản lý tài sản. Ví dụ: Lợi dụng hoặc tạo ra sự sơ hở của người quản lý tài sản, dùng chìa khoá mở cửa, cạy cửa... Đặc điểm của hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản là tại thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt ý thức chủ quan của người phạm tội cho rằng người quản lý tài sản không biết được hành vi chiếm đoạt tài sản của mình. Ví dụ như người phạm tội nghĩ là chủ tài sản ngủ, đi vắng hoặc không chú ý đến mình. Trong trường hợp này các tình tiết đều không phù hợp với các dấu hiệu đặc trưng đó. Vì vậy không thể định tội tên H theo tội danh Trộm cắp tài sản được.
Về tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản theo điều 137 BLHS. Mặt khách quan của tội phạm được đặc trưng bởi 2 dấu hiệu: Hành vi khách quan là hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có đặc điểm là mang tính công khai và ngang nhiên. Tính chất ngang nhiên của hành vi chiếm đoạt tài sản của tội phạm thể hiện ở các điều kiện sau: Từ thời điểm hình thành ý định phạm tội cho đến khi lấy được tài sản, can phạm không có bất kỳ một thủ đoạn nào, không có ý thức đối phó, đương đầu với người quản lý tài sản, không có ý thức chạy trốn hay nhanh chóng tẩu thoát. Tội phạm xảy ra trong hoàn cảnh người quản lý tài sản biết người phạm tội đang chiếm đoạt tài sản của mình nhưng không có điều kiện và khả năng ngăn cản việc thực hiện hành vi chiếm đoạt. Tình tiết vụ việc như miêu tả rõ ràng tên H có hành vi đối phó với chị T bằng hành vi trói và bịt miệng chị T đề phòng kêu la. Mặc dù lúc tên H đối phó với chị T, chị đã mất khả năng chống cự, nhưng cần phải hiểu chị mất khả năng chống cự là do hành động của tên H trước đó đã cho thuốc ngủ vào cốc nước của chị. Vì vậy không thể định tội tên H theo tội danh Công nhiên chiếm đoạt tài sản được.
Tên H đã phạm tội theo tội danh Cướp tài sản theo điều 133 BLHS. Tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi khách quan của tội cướp tài sản được thực hiện bằng 1 trong 3 hành vi sau:
Hành vi dùng vũ lực: Dùng sức mạnh về vật chất, thể chất tác động lên người khác như xô ngã, chặn xe, đánh, chém... Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc: Có lời nói, cử chỉ khống chế tác động lên tư tưởng của người khác để người này tin rằng nếu không đưa tài sản cho can phạm thì việc dùng vũ lực sẽ xảy ra ngay không tránh khỏi. Hành vi khác: Cho nạn nhân uống thuốc ngủ, dùng ê te, các loại thuốc hướng thần khác... Trong vụ việc này, tên H đã dùng thuốc ngủ để đưa chị T vào trạng thái không chống cự được để chiếm đoạt tài sản. Không những vậy, ngay khi chị T đã mất khả năng chống cự tên H vẫn tiếp tục tấn công chị T bằng cách trói, lấy quần bịt đầu, bịt miệng... Sau đó tên H đã hoàn thành việc chiếm đoạt tài sản và trốn thoát. Với tất cả dấu hiệu đó việc định tội tên H tội danh Cướp tài sản là có lý.
Với những nhận định trên, tên H có thể bị truy tố theo khoản 2 điều 133 BLHS với tình tiết: Sử dụng vũ khí, phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm khác là cách thức thực hiện tội phạm nguy cơ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của người khác, trong trường hợp này là thuốc ngủ liều cao. Theo Khoản 2 Điều 133 BLHS quy định : Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác.
Theo Luật sư Bùi Quang Thu (Đoàn Luật sư Hà Nội)
An ninh thủ đô
Bài 40: Báo Nhân dân, Công an Nhân dân vào cuộc, vụ án 194 phố Huế vẫn là "ẩn số" Sau rất nhiều nỗ lực liên hệ với Tòa án Hà Nội để tìm hiểu thông tin về vụ án 194 phố Huế, rốt cuộc PV Dân trí cũng chỉ nhận được thông tin trả lời qua điện thoại của một lãnh đạo tòa án Hà Nội là lịch xét xử vẫn chưa có. Gần 5 tháng kể từ ngày VKSNDTC ban hành...