Nghị lực vượt khó của hai học sinh nghèo
Chúng tôi theo chân các thành viên Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ em mồ côi tỉnh Khánh Hòa tới thăm gia đình hai em Nguyễn Vũ Hồng Phúc và Nguyễn Thị Thảo Ngân ở thôn Văn Tứ Tây, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm.
Hai chị em đang theo học tại Trường THPT Trần Bình Trọng và học kỳ 1 năm học 2021-2022, cả hai đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
0:00/ 2:11
Nam miền Bắc
Hai em Hồng Phúc và Thảo Ngân
Video đang HOT
Gia đình các em sống trong ngôi nhà lợp tôn cũ kỹ, dột nát của ông bà ngoại để lại. Ông Nguyễn Quang Vinh (60 tuổi, bố hai em) tập tễnh ra đón chúng tôi vào nhà. Mẹ các em là bà Nguyễn Thị Kim Huệ (56 tuổi) tự hào chỉ tay lên 2 tấm giấy khen của các con rồi nói: “Hạnh phúc lớn nhất của gia đình tôi là các cháu luôn ngoan ngoãn, học giỏi”.
Nhưng khi kể về hoàn cảnh gia đình, bà rưng rưng: “Bố cháu bị khuyết tật bẩm sinh, trước đây làm nghề cắt tóc, sau này phát hiện u não, phải mổ nên sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Cách đây 10 năm, ông lại bị tai biến nên nửa người bên phải gần như tê liệt. Gia cảnh càng lúc càng khó khăn, nhìn các con bước vào độ tuổi ăn tuổi lớn mà vừa mừng vừa lo. Mừng vì các con học giỏi, ngoan hiền, lo vì cái nghèo cứ đeo bám mãi. Vợ chồng tôi bàn tính rồi quyết định nuôi heo nái nhưng kết cục lại thất bại”.
Năm 2020, được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho vay vốn 40 triệu đồng (thời hạn 4 năm với lãi suất thấp), vợ chồng ông bà đã mua nguyên liệu để làm chổi chít, nhưng do dịch Covid-19 nên sản phẩm làm ra tiêu thụ rất khó khăn. Do tai biến nên tay chân ông Vinh bị co quắp, khi làm chổi, ông treo tay phải lên và nắm chặt một vật trong lòng bàn tay để cố định nửa người, còn phần cơ thể lao động được chỉ là một tay và chân trái…
Cũng vì dịch bệnh mà Phúc và Ngân phải ở nhà học online, nhưng các em không có phương tiện học tập nên thầy cô giáo trong trường phải cho mượn điện thoại để học trực tuyến. Không lâu nữa, cả hai sẽ bước vào cổng trường đại học. Khi được hỏi có ước mơ gì, cô chị Hồng Phúc rơm rớm nước mắt: “Mong ước của con là được trở thành cô giáo dạy tiếng Anh, vì học sư phạm đỡ tốn tiền và sau này con sẽ giúp đỡ được những em học sinh nghèo”. Còn Thảo Ngân thì mong muốn ra trường được làm một nhân viên văn phòng.
Chị Linh Thảo, thành viên trong đoàn thiện nguyện bày tỏ: “Tôi mong sẽ có nhà hảo tâm tạo điều kiện cho gia đình vay một khoản tiền với lãi suất 0 đồng hoặc tặng các con một sổ tiết kiệm. Gia cảnh khó khăn, ý chí và nghị lực của các con thật đáng khâm phục. Các con là tấm gương cho bao bạn cùng trang lứa khi biết vượt lên chính mình, trở thành con ngoan, trò giỏi, sống có ích cho xã hội, cộng đồng.
Hà Tĩnh huy động gần 16 tỷ đồng hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học đại học
Sau gần 4 tháng thành lập, Quỹ "Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học" tỉnh Hà Tĩnh đã huy động gần 16 tỷ đồng; đang đỡ đầu cho 117 trường hợp.
Với mục đích tiếp sức cho những học sinh nghèo, vượt khó học giỏi tiếp tục được đến trường, tháng 8/2021, Hà Tĩnh đã thành lập Quỹ "Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học".
Sau 4 tháng thành lập Quỹ "Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học" tỉnh Hà Tĩnh đã nhận được sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh với tổng số tiền gần 16 tỷ đồng. Trong đó, nhiều đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp đỡ đầu, hỗ trợ các em.
Đại diện Công ty cổ phần Đầu tư TNG - Holdings trao tặng 1 tỷ đồng vào Quỹ "Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học".
Trong năm học 2021-2022, quỹ đã phê duyệt hỗ trợ cho 117 em học sinh. Cụ thể: thị xã Kỳ Anh 16 em; Can Lộc 12 em; Hương Khê và Đức Thọ, mỗi huyện 11 em; thành phố Hà Tĩnh 10 em; Thạch Hà 9 em; huyện Kỳ Anh 8 em; Lộc Hà 7 em; thị xã Hồng Lĩnh và Hương Sơn, mỗi huyện 5 em; Vũ Quang 4 em; Nghi Xuân 3 em.
Đây là những học sinh gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đậu các trường đại học trong nước đạt tổng 3 môn (thuộc khối đăng ký xét tuyển đại học) từ 27 điểm trở lên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc thủ khoa trường đại học đăng ký xét tuyển, khối đăng ký xét tuyển toàn quốc. Và, các em đạt từ 25 điểm đến 27 điểm nhưng gia đình đặc biệt khó khăn được Ban quản lý Quỹ thẩm định, xem xét, phê duyệt.
Đại diện Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học và cơ quan Báo Hà Tĩnh trao quyết định đỡ đầu em Nguyễn Thị Nguyên Ngọc ở TDP Trần Phú, thị trấn Thiên Cầm (Cẩm Xuyên).
Hiện nay, quỹ đã hoàn thành việc chi trả hỗ trợ học kỳ I năm học 2021-2022 cho các em học sinh được phê duyệt hỗ trợ. Việc chi trả thực hiện theo từng học kỳ, mỗi kỳ chuyển chi trả hỗ trợ một lần với 4 mức hỗ trợ tùy theo hoàn cảnh: 500 nghìn đồng/tháng, 1 triệu đồng/tháng, 2 triệu đồng/tháng và 2,5 triệu đồng/tháng.
Sau mỗi kỳ học, các em báo cáo và gửi giấy xác nhận kết quả rèn luyện, học tập (yêu cầu đạt loại khá trở lên) của nhà trường về Hội Khuyến học tỉnh để hội báo cáo với các tổ chức, cá nhân hỗ trợ và đồng hành cùng các em trong các kỳ học tiếp theo.
Ông Đoàn Đình Anh - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh bày tỏ: "Hội Khuyến học tỉnh mong muốn các tổ chức, cá nhân, đơn vị tiếp tục ủng hộ để quỹ duy trì hoạt động lâu dài, tiếp sức cho các em học sinh nghèo học giỏi viết tiếp ước mơ trong tương lai".
Mọi đóng góp của các tổ chức, cá nhân xin chuyển vào tài khoản: Hội Khuyến học Hà Tĩnh; số tài khoản: 0201000195663, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương, Chi nhánh Hà Tĩnh; người đại diện: ông Đoàn Đình Anh - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh, số điện thoại liên hệ 0913310686.
Khoảng 1,5 triệu học sinh nghèo cần hỗ trợ máy tính để học trực tuyến Tối nay (12/9), Thủ tướng Chính phủ sẽ tổ chức phát động Chương trình "Sóng và máy tính cho em" kêu gọi toàn xã hội chung tay, hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến. Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 12/9, trên cả nước...