Nghỉ học dài tránh dịch Covid-19, sinh viên còn được nghỉ hè?
Để phòng tránh dịch Covid-19, nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ học dài ngày. Tính cả thời gian nghỉ tết, có trường sinh viên nghỉ tới 1 tháng rưỡi.
Sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM trong giờ thực hành – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Các trường xoay xở ra sao với kế hoạch học tập, tuyển sinh để sinh viên (SV), giảng viên còn thời gian nghỉ hè là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Rút ngắn nghỉ hè, không còn học kỳ hè
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết việc nghỉ học trong 4 tuần chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ học tập của SV. Tuy nhiên, trường sẽ tính toán lại biểu đồ học tập để ít ảnh hưởng nhất, đặc biệt là những SV sẽ tham gia đợt thực tập doanh nghiệp 8 – 10 tuần trong dịp hè tới.
Theo ông Thắng, trường này sẽ bố trí lại lịch học học kỳ 2 và lùi thời gian kết thúc năm học so với dự kiến trước đó. Thay vì kết thúc vào khoảng 20.6 thì năm học kéo dài tới khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7. SV không đi học cải thiện, không thực tập thì nghỉ hè trong khoảng 6 – 8 tuần (thay vì 8 – 10 tuần như trước đây). Còn cán bộ giảng dạy, thời gian nghỉ hè vẫn đảm bảo khoảng 6 tuần theo quy định.
Tuy nhiên theo PGS-TS Bùi Hoài Thắng, những SV muốn tận dụng mùa hè để học tập sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. “Một số môn nhà trường sẽ tăng tốc việc dạy học, có thể SV phải tăng thêm một vài buổi trong học kỳ. Những lớp khác có thể tích hợp đồng thời nhiều phương pháp học tập để giảm thời gian gặp mặt trên lớp nhưng vẫn tăng hiệu quả học tập như: bài giảng điện tử, bài tập lớn, tiểu luận… Nhưng chắc chắn SV sẽ không phải học bù vào cuối tuần hay buổi tối”, ông Thắng khẳng định.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết năm học 2019 – 2020 sẽ kết thúc muộn hơn kế hoạch khoảng 3 tuần. Tiến độ học tập sẽ không bị xáo trộn, đặc biệt SV năm cuối không bị tác động đến tiến độ nhận bằng tốt nghiệp.
Nhưng kéo theo đó, có thể trường không tổ chức được học kỳ hè trong tháng 7, tháng 8 như mọi năm. “Học kỳ hè không bắt buộc mà tổ chức thêm các môn học cho SV trả nợ, cải thiện điểm hoặc học vượt tiến độ. Thông thường SV đăng ký học kỳ hè không nhiều nên không ảnh hưởng nhiều”, tiến sĩ Hạ cho hay.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, thì cho biết trường đã bắt đầu học kỳ này trước khi nghỉ tết 3 tuần nên không ảnh hưởng nhiều đến thời gian học tập. Hơn nữa, trong khoảng thời gian nghỉ học, có 1 tuần sử dụng khoảng thời gian dự trữ nên có thể chỉ lấn thời gian học vào 1 tuần nghỉ hè. “Nếu việc nghỉ học không kéo dài tiếp, SV trường sẽ nghỉ hè chậm hơn 1 tuần so với dự tính, vào khoảng 17.6″, ông Nhân thông tin.
Video đang HOT
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM hiện thông báo cho SV nghỉ hết ngày 23.2. Đầu tuần này trường sẽ tổ chức cuộc họp để bàn SV đi học hay nghỉ hết tháng 2. Theo tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo, bình thường trường có 8 tuần cho học kỳ hè. Nếu thời gian nghỉ kéo dài, học kỳ hè dưới 5 tuần sẽ không đủ thời gian tối thiểu để tổ chức. Do đó, tùy tình hình cụ thể trường sẽ tính rút ngắn học kỳ hè hoặc nghỉ luôn.
