Nghị lực của nữ sinh mồ côi
Cha mất khi chưa lọt lòng mẹ, không họ hàng thân thích, Thủy lớn lên bằng tình thương và sự khó nhọc của mẹ. Vượt lên hoàn cảnh, em luôn cố gắng học và đạt nhiều huy chương ở các cuộc thi học sinh giỏi môn tiếng Anh.
Bùi Thu Thủy là sinh viên năm thứ 2 ĐH Ngoại thương TP HCM. Ngay từ năm nhất, Thủy đã đạt kết quả học tập đáng nể với điểm trung bình các môn là 8,24.
Ở cấp phổ thông, Thủy từng là học sinh giỏi nhiều năm liền. Từ năm lớp 10 đến lớp 12, em liên tục đạt giải ở các cuộc thi học sinh giỏi tiếng Anh khu vực miền Nam và quốc gia. Vừa qua, Thủy là một trong những gương mặt tiêu biểu được Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao học bổng dành cho sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi.
Kể lại chặng đường học tập từ nhỏ đến hôm nay vào đại học, Thủy nghẹn ngào: “Em cũng không hiểu sao hai mẹ con em có thể vượt qua được cuộc sống khắc nghiệt những năm tháng ấy”.
Bùi Thu Thủy hiện là sinh viên năm 2 ngành kinh tế tài chính ĐH Ngoại thương TP HCM. Ảnh: Hải Duyên.
Cuộc sống khó khăn vận vào gia đình từ những ngày mẹ Thủy, cô gái miền quê Ninh Bình phiêu bạt vào Nam năm 18 tuổi lập nghiệp, rồi lấy chồng ở Bạc Liêu. Mọi thứ dường như sụp đổ vào đúng lúc mẹ bắt đầu mang thai em. Xí nghiệp mẹ làm bị giải thể không có việc làm, chồng qua đời vì tai nạn, gia đình họ hàng hai bên đều nghèo và ở tận miền Bắc xa xôi.
Vốn liếng dành dụm được, mẹ dồn mua được căn nhà tuềnh toàng ở giữa một cánh đồng nằm cách xa thị xã Bạc Liêu khoảng hơn nửa giờ đi xe đạp. Cả một vùng đất rộng lớn nhưng chỉ có vài hộ sinh sống. Cuộc sống của hai mẹ con heo hút, đơn độc. Mẹ em xoay sở đủ kiểu để kiếm từng đồng nuôi con.
Tuổi thơ của Thủy là những ngày lẽo đẽo cùng mẹ ra đồng, được đặt trong cái chậu trên bờ. Nhưng thường xuyên là những lúc lủi thủi trong bốn bức tường của căn nhà nhỏ trên cánh đồng cỏ lau bạt ngàn. Có lẽ vì thế mà Thủy tập cho mình tính tự lập từ sớm. Khi lớn thêm một chút, hàng ngày ngoài việc lên lớp, em lại phụ giúp mẹ việc đồng áng chăn nuôi. Ruộng đất quanh nhà bỏ hoang trở thành mảnh vườn nhỏ để hai mẹ con trồng thêm lúa, nuôi thêm heo… Cuộc sống càng khó khăn khi mẹ em mắc bệnh sỏi thận.
Năm lên Sài Gòn học đại học là lần đầu tiên Thủy xa mẹ. Em tự thân lo toan mọi thứ giữa cuộc sống lạ lẫm, phồn hoa. “Có những lúc cảm thấy quá đỗi mệt mỏi và chán nản, em dường như muốn buông xuôi, nhưng rồi tự biết là không thể. Em chưa đi hết con đường với bao hoài bão, ước mơ và cả niềm tin của mẹ. Mẹ và quê hương chờ đợi em. Em phải cố gắng”, Thủy trải lòng.
Nhờ ý thức được cuộc sống khó khăn, từ nhỏ Thủy đã ham học và giỏi đều các môn, đặc biệt là môn tiếng Anh. Từ khi bắt đầu học ngoại ngữ này, Thủy đã mê nó và luôn đạt điểm 9.0 ở môn học này, thậm chí có năm đạt điểm tuyệt đối.
Video đang HOT
“Càng học môn này em càng thấy thú vị như khám phá được một nền văn hóa mới. Em có cảm giác nó sẽ là chìa khóa cho tương lai của em. Cũng nhờ yêu thích môn tiếng Anh mà từ năm lớp 7, em đã xác định sẽ thi vào ĐH Ngoại thương”, Thủy nói.
