Nghị lực và ước mơ của chàng sinh viên khuyết tật
Chàng sinh viên khuyết tật Trịnh Ngọc Tiến, sinh viên năm cuối của Trường ĐH Phú Yên, đã vượt qua tất cả, thẳng tiến về đích với nghị lực phi thường cùng ước mơ cháy bỏng.
Em trai luôn bên cạnh để hỗ trợ cho Tiến (trái) – ĐỨC HUY
Nhà của Tiến nằm sâu trong con hẻm nhỏ đường Nguyễn Công Trứ, P.6, TP.Tuy Hòa (Phú Yên). Tiến là con thứ 2 trong gia đình có 4 anh em. Khi chào đời, Tiến cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng trong lần bị sốt cao, co giật khiến Tiến liệt cả người. Cũng từ đó, cuộc sống của Tiến phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình. Hễ nhắc đến cuộc đời của Tiến thì chị Nguyễn Thị Như (mẹ ruột Tiến) không cầm được nước mắt. Thời gian đầu khi Tiến vào tiểu học, chị Như càng vất vả hơn vì vừa chăm con vừa đi làm.
Hình ảnh người mẹ đẩy chiếc xe lăn hằng ngày đưa con đến trường khá quen thuộc với nhiều người trong xóm. Mặc dù tàn tật, nhưng Tiến lại chăm học khiến chị Như càng quyết tâm hơn.
Video đang HOT
Hiểu được sự vất vả của mẹ nên Tiến đã không phụ lòng. Từ lớp 1 đến lớp 5, Tiến đều là học sinh khá, giỏi nên chị Như càng vui hơn. “Mẹ cơ cực, dầm mưa, dãi nắng để đưa em đến trường. Nghĩ đến đó em càng cố gắng hơn”, Tiến nói…
Khi Tiến vào THPT và đại học thì chuyện học của Tiến càng vất vả hơn. Chị Như cùng chồng và đứa con trai thứ 3 là Trịnh Ngọc Tiền thay nhau chở Tiến trên xe máy đến trường. Khi đến trường, người thân phải bồng Tiến vào lớp.
Vì sao lại chọn ngành công nghệ thông tin? Tiến trả lời: “Đó là ước mơ của em. Em mong muốn sau này có cuộc sống tốt hơn, không phụ thuộc nhiều quá vào gia đình”. Còn chị Như thì chia sẻ: “Tôi chỉ mong cháu Tiến ra trường tìm được việc làm thích hợp, phù hợp với sức khỏe, có thu thập ổn định là mãn nguyện rồi”.
Theo thanhnien.vn
Mùa không trở lại...
Đó là mùa tựu trường của nhiều năm về trước. Khi chúng ta vẫn là những cô bé, cậu bé ở tuổi khăn quàng đỏ, ngây thơ cắp sách đến trường. Lúc đó, chúng ta không có gì khác ngoài nụ cười hồn nhiên và những ước mơ trong trẻo.
Lễ khai giảng hôm nay gợi nhớ nhiều kỷ niệm thời xa xưa - HUỲNH THẢO
Ngày 5.9 hằng năm, tiếng trống trường điểm, học sinh lại đón một năm học mới. Nhiều năm nay, ngày tựu trường không còn nô nức như xưa vì thực tế các em đều học trước, khai giảng sau.
Tiếng trống trường bây giờ có thể không đủ khiến các em háo hức nhưng chính nó khiến những người ở thế hệ 8X, 9X bồi hồi nhớ lại những ngày tựu trường xưa. Cứ đầu tháng 9, khi loa phát thanh của xã thông báo ngày tựu trường, bố mẹ lại vội vàng sắm sửa cho con những sách vở, dụng cụ học tập. Sách anh chị học rồi chuyền lại cho em nên bên trong chi chít những đáp án, lời giải. Học sách cũ vậy mà oai, bài nào cũng biết đáp án hết nên hay "lên mặt" với những đứa học sách mới. Những ngày khai giảng xưa đánh dấu ngày gặp mặt chính thức sau 3 tháng hè dài dằng dặc xa nhau nên mặt đứa nào cũng tươi rói. Dù trước đó đã gặp nhau vào ngày cả lớp đi dọn dẹp trường học nhưng đến tận ngày khai giảng, cả bọn mới được xúng xính quần tây, áo trắng tinh tươm, đứa nào được làm đội viên thì mới có thêm khăn quàng đỏ.
Học sinh bây giờ dễ lưu kỷ niệm bằng những tấm ảnh ( Huỳnh Thảo)
Ngày đó, cả trăm học sinh trong xã đều đi bộ từ khắp các nẻo đường làng tề tựu về ngôi trường nhỏ. Đứa nào có chiếc xe đạp sườn ngang là oách lắm nhưng rồi cũng chạy thật chậm để bắt chuyện với chúng bạn. Tiếng nói tiếng cười trẻ nhỏ vang khắp nơi. Người lớn cũng lấy đó làm niềm vui nho nhỏ.
Khi tiếng trống trường vang lên, khi thầy hiệu trưởng thông báo năm học mới bắt đầu là lúc đám học sinh biết mình đã lớn hơn một chút. Lớn hơn thì phải ngoan hơn, chăm hơn cho ra dáng đàn anh đàn chị. Thuở đó, đến tận ngày khai giảng, học sinh mới biết mặt giáo viên chủ nhiệm sau bao ngày hồi hộp, râm ran, trông ngóng. Rồi hàng loạt "nghi thức" từ bầu lớp trưởng đến lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ rồi tổ trưởng, tổ phó... Lớp nào cũng thế, năm nào cũng vậy nhưng không năm nào học sinh thôi háo hức.
Thời nào cũng vậy, nụ cười của tuổi học trò luôn trong veo (Huỳnh Thảo)
Khai giảng thuở đó là sự kiện hết sức trọng đại. Đó cũng là lúc những ca khúc "Đi học", "Người thầy","Bụi phấn" được cất lên trong niềm hân hoan, phấn khởi. Thuở đó làm gì có điện thoại để mà selfie, để mà lưu giữ kỷ niệm nên tất cả chỉ được lưu giữ trong ký ức, để bây giờ, hằng năm, nhìn các em nhỏ đến trường mà biết bao ký ức hiện về.
Theo thanhnien.vn
Nóng hổi "châm ngôn" của học trò Gia Định trong lễ khai giảng "Dù bí không lui/ Dù thua không lùi", "Có thể không bằng ai nhưng có 1-0-2", "Một lý do để sống - Một lý do để ước mơ".... Ngày khai giảng, học sinh các lớp tại Trường THPT Gia Định - ngôi trường truyền thống của TPHCM - đã nâng cao những khẩu hiệu mang ý nghĩa, giá trị sống mang hơi thở...