Chuyển qua học trực tuyến
Theo tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, việc nghỉ học kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo chung của nhiều trường ĐH. Với diễn biến khó lường, phức tạp của dịch bệnh Covid-19, việc không học tập trung có thể còn kéo dài thì dạy học trực tuyến là phương án khả dĩ nhất lúc này. Vì vậy, trường sẽ bắt đầu hướng dẫn giảng viên, SV dạy và học trực tuyến bắt đầu từ tuần này. “Trường hợp khó khăn có thể xem xét phương án rút ngắn thời gian nghỉ hè và học kỳ hè”, ông Phương nói.
Tương tự, tiến sĩ Bùi Hữu Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết trường này đã có thông báo đến người học về việc thay đổi hình thức học tập cho phù hợp điều kiện thực tế. Theo đó, bắt đầu từ 18.2 trường sẽ tổ chức các lớp học trực tuyến cho SV. Số giờ trực tuyến sẽ chiếm khoảng 30% thời lượng từng môn học, 70% thời lượng học tập còn lại sẽ trên lớp.
“Với kế hoạch trực tuyến này, dù bị dời lịch học 3 tuần so với kế hoạch nhưng thời gian kết thúc năm học dự kiến không đổi. Không chỉ giai đoạn nghỉ học phòng dịch bệnh Covid-19, hình thức trực tuyến này sẽ tiếp tục phát huy để tăng cường việc dạy học chủ động trong nhà trường thời gian tới”, ông Toàn dự kiến.
PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cũng nói trường chuyển sang hình thức SV tự học trực tuyến bằng tài liệu giảng viên cung cấp trước khi học tập trung trở lại vào ngày 1.3. Do đó, kế hoạch giảng dạy không ảnh hưởng vì chỉ thay đổi phương thức dạy và học.
Theo Thanh niên
Có nên cho học sinh, sinh viên đợt dịch Covid-19 nghỉ như nghỉ hè?
Lo ngại khi dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nhiều ý kiến cho rằng, thay bằng nghỉ hè như mọi năm thì sinh viên sẽ đi học, còn thời điểm này coi như kì nghỉ hè của sinh viên?
Nhiều trường đại học tiếp tục cho sinh viên nghỉ học
Trong khi rất nhiều Sở GD&ĐT quyết định cho học sinh trở lại trường vào đầu tuần sau, 17/2 thì đến hôm nay đã có một loạt các trường đại học trên địa bàn Hà Nội cho sinh viên tiếp tục kéo dài kỳ nghỉ đến hết ngày 23/2 hoặc đến đầu tháng 3.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân vừa có thông báo kéo dài thời gian không tổ chức học tập trung của snh viên, học viên nghiên cứu phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Theo đó, toàn bộ sinh viên, học viên của trường tiếp tục nghỉ học đến hết ngay 23/2.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng không khuyến khích sinh viên vào ở ký túc xá trong thời gian nhà trường chưa tổ chức học tập trung. Cán bộ, giảng viên, viên chức vẫn làm việc bình thường và thực hiện giảng dạy theo hình thức trực tuyến.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sinh viên, cộng đồng; phòng, chống dịch bệnh do virus Covid-19 lây lan, ban giám hiệu Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng quyết định lùi tiếp lịch lên lớp một tuần đến 24/2/2020.
Trường ĐH Xây dựng đã ra thông báo tiếp tục cho sinh viên nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, sinh viên toàn trường sẽ tiếp tục được nghỉ đến hết ngày 23/2.
Trong thời gian nghỉ từ 17/2 đến 22/2, trường yêu cầu sinh viên theo dõi đầy đủ các thông báo trên cổng thông tin đào tạo về lịch học cũng như thời khóa biểu theo kế hoạch.
ĐH Quốc gia Hà Nội trong ngày 14/2 cũng thông báo tới sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh sau đại học tiếp tục nghỉ học đến hết tháng 2/2020. Học sinh khối THCS và THPT nghỉ theo lịch của Sở GD-ĐT Hà Nội.
