Nghị lực phi thường của “Em bé da cam”
Với những đứa trẻ tật nguyền do chất độc da cam, để sống được như người bình thường đã khó, nhưng với Nguyễn Thị Ly-một nan nhân da cam mới 10 tuổi để vươn lên học giỏi là cả quá trỉnh nỗ lực phi thường của em…
Định mệnh
Chúng tôi đến thăm Ly vào một ngày đầu hè, khi cái nắng miền Trung đang bắt đầu nhóm lửa. Trong căn nhà nhỏ khuất trong đường con hẽm nhỏ ở khối phố Mân Quang, phường Hòa Quý, Q.Ngũ Hành Sơn, Ly lễ phép ra tận cổng vòng tay chào khách. Khuôn mặt dị dạng không làm mất đi sự thông minh, rạng ngời và nghị lực phi thường trong con người của Ly khiến những ai đến đây đều quên đi cái nắng nóng đầu hè.
Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Ed Kashi chụp em Nguyễn Thị Ly tại nơi ở
Tiếp chúng tôi, anh Nguyễn Quang Dương (SN 1964, bố Ly) và chị Lê Thị Thu (SN 1971, mẹ Ly) cho biết, hơn 10 năm trước duyên nợ đưa anh chị đến với nhau. Anh làm phụ hồ, chị bán thuê ở quán cơm, cuộc sống gia đình gặp không ít khó khăn, song hai anh chị cũng mong muốn sớm có đứa con đầu lòng. Ngày chị mang thai, hai anh chị rất vui mừng khôn xiết, dù nghèo nhưng vẫn tràn đầy hi vọng.
Tuy nhiên, khi chị Thu mang thai mới hơn 6 tháng, chị Thu chuyển dạ. Biết có chuyện chẳng lành, anh Dương đưa chi Thu đến bệnh viên để sinh. Một bé gái ra đời nặng chưa đầy 1,7kg. Khuôn mặt và phía trên đầu của cháu thật khác so với người bình thường. Bác sỹ kết luận, em bị nhiễm chất độc da cam. “Nỗi đau trào dâng, nhưng trời cho như thế nào thì hưởng như thế đó chứ biết kêu ai bây giờ. Cả nhà lao tâm lao lực dồn hết sức lực, tiền bạc để lo lắng cho đứa bé sơ sinh bạc phận”, giọng chị Thu nghẹn lại.
Rất nhiều nhà hảo tâm đã đến chia sẻ và chúc mừng những nổ lực phi thường của Ly…
Video đang HOT
Lên 4 tuổi, Ly vẫn còn nằm liệt giường, không nói được nửa câu. Thương đứa con bất hạnh, ngày nào anh chị cũng tập nói, tập đi cho con. Thế rồi điều kỳ diệu cũng đã đến trong ngôi nhà nhỏ. Trong một lần chập chững bước đi, Ly té ngã và bật lên tiếng nói kêu đau. Khác với nhiều trường hợp khác, con kêu đau mẹ xót, đằng này chị Thu lại mừng rơn, hét rầm trời khi lần đầu tiên nghe được tiếng con. Cả nhà vui như hội, kỳ vọng sự may mắn đến với con cháu mình…
Nghị lực phi thường của “ em bé da cam”
Niềm vui cứ vậy, lớn dần trong ngôi nhà nhỏ. Từ khi biết nói, biết đi Ly trở nên nhanh nhẹn hơn và thích bi bô học tập. Mãi đến 6 tuổi, Ly mới được bố mẹ cho đi học mẫu giáo nhỡ, các cô giáo đã hết sức tận tình với em. Thấy em nhanh nhẹn, thông minh, một năm sau cô giáo cho em lên học lớp 1 như những đứa trẻ bình thường khác. Ở trường, cô giảng đến đâu em hiểu đến đó. Nhìn em học tập, không ai nghĩ em là một cô bé bị nhiễm chất độc da cam. Sách vở luôn ngăn nắp, chữ viết đẹp nhất trong lớp. Về nhà, em rất chăm chỉ, ăn cơm xong em lấy sách vở ra học ngay. Những lúc rảnh, Ly bày cho em trai mình cùng học. Nhờ sự nỗ lực đó, năm nào em cũng là học sinh tiên tiến, mới đây em còn đạt giải 3 vở sạch chữ đẹp. Em được các thầy cô giáo và bạn trè trong lớp khen ngợi.
Để có thể học tập tốt và theo kịp các bạn, đòi hỏi “Cô bé da cam” nổ lực rất nhiều…
Biết em nhiễm chất độc da cam, nhiều tổ chức nước ngoài đã đến thăm tặng quà và còn dạy tiếng Anh cho em. Mỗi lần như thế, em rất vui và cảm thấy hạnh phúc. Khi hỏi em có ước mơ gì sau này, Ly nhanh nhẹn nói: “Lớn lên con muốn trở thành một cô giáo để dạy cho những đứa trẻ khuyết tật tội nghiệp”.
Ước mơ giản dị như chính con người của Ly vậy. Với những gì Ly đã nổ lực, cùng nghị lực phi thường vượt qua nổi đau da cam, chúng tôi tin rằng Ly sẽ làm được những gì mình mong ước.
Trong một lần đến thành phố Đà Nẵng thực hiện bộ ảnh và bộ phim với chủ đề chất độc da cam, thuộc dự án truyền thông Vietnam Reporting Project của Mỹ, nhiếp gia nổi tiếng người Mỹ Ed Kashi cùng đồng nghiệp chụp bức ảnh em Nguyễn Thị Ly tại nơi ở. Vượt hơn 1.263 bức ảnh đến từ 33 quốc gia trên thế giới, bức ảnh ấy được UNICEF công nhận là bức ảnh của năm 2010
Theo VTC
Cuộc sống lạc quan của đôi song ca tí hon
Cô chị hơn 30 tuổi, cô em cũng đã 23 nhưng 2 chị em Thanh Hằng- chỉ cao hơn 1m, khuôn mặt non bứng như trẻ lên 10.
