Nghi ngờ đồng nghiệp nói xấu khiến mình bị sếp “bơ”, nàng công sở được chỉ điểm thuyết âm mưu đầy bất ngờ
Chỉ từ một câu chuyện than thở công sở nhỏ mà dân mạng lại vạch trần ra một thuyết âm mưu hết sức “điện ảnh”, hết sức drama!
Môi trường công sở vốn lắm thị phi nên đôi khi có những mâu thuẫn bất hòa đột nhiên xuất hiện khiến ai cũng đắn đo tự đặt câu hỏi “liệu lý do có nằm ở sự tác động của ‘thế lực thứ 3′ hay không?”. “Thế lực thứ 3″ được hiểu là những cá nhân công sở “chim lợn” bép xép, thích đâm bị thóc chọc bị gạo để các đồng nghiệp đấu đá lẫn nhau, thậm chí là gây ra xung đột giữa sếp và nhân viên.
Xoay quanh đề tài này, mới đây đã có một nàng công sở đăng đàn chia sẻ trường hợp cụ thể của mình như sau:
“Mình làm công ty này gần 6 năm rồi. Lúc đầu mọi thứ rất ok sếp mình rất yêu thương mình. Mọi chuyện rắc rối bắt đầu lúc có thêm 1 người vào phòng. Đồng nghiệp này lúc mới vào làm đối chọi gay gắt với sếp mình.
Bây giờ thì quay sang nịnh nọt vuốt đuôi rồi nói xấu người khác. Không biết nói gì mình mà bây giờ sếp không hề nói chuyện với mình lâu lâu còn moi móc. Mình có nên nhảy việc không? Lương mình thì tạm ổn còn thưởng cuối năm thì quá thấp. Mình có công việc khác lương cao hơn nhưng hơi xa. Nhưng cảm giác ngồi làm mà như k khí cũng khó chịu”.
Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu vào trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở lớn trên MXH đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng thành viên. Và với mối nghi khá phổ biến của nàng công sở về người đồng nghiệp xấu khi tác động để sếp “bơ đẹp” mình, bên dưới phần bình luận, kha khá ý kiến hiến kế giúp giải quyết vấn đề đã được viết ra như sau:
“Nếu còn lưu luyến bạn thử hỏi sếp xem có gì lấn cấn giữa mối quan hệ của hai người hay không? hoặc hẹn 3 người ra cà phê tâm sự mỏng xem sao. Sau đó giải thích, giải quyết. Nếu hết lưu luyến thì nghỉ thôi, tội gì phải nặng lòng như vậy”.
Video đang HOT
“Nên nói chuyện thẳng thắn với sếp. Chứ tính mình lấn cấn hiểu lầm cái gì mà mình không biết thì khó chịu vô cùng, nói chuyện rồi mà không ra vấn đề ít ra còn thoải mái hơn là chịu đựng”.
Và ngoài các bình luận như trên, hàng loạt ý kiến khác lại nhất nhất xoáy sâu vào chi tiết “người đồng nghiệp trước thì đối chọi với sếp, sau lại thân tình tin tưởng lẫn nhau”, để rồi từ đó một kịch bản bất ngờ theo thuyết âm mưu của nhiều dân mạng đã được vạch ra như sau:
“Thực ra sếp và người đồng nghiệp đó đã có quen biết nhau từ trước, nhân dịp người đấy vào làm cùng bộ phận nên sếp bạn đã ngỏ lời nhờ giúp đỡ để tìm ra các nhân viên ’sân si’ trong team. Về cách thức thì rõ quá rồi kìa, ban đầu vào lính mới sẽ đóng kịch ra vẻ đối chọi với sếp nhằm ‘dụ dỗ’ những người vốn cũng không ưa gì sếp tiếp cận, rỉ tai tâm sự nói xấu cùng.