Đại học Huế cũng vừa có thông báo đề nghị các đơn vị trực thuộc cho sinh viên tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 23/2.
Trước đó, hàng loạt trường trên nhiều vùng đất nước cũng lùi thời gian nghỉ học cho sinh viên.
Tính đến cuối chiều ngày 14/2 đã có trên 40 trường đại học tiếp tục cho sinh viên nghỉ hoặc học tại nhà.
Có nên cho học sinh, sinh viên nghỉ đợt dịch Covid-1 thành nghỉ hè?
Trước lo ngại là sinh viên các trường đại học tới từ nhiều tỉnh thành nên nếu một sinh viên nhiễm Covid-19 thì trường đại học thành 1 ổ nhiễm. Nên chăng cho sinh viên nghỉ đến hết dịch để đảm bảo an toàn. Đến hè thì sinh viên đi học bình thường?
Tuy nhiên PGS.TS Bùi Đức Triệu, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốc dân lại không đồng tình với các ý kiến trên.
"Tôi không nghĩ thế, nếu vì chống Covid -19 mà lại để virus "trì trệ" gia tăng thì không ổn. Phải chống cả hai con virus này"- PGS.TS Triệu nêu quan điểm.
Không đồng ý với việc đề xuất có thể cho học sinh nghỉ vì dịch Covid-19 thành nghỉ hè và nghỉ hè thì đi học lại nhưng PGS>TS Triệu cho rằng, tuần tới dịch bệnh lại diễn biến mới thì các trường đành cứ tuỳ cơ ứng biến.
"Đúng rồi, an toàn, tính mạng phải ưu tiên trước. Nhưng không quá sợ hãi, cần tuân thủ các yêu cầu và khuyến nghị của Bộ Y tế"- PGS Triệu nêu quan điểm.
Việc lịch học bị nghỉ tới 3 tuần đến cả tháng so với mọi năm liệu có cần lùi lịch thi THPT quốc gia hay không, PGS Triệu cho rằng, về vấn đề thi thì ông nghĩ Bộ GD&ĐT cũng đã có phương án rồi.
Trong khi đó, PGS.TS Trần Văn Tớp- Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho rằng, việc học hay tiếp tục nghỉ để tránh dịch Covid-19, thật khó quyết định.
Ôn Tớp cho rằng, người muốn đi học cũng có lý khi ý thức và các hiểu biết về phòng dịch được chuẩn bị tốt. Người lo ngại về an toàn sức khoẻ cá nhân và cộng đồng thì muốn Nhà trường cho nghỉ thêm tuần nữa.
Trong khi đó, giải pháp cho nghỉ học chỉ phù hợp trong tình huống khẩn cấp để chuẩn bị tốt nhất công tác phòng chống dịch bệnh bùng phát ở trường. Với dịch bệnh này, cho dù học sinh sinh viên không đến trường nhưng những người thân trong nhà vẫn phải đi làm, tiếp xúc bên ngoài... Nếu không biết phòng bệnh đúng cách dù không đến trường sinh viên, học sinh vẫn bị lây nhiễm.
"Nếu các trường đại học cứ kéo dài thời gian nghỉ chờ hết dịch chỉ gây xáo trộn cho công tác đào tạo của trường về sau, khó khăn trong bố trí thời gian học bù.
ĐỖ HỢP
Theo Tiền phong
ĐH Đà Nẵng: Sáng thông báo đi học, chiều phát công văn cho nghỉ đến 23-2 ĐH Đà Nẵng đã thay đổi quyết định, buổi sáng phát công văn thông báo cho sinh viên đi học từ 17-2, buổi chiều phát công văn khẩn cho nghỉ đến 23-2 để phòng chống dịch Covid-19. ĐH Huế cũng cho sinh viên tiếp tục nghỉ học đến hết 23-2. Chiều 14-2, PGS.TS Lê Thành Bắc, Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng đã...