Nghị lực của cô trò nhỏ vùng lũ
Thủ khoa đầu vào Khoa Đông phương học, trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai) năm 2020 là cô gái Nguyễn Kim Anh nhỏ nhắn nhưng đầy nghị lực đến từ vùng rốn lũ Ba Đồn ( Quảng Bình).
Nguyễn Thị Kim Anh
Ý thức được hoàn cảnh gia đình khó khăn, từ cuối năm lớp 10, cô học trò nhỏ Kim Anh đã bắt đầu làm phụ hồ, tối đan nón để kiếm tiền đóng học phí. “Cứ những lúc rảnh rỗi em lại tìm các công việc khác nhau để đỡ đần ba mẹ. Thế nên, giờ học của em chỉ còn vào lúc ban đêm. Em quen với việc học đến 3 – 4 giờ sáng. Ban đầu ba mẹ hay tắt đèn không cho học nữa vì lo lắng sức khỏe, nhưng những lúc đó em kiên trì dùng đèn led để học”, Kim Anh chia sẻ.
Cũng vì gia cảnh khó khăn, Kim Anh từng có ý định bỏ học. “Mẹ ốm nặng, lắm lúc phải cấp cứu. Trong khi đó học phí cao quá khiến em muốn đi làm để phụ kinh tế gia đình. Nhưng ngẫm lại, em nhận ra chính vì hoàn cảnh quá khó khăn nên mình càng phải cố gắng học hành để thay đổi cuộc sống bấy lâu”, Kim Anh bộc bạch. Chỉ cách kỳ thi THPT 2 tháng, Kim Anh quyết định tự vực dậy chính mình. Cô dồn sức ôn luyện để hiện thực hóa ước mơ thay đổi cuộc đời.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, cô quyết định chọn học tại Đồng Nai để giảm tải chi phí sinh hoạt cũng như học phí.
Cầm trong tay vỏn vẹn 2 triệu đồng do bố mẹ gom góp, vay mượn, Nguyễn Thị Kim Anh đón xe đò từ Quảng Bình vào Đồng Nai. Trong khi chờ ngày tựu trường, Kim Anh tranh thủ đi làm công nhân tại một cơ sở sản xuất bàn ghế để kiếm tiền ăn học.
Video đang HOT
Khi chính thức nhập học, cô chuyển sang phụ việc ngoài giờ. Ngày lên giảng đường, tối đến Kim Anh đi phụ việc, rửa chén bát tại các quán ở Biên Hòa (Đồng Nai). “Cùng lúc em đăng ký làm ở nhiều chỗ khác nhau để đảm bảo có được việc làm thường xuyên. Mỗi tối em làm từ khoảng 17 đến 23 giờ, và giờ học bài thường bắt đầu từ lúc nửa đêm”, Kim Anh cho biết.
Nói về những toan tính cho tương lai, Kim Anh thổ lộ: “Theo học ngành tiếng Nhật, Đại học Lạc Hồng cũng một phần vì ngoại ngữ này cũng có ưu thế, hơn nữa ở địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều Cty Nhật Bản. Em muốn học xong sẽ có cơ hội làm việc tại đây”.
Kim Anh được nhận học bổng của Chương trình Nâng bước thủ khoa 2020 do báo Tiền Phong tổ chức.
Gieo mầm hạnh phúc từ ngôi trường xanh
Mang đến cho học trò nơi học tập tràn ngập không gian xanh, sự thư thái vui vẻ để tận hưởng "mỗi ngày đến trường là một ngày vui" là tâm huyết lớn của nhà giáo Trần Việt Quân.
Trường xanh Tuệ Đức - Ngôi trường hạnh phúc.
Ước muốn tạo dựng "ngôi trường hạnh phúc"
Đạo đức, trí tuệ và nghị lực được thầy Trần Việt Quân xác định làm nền tảng và giá trị cốt lõi, từ đó tạo dựng nên một ngôi trường hạnh phúc. Khát vọng ấy được hiện thực hoá trong triết lý giáo dục của hệ thống trường Trường xanh Tuệ Đức.
Là người sáng lập và kiên trì theo đuổi tôn chỉ mang đến điều hạnh phúc nhất cho học trò, thầy giáo Trần Việt Quân cho biết, ông cùng đội ngũ xây dựng và phát triển hệ thống Trường xanh Tuệ Đức trở thành nơi để mọi thầy cô và học sinh có điều kiện tốt nhất nhằm phát huy tối đa tiềm năng, gặt hái thành công trong quá trình dạy và học.