Đến cuối, khi người đồng nghiệp đó cung cấp thông tin cho sếp, hàng loạt cái tên triển vọng bất ngờ lòi ra và cứ thế sếp sẽ tìm cách ‘tiêu diệt’ dần thôi. Bạn bị sếp bơ thì nên nhớ lại cho kỹ xem, có lúc nào uất ức hay có mâu thuẫn gì với sếp xong kể lể với người đồng nghiệp đó hay không. Nếu có thì chết rồi, đen thôi đỏ quên đi”.
Chỉ từ một câu chuyện than thở nhỏ mà dân mạng lại vạch trần một thuyết âm mưu hết sức “điện ảnh” như trên, thú thật bái phục muôn phần. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, thuyết âm mưu cũng chỉ là thuyết âm mưu, hy vọng nàng công sở nhân vật chính nên suy xét cho kỹ để tìm hướng tốt nhất giải quyết vấn đề, đừng tin bừa rồi khiến tình hình trở nên tồi tệ, nhé!
Theo Trí Thức Trẻ
Bĩu môi chê đồng nghiệp "siêu sân si" khi dành 7 giờ đồng hồ để nói xấu người khác, nàng công sở lĩnh ngay hậu quả
"Sân si" nơi công sở ấy mà, hình như chẳng có ai thích cả, cho nên sau câu chuyện này cứ ngỡ cô gái trẻ sẽ được dân mạng đồng cảm và chia sẻ "bí kíp" diệt trừ "sân si" nhiều lắm, nhưng không, cái kết thật sự gây bất ngờ.
"Sân si" trong môi trường công sở vốn là chuyện thường, gần như ở đâu cũng có, đáng tiếc dẫu thường và phổ biến nhưng nó vẫn khiến không ít người cảm thấy "chướng tai gai mắt". Và cũng từ đây, những câu chuyện anti hành vi "sân si" nơi công sở cứ xuất hiện đều đều trên MXH mỗi ngày.
Chẳng hạn như một nàng công sở nào đó dưới đây đã đích thân đăng đàn than thở, bĩu môi chê bai 2 đồng nghiệp "siêu sân si" của mình trên một diễn đàn mạng rất lớn như sau:
"Ở phòng làm việc mình có 2 ông bà chị, siêu sân si luôn, nhất là bà nữ. Ổng bả bằng tuổi nhau, sinh năm 1990, chắc vì vậy mà nói chuyện hợp. Mà hễ trong công có ai được/mất gì, sếp khen/sếp chê, thưởng/phạt gì, 2 ổng bả cũng bàn tán tới lui, rồi ý kiến này ý kiến nọ.
Ông anh đó thì mình phục về khả năng làm việc của ổng, vì ổng cho ra những sản phẩm chất lượng và làm nhanh hơn mình, ổng hơn mình 2 năm kinh nghiệm. Nhưng đó là công việc thì mình nể chứ tính cách không ổn lắm. Còn bà nữ thì thôi rồi, làm sai tới sai lui, mình và ông anh đó thì cứ phải hứng hậu quả vì làm khâu sau.
Việc bả thì ít, mà sai thì đầy, công việc đó mà mình làm thì mình đảm bảo làm đúng nhiều hơn. Mà ôi thôi, đã thiếu sót trong công việc thì tập trung chuyên môn đi, đằng này cứ khoái đánh giá người khác. Bà chị đó nói thiệt chứ làm 8 tiếng mà hết 7 tiếng ngồi bấm điện thoại với sân si người khác. Mình thì không muốn nói lại với leader, tại cũng không phải chuyện của mình, mặc dù khá bực vì nhiều lần gánh hậu quả không phải do mình gây ra.
Mỗi lần nghe 2 người nói chuyện là chỉ muốn cắm tai nghe vào bật max volume nhạc để khỏi mệt dùm mấy người bị sân si. Sân si đến cả ông anh trợ lý giám đốc - quản lý văn phòng chỉ vì ông anh này nhỏ hơn 2 người họ 1 tuổi.