Nữ sinh chia sẻ, suốt những năm học phổ thông, em chưa bao giờ phải đi học thêm bất cứ môn nào, kể cả Anh văn. Bên cạnh việc học trên lớp, Thủy chủ yếu tự tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng cho mình. Ngay cả sách vở, em cũng mượn bạn bè photo lại vì không có nhiều tiền để mua.
Cách mà Thủy thường áp dụng để học tốt tiếng Anh là ở trên lớp, em thường kiếm bạn nói chuyện, khi về nhà thì tự đứng trước gương để thực hành. “Khi nói xong một câu tiếng Việt em thường nghĩ trong đầu cũng là câu đó, tiếng Anh sẽ phải nói như thế nào. Rồi tìm tòi xem cách mà người bản xứ nói ra sao… Cứ thế tiếng Anh trở nên gần gũi hơn với em mỗi ngày”, Thủy cho biết.
Trong kỳ thi TOEIC đầu vào do trường Ngoại thương tổ chức cho tân sinh viên, Thủy đạt số điểm khá cao 7.5. Với điểm số này em được miễn học tiếng Anh trong năm đầu và được tính điểm kết thúc môn là 10.
Bước sang năm thứ 2, dù bận rộn với việc học, làm thêm, Thủy vẫn tham gia tích cực các hoạt động xã hội với vai trò là một tình nguyện viên dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em khuyết tật tại các mái ấm trong thành phố. Thủy cũng đang ấp ủ nhiều mơ ước được học lên cao hơn nữa bằng chính khả năng của mình.
Tuy thế, trò chuyện với Thủy, bên cạnh niềm say mê tiếng Anh, ước mơ trưởng thành, học lên cao hơn nữa…, trong mắt nữ sinh vẫn phảng phất nỗi buồn. “Tự thân vận động giữa chốn Sài Gòn không làm em lo bằng căn bệnh thận của mẹ ở quê ngày mỗi nặng hơn”, Thủy nói.
Theo VNE
Tại sao cậu bé lớp 5 dễ dàng 'hạ gục' bốn sinh viên?
Đỗ Nhật Nam - cậu học sinh lớp 5 đã "hạ gục" bốn sinh viên của các đại học danh tiếng để giành chiến thắng trong cuộc thi tiếng Anh Wordstorm. Vậy tại sao Nam lại dễ dàng "vượt mặt" các sinh viên trên?
Câu trả lời là bởi vì " Em tự tin. Em cố gắng điềm đạm và nghĩ mình sẽ chiến thắng".
Từ khuôn mặt đến ngoại hình, Nam cũng giống như bao học sinh lớp 5 khác ở cái tuổi còn cắp sách đến trường, nhưng những suy nghĩ của em khiến người ta phải ngạc nhiên.
Khi được hỏi tại sao, trong cuộc thi tiếng Anh Wordstorm do CLB nói tiếng Anh GALEC tổ chức, Nam có thể trả lời câu hỏi nhuần nhuyễn như vậy, cậu bé lớp 5 trả lời: "Đó là do em đã cố gắng hết mình".
Nam xì tin khi chụp hình
"Em đã đọc một số bài đọc về án tử hình và suy nghĩ rằng án tử hình trong một số trường hợp nào đó, xét về mặt con người và xã hội có vẻ hơi tàn nhẫn, thậm chí không có tác dụng răn đe và không được chấp nhận cho lắm", Nam lý giải về câu trả lời của mình.
"Từ suy nghĩ của riêng em và ý kiến của một số nhà làm luật qua những thông tin em đọc được, em thấy tử hình là loại án không tốt và không nên thực thi", Nam nói tiếp.
Tại cuộc thi nói tiếng Anh Wordstorm, Nam đã vượt qua gần 100 thí sinh để lọt vào vòng chung kết. Khi cậu bé lớp 5 xuất hiện tại vòng thi với các sinh viên ĐH Ngoại thương, ĐH Hà Nội và Học viện Ngân hàng, nhiều người nghĩ rằng đó là cuộc đấu không cân sức.
"Em cũng đã trải qua một số cuộc thi với các anh chị lớn hơn nhưng em vẫn thấy hơi run. Em nghĩ kết quả em đạt được là do nỗ lực của em nhưng em cần cố gắng hơn nhiều", Nam chia sẻ.