Ngoài công việc làm văn thư ở một tờ báo, hai chị em ca sỹ tí hon còn kiếm thêm thu nhập bằng việc đi hát tại các phòng trà, các tụ điểm ca nhạc ở thành phố Hồ Chí Minh.
Ăn nhiều, không chịu lớn
Hai ca sỹ tí hon này sinh ra ở xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh (Hà Nội) trong một gia đình có 5 người con, nhưng có đến 3 người không lớn được, trong đó có Thanh Hằng - .
Chênh nhau đến 10 tuổi, nhưng trông họ giống nhau như chị em song sinh, bởi cơ thể họ cứ phát triển bình thường đến năm 12 - 13 tuổi là chững lại, không thể cao thêm được nữa, dù ăn rất khỏe. Nguyên do được các bác sĩ xác định là họ bị đột biến gene bởi ảnh hưởng chất độc da cam do người bố bị nhiễm từ thời chiến tranh.
Bố của Thanh Hằng, là ông Nguyễn Đức Dục, từng là bộ đội tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam những năm từ 1969 - 1975. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ông Dục xin xuất ngũ, trở về quê xây dựng gia đình với một thôn nữ khỏe mạnh. Chỉ tới sau này, khi thấy có 3 trong số 5 người con mãi vẫn "không lớn được", ông Dục mới biết mình bị nhiễm chất độc da cam.
Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn nên từ năm 2008, hai chị em Thanh Hằng - phải dấn thân vào Nam để tìm việc làm. Rời xa gia đình, vào TP Hồ Chí Minh với bao sự khó khăn khắc nghiệt của cuộc sống, hai chị em đã may mắn được Ban biên tập Tạp chí Kiến thức Ngày nay nhận vào làm việc tại văn phòng. Hàng ngày, họ cập nhật thông tin, phân loại bài vở từ các nơi gửi về và soạn bản thảo trên máy tính.
Với bản tính hồn nhiên, thật thà, hai chị em Thanh Hằng, luôn cười nói vui vẻ, hoàn toàn không có sự mặc cảm về ngoại hình của mình. Gương mặt họ luôn ánh lên những nét tươi vui của những cô thiếu nữ đương tuổi xuân thì. Tưởng chừng như với họ, cuộc sống này thật nhẹ nhàng, luôn hiện hữu bao điều tốt đẹp chứ như chưa hề xảy ra những éo le, nghiệt ngã của số phận mà chị em họ đã trải qua.
"Xin hãy coi như người bình thường"
Điều đặc biệt ở Thanh Hằng, chính là khả năng ca hát. Ngay khi còn học THCS, Thanh Hằng đã đoạt giải Nhì đơn ca cấp huyện. Cô em học lớp 5 đoạt giải Nhất và lớp 11 giải Khuyến khích đơn ca cấp huyện.
Những ngày đầu mới vào TP Hồ Chí Minh, hai chị em đã phải tự bươn chải với cuộc sống bằng cách đi hát ở các phòng trà, các quán cà phê. Môi trường đó đã giúp cho năng khiếu ca hát của Thanh Hằng, có điều kiện bộc lộ rõ rệt.
Hiện tại, hai chị em vẫn thường xuyên góp mặt ở các tụ điểm ca nhạc tại TP Hồ Chí Minh và các chương trình ca nhạc tạp kỹ của các kênh truyền hình ăn khách ở khu vực phía Nam như: HTV7, VTV9, BTV...
Thanh Hằng, không có vóc dáng của một con người hoàn mỹ nhưng bù lại họ có giọng hát mượt mà, trong sáng, giàu xúc cảm. Đặc biệt, khi họ hát những ca khúc như: "Đất nước lời ru", "Để gió cuốn đi", "Quê hương", "Phép màu"... đã khiến nhiều khán giả rất xúc động.
Người viết bài này từng có đôi lần trực tiếp được nghe Thanh Hằng, hát trên sân khấu và được chứng kiến những cung bậc xúc cảm của khán giả. Một trong những lần đó là trong một chương trình ca nhạc tạp kỹ tại TP Biên Hòa. Khi Thanh Hằng, biểu diễn thì phía dưới khán giả đã có rất nhiều người lặng lẽ lau nước mắt.
Trong số đó có cả những khán giả đến từ Hàn Quốc và Australia, họ đã khóc rất tự nhiên, rất chân thật với sự yêu mến, thán phục. Khi đó, Thanh Hằng, đã hướng về phía khán giả nói rằng: "Xin mọi người hãy xem chúng em như là những ca sĩ bình thường khác, bởi thực chất chúng em vẫn là những con người bình thường".
Hiện hai chị em Thanh Hằng, đang theo học tại Khoa Thanh nhạc, Nhạc viện TP Hồ Chí Minh. Con đường âm nhạc của chị em họ đã thực sự rộng mở. Những cố gắng của họ để vượt qua những éo le của số phận đã được đền đáp bằng sự công nhận của công chúng yêu nhạc.
Theo Tiền Phong
Sinh viên nhảy cùng trẻ em bệnh tật Ngày hôm qua (13/3), sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã mang những bước nhảy sôi động đến với các em nhỏ ở làng trẻ Hữu Nghị. Với thông điệp "Đưa bước nhảy đến gần hơn với cuộc sống, khơi dậy niềm đam mê của các bạn trẻ", cuộc thi Move It đã được hình thành bởi các sinh viên thuộc...