"Tôi kỳ vọng xây dựng nên những ngôi trường mà ở đó giáo viên được thoả sức sáng tạo, dùng đức và trí để chỉ dạy học trò, nơi nhân cách của trẻ được ươm mầm và lớn lên từng ngày, được vươn lên với bầu trời đầy ánh sáng của sự hiểu biết sâu sắc như những cây xanh khoẻ mạnh và căng tràn sức sống", thầy giáo Trần Việt Quân chia sẻ.
Nơi hội tụ tinh hoa k hoa h ọc và đ ạo h ọc
Ước nguyện của thầy giáo Trần Việt Quân là xây dựng ngôi trường đầu tiên tại Việt Nam kết hợp tinh hoa của khoa học và đạo học với việc giúp các em vun bồi những giá trị làm người cốt lõi mà phương Đông đã xây dựng từ hàng nghìn năm qua. Bởi vậỵ, hệ thống trường Tuệ Đức lấy triêt lý 3 gốc rễ: Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực làm nền tảng và giá trị cốt lõi, từ đó tạo dựng nên một ngôi trường hạnh phúc, nơi xây dựng nhân cách sống đúng đắn trong từng giáo viên - cán bộ nhân viên và các em học sinh.
"Tôi cùng các đồng nghiệp luôn nỗ lực để cùng nhau xây dựng một ngôi trường có những thầy cô giáo hạnh phúc, những học trò được rèn luyện và trao cơ hội để trưởng thành bằng chính nội lực bên trong chứ không chỉ có học kiến thức. Hệ thống những ngôi trường ấy sẽ ươm mầm và nuôi dưỡng những phẩm chất "Xanh" cho toàn thể các giáo viên lẫn các em học sinh", thầy giáo Trần Việt Quân trải lòng.
Với khát vọng đó, thầy Quân đã cùng vợ mình, cô Nguyễn Đoàn Kim Sơn, thành lập Trường xanh Tuệ Đức vào năm 2018, là sự tiếp nối với hệ thống trường Pathway Tuệ Đức.
Khu huấn luyện chiến binh của trường xanh Tuệ Đức.
Xuất thân từ cái nôi Đại học Bách Khoa Hà Nội, thầy Trần Việt Quân đã trải qua 20 năm nghiên cứu về Đông Phương học như nhân tướng, Phật giáo, phong thủy, Kinh dịch.... Những minh triết Phương Đông được thầy ứng dụng trong quá trình xây dựng doanh nghiệp, nuôi dạy con cái, đào tạo nhân sự ...và sau này kết hợp khoa học phương Tây để tạo nên triết lý Giáo dục của Tuệ Đức. Ngoài hệ thống Trường xanh Tuệ Đức, thầy còn sáng lập Viện Đào tạo Bách Khoa và nhiều dự án cộng đồng để xây dựng và lan tỏa ước mơ về một cộng đồng sống Tử tế.
Mô hình thực tế ngôi trường h ạnh p húc
Một trong những điểm nổi trội của hệ thống trường xanh Tuệ Đức là mô hình rèn luyện Quân đội - Westpoin. Đây là chương trình đào tạo kỹ năng và huấn luyện nhằm rèn luyện ý chí, nghị lực và bản lĩnh sống cho học sinh.
Tại Trường Tiểu học Tuệ Đức, cả thầy cô giáo và học sinh phải luôn sẵn sàng cho tinh thần rèn luyện để trở thành những chiến binh tâm hồn, những con người mạnh mẽ, đầy nội lực để trưởng thành và dám dấn thân cho xã hội.
Trong lúc việc thiền đang trở nên phổ biến như một cách để tập trung cho những người trưởng thành, thì Trường xanh Tuệ Đức áp dụng thiền như là một phương pháp để rèn luyện sự kiên nhẫn, vun bồi năng lực tỉnh thức và làm chủ cảm xúc. Đều đặn mỗi ngày, học sinh được thiền ngay từ những năm sớm nhất của cấp tiểu học.
Trăn trở và khát khao cháy bỏng của thầy Trần Việt Quân là xây dựng Trường xanh Tuệ Đức thành nơi mà mỗi thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới, cùng học trò kiến tạo nên một nền giáo dục với giá trị cốt lõi là nhân cách sống, sản sinh ra những thế hệ học trò dám sống cống hiến và đầy tử tế.
Học viện Cán bộ TPHCM khai giảng năm học mới Sáng 14-11, Học viện (HV) Cán bộ TPHCM tổ chức khai giảng năm học 2020 - 2021 và kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 - 20-11-2020). Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM. Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Hồ Hải chúc...