Nam đã xuất sắc giành được giải nhất của cuộc thi nói tiếng Anh Wordstorm. Bên cạnh kiến thức tiếng Anh tương đối, em còn được ban giám khảo cuộc thi đánh giá là trình bày tốt, ý kiến sát thực và yếu tố giúp em "ăn điểm" là cử chỉ điệu bộ và phong cách thuyết trình.
Kết quả này đã khiến gia đình Nam bất ngờ. Chị Hồ Điệp, mẹ của Nam cho biết, Nam đã "lẳng lặng" đăng ký dự thi Wordstorm và gia đình hoàn toàn bất ngờ khi nhận được thông báo về kết quả của Nam.
Sở dĩ, Nam có được kết quả này là do cậu bé tiếp xúc với tiếng Anh từ khá sớm. Ngay từ khi học lớp 1, gia đình đã nhận thấy Nam có năng khiếu tiếng Anh rất tốt.
Cậu bé 10 tuổi thuyết trình tiếng Anh khi tham dự một sự kiện được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 24.9
Năm lớp 2, Nam đã thi đỗ chứng chỉ Starter của ĐH Cambridge, đồng thời hoàn thành chứng chỉ Mover với số điểm tuyệt đối 15/15.
Đồng thời, tại kỳ thi TOEIC do hội đồng thi Anh ngữ London tổ chứ, Nam đã lập kỷ lục khi giành số điểm cao nhất: 650 điểm.
Đặc biệt, cũng khi còn học lớp 2, cậu bé đã được ghi tên vào sách kỉ lục Guinness Việt Nam với danh hiệu Dịch giả nhỏ tuổi nhất cho cuốn sách Sun up, sun down - The story of day and night ( Mặt trời mọc, mặt trời lặn - Câu chuyện của ngày và đêm) của Thai Ha Books.
Nổi tiếng với kỹ năng hùng biện tiếng Anh "siêu đỉnh" song cậu bé 10 tuổi chưa bao giờ học quá 21 giờ tối.
"Một ngày của Nam cũng giống như nhiều bạn nhỏ khác. Buối sáng và buổi chiều Nam đi học. Đi học về, Nam chơi thể thao với bố, sau đó tẳm rửa và ăn cơm và học bài. Mỗi buổi tối Nam dành ra 20 phút viết bài luận Tiếng Anh và chỉ học đến 21 giờ là nghỉ", chị Hồ Điệp cho biết thêm.
Niềm đam mê thích của Nam là đọc sách và nghiên cứu các loại sách bằng tiếng Anh. Ngoài ra, em cũng thường xuyên theo dõi tin tức trên các kênh truyền hình như CNN, BBC, National Geographic, Bloomberg...
Ước mơ sau này của Nam là trở thành nhà sinh học, nghiên cứu tìm hiểu về gen di truyền và ảnh hưởng tác động của môi trường đối với các loài thủy sinh.
"Nam đặc biệt thích xem National Geographic và sau này ước mơ trở thành nhà sinh học mặc dù trước đó, Nam đã dự định trở thành nhà ngoại giao, giảng viên đại học, doanh nhân giỏi như Bill Gates...", chị Điệp bật mí.
Nam luôn coi thần tượng lớn nhất của đời là bố em. Bố Nam hiện đang công tác tại ĐH Sư phạm Hà Nội.
Hiện tại, song song với công việc học tập ở trường, Nam đang tiếp tục dịch cuốn sách thứ hai cho Thai Ha Books. Bên cạnh đó, em đang quyết tâm, dồn sức ôn tập để đạt điểm cao khi dự TOEFL Ibt - chương trình thi trực tuyến, phức tạp yêu cầu thí sinh phải có kỹ năng cao về nghe, nói và viết.
Theo DV
Lương SV Ngoại thương ra trường thực sự ngất ngưởng? Nhiều sinh viên ĐH Ngoại thương mới ra trường đều cho rằng, mức lương từ 5-10 triệu/tháng cũng đang là điều mơ ước chứ chưa nói gì đến 1.000 USD/tháng. Xung quang câu chuyện về lương của sinh viên Ngoại thương sau khi ra trường liệu có hơn 1.000 USD/tháng, PV VTC News đã có những khảo sát nhỏ với một số sinh...