2 người họ bị làm sao ấy nhỉ, vấn đề không liên quan đến mình thì quan tâm làm gì. Mình nghe nhạc riết không còn cái để nghe thì phải mở youtube lên nghe nhạc nghe phim nghe truyện này kia, sếp thấy mở youtube tưởng mình chơi, fine.
Làm việc trực tiếp với 2 người này cũng ức chế tâm lý nữa, theo mọi người thì mọi người thấy sao ạ?".
"Sân si" nơi công sở ấy mà, hình như chẳng có ai thích cả, cho nên sau câu chuyện này cứ ngỡ cô gái trẻ sẽ được dân mạng đồng cảm, an ủi, chia sẻ "bí kíp" diệt trừ "sân si" nhiều lắm nhưng không, trái lại còn bất ngờ hơn khi chính cô nàng lại là đối tượng bị mọi người chĩa mũi dùi công kích. Cụ thể, dân mạng cho rằng, về bản chất "sân si" nơi công sở là hành vi xấu nhưng cái việc đăng đàn bỉ bai đồng nghiệp cũng không tốt lành gì hơn.
"Sân si đi chê người khác sân si hơn mình à? Vớ vẩn, vác câu chuyện này lên đây cốt để chỉ trích đồng nghiệp sân si chứ không phải nói về vấn đề năng suất làm việc, đọc ai cũng hiểu mà. Nên là đừng cố tỏ vẻ thanh cao nữa, việc ai người nấy làm, chừng nào người ta sân si tới mình hẳn tìm cách giải quyết, riêng vấn đề teamwork chưa tốt hãy chủ đồng ngồi lại bàn luận với nhau, chứ bảo người khác sân si xong mình thì cắm đầu nghe nhạc, thực ra đó đều là những kiểu người đáng trách nơi công sở".
"Chị không biết chuyện cụ thể 2 người kia sân si là gì nhưng chị khẳng định, em chả khác gì họ. Việc em thì em cứ tập trung làm, còn người khác thế nào đã có cấp trên họ đánh giá, lãnh đạo họ biết hết đấy chứ không phải không biết đâu. Em kể lể người ta trên này thành ra em cũng đang sân si đấy".
"Bạn còn nói được câu 'vấn đề không liên quan đến mình thì quan tâm làm gì' à? Rõ ràng việc đồng nghiệp bạn buôn chuyện cũng có liên quan gì đến bạn đâu".
Thế đấy, chỉ với đôi dòng bĩu môi than thở nhẹ mà nàng công sở vô tình lại trở thành nhân vật chính bị ném đá. Thậm chí, hàng loạt các bình luận "phản đòn" như trên vẫn cứ xuất hiện đều đều khiến cho bao người phải muối mặt thay "chủ thớt". Thôi thì không biết nói gì hơn ngoài một lời khuyên nhỏ:
Nếu đồng nghiệp có hành vi gì đó ảnh hưởng trực tiếp đến công việc chung thì hãy nhanh chóng tìm cách giải quyết bằng những hành động cụ thể như đối thoại với cấp trên. Còn lại những sở thích và "đam mê" riêng tư của họ như buôn chuyện, sân si,... tốt nhất nên bơ đi mà sống, không sống được cứ tìm đường thoát thân (đổi chỗ ngồi bàn làm việc chẳng hạn). Bởi "đam mê" thì rất khó từ bỏ, một hai dòng than thở trên MXH chẳng giải quyết được gì đâu, không khéo còn bị mắng ngược.
Theo Trí Thức Trẻ
Sếp hay động chạm rồi bảo đó là... cưng chiều, nàng công sở được dân mạng hiến kế đối phó Nàng công sở đã có dịp chia sẻ về những khó khăn mà cô liên tục gặp phải khi làm việc trong một công ty gia đình neo người và sếp nam thường hay chủ động "va chạm" nhạy cảm. Việc sếp nam tự nhiên một cách thái quá dẫn đến những động chạm nhạy cảm, không đáng có đối với nhân viên...