Nghề viết ứng dụng di động kiếm ‘nghìn USD’
Đơn vị phát triển có thể thu hàng chục nghìn USD mỗi tháng từ các lượt cài đặt trả phí, quảng cáo, bán vật phẩm… nếu ứng dụng nổi tiếng, được nhiều lượt tải.
Có hàng chục phương thức kiếm tiền từ ứng dụng di động, như hiển thị quảng cáo, thu phí cài đặt, thuê bao, bán nội dung/vật phẩm, chia sẻ doanh thu bán hàng… Trong đó, hiển thị quảng cáo là phương thức kiếm tiền phổ biến nhất của các ứng dụng hiện nay. Một thống kê của Statista cho biết khoảng 30% nhà phát hành ứng dụng đang kiếm tiền chính dựa trên phương thức này, 23% dựa trên hợp đồng chia sẻ doanh thu với nhà bán hàng.
Viết ứng dụng và bán trên các chợ ứng dụng có thể giúp nhà phát triển thu tiền tỷ. Ảnh: Lưu Quý
Với nhiều cách kiếm tiền cùng tiềm năng có doanh thu từ thị trường quốc tế, ứng dụng di động (app) đang được coi là “mảnh đất màu mỡ” cho giới kỹ sư công nghệ thông tin.
Ông Cao Văn Việt, Giám đốc nền tảng CodeLearn chuyên đào tạo lập trình, cho biết, kỹ sư viết ứng dụng hiện nay có thể có thu nhập từ 500 đến 3.000 USD mỗi tháng nếu làm thuê. Trong trường hợp tự làm, “doanh thu có thể bằng cả chục năm làm việc của người khác” nếu có một sản phẩm xuất sắc. Ông Việt lấy ví dụ về trường hợp Nguyễn Hà Đông với trò chơi Flappy Bird . Năm 2014, thu nhập kê khai của nhà làm game này “ít nhất khoảng 22 tỷ đồng”, trong đó phần lớn đến từ trò chơi này.
Hồi tháng 5/2020, Amanotes, một nhà phát triển game tại TP HCM, công bố đã có khoảng một tỷ lượt tải các trò chơi của mình. Dù không tiết lộ doanh thu, theo các chuyên gia, công ty này có doanh thu “khủng” khi có 98 triệu người sử dụng hàng tháng tại 191 quốc gia trên thế giới.
Một studio khác là Bravestar Games có địa chỉ tại Hà Nội, sở hữu tựa game nổi tiếng Shadow of Death với hơn 10 triệu lượt tải trên Play Store. Giá của mỗi lượt tải là 0,99 USD. Doanh thu từ riêng một tựa game này, sau khi “ăn chia” với nền tảng, cũng đạt mức hàng trăm triệu USD.
Theo ông Việt, trình độ lập trình di động của kỹ sư Việt Nam hiện ngang tầm thế giới và nhiều ứng dụng hay game do nhà phát triển Việt Nam làm có chất lượng không khác biệt các sản phẩm quốc tế.
Video đang HOT
“Phần lớn nhà sáng tạo ứng dụng ở Việt Nam đang triển khai các ứng dụng bằng tiếng Anh, phát triển người dùng ở thị trường nước ngoài, đặc biệt các thị trường có doanh thu quảng cáo tốt, như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Australia, Nhật”, ông Nguyễn Xuân Nghĩa, đại diện công ty Netlink (đối tác quảng cáo của Google), cho biết.
Theo ông Nghĩa, với các ứng dụng miễn phí, đơn vị phát triển thường kiếm tiền từ quảng cáo. Hiện có hai hình thức phổ biến để khai thác quảng cáo trên các ứng dụng di động: Ad Exchange và AdMob – đều của Google. Do các ứng dụng di động có thể được phân phối đến toàn thế giới, chỉ số CPC (Cost per Click) có thể dao động mạnh, thường trong khoảng 0,05 đến 2 USD – tức là mỗi khi người dùng app bấm vào quảng cáo, chủ ứng dụng thu về từ 1 đến 46 nghìn đồng. Tỷ lệ người dùng bấm quảng cáo khi dùng app di động hiện nay khoảng 0,1 đến 5%. Việc khai thác quảng cáo trên các ứng dụng cũng sẽ phụ thuộc vào lưu lượng người dùng hoạt động trên ứng dụng đó hàng ngày. Doanh thu, theo đó, có thể lên tới hàng trăm nghìn USD mỗi tháng.
Game có thu phí của một studio có địa chỉ Thanh Xuân, Hà Nội, có trên 10 triệu lượt tải.
Tuy nhiên, có ý tưởng, rồi tạo ra sản phẩm để đưa lên kho ứng dụng đã khó, việc thu lời được từ các sản phẩm này còn khó hơn.
Thống kê của Statista cho thấy mỗi tháng có khoảng 120 nghìn ứng dụng mới được phát hành trên Play Store, tương đương khoảng 4.000 ứng dụng “mọc lên” mỗi ngày. “Do đây là mảnh đất màu mỡ, sự cạnh tranh cũng khá cao. Một số ‘chợ’ ứng dụng quy định nếu ứng dụng không có lượt tải sau một thời gian thì sẽ bị xóa. Vì vậy, chỉ riêng việc làm thế nào để tồn tại cũng không hề đơn giản”, ông Cao Văn Việt nhận định.
Theo ông Nghĩa, các đơn vị phát hành phải bỏ ra nhiều chi phí để quảng bá, thu lượt tải bằng quảng cáo Google Adwords, Facebook Ads, website có lượng truy cập lớn… chứ không đơn giản là cứ đưa lên ứng dụng lên, sẽ có người tải về.
Kiếm tiền từ ứng dụng di động là một trong những xu hướng phát triển mạnh mẽ trong năm 2020. Các “ông lớn” như Google, Apple đang đẩy mạnh việc kiếm tiền từ mảng này. Báo cáo của CNBC cho thấy, năm 2020, Apple thu khoảng 64 tỷ USD từ App Store, tăng 28% so với năm trước đó, dù hãng này chỉ lấy 30% doanh thu của các nhà phát triển. Doanh thu của Alphabet, công ty mẹ Google, trong quý III/2020 đạt trên 46 tỷ USD, trong đó, một phần không nhỏ đến từ doanh thu của Google Play và quảng cáo trong ứng dụng.
Tại sao Signal thành ứng dụng phổ biến sau một đêm
Hàng loạt động thái của các mạng xã hội nhằm vào Trump và những người cực đoan khiến nhiều người dùng tìm đến Signal trong thời gian ngắn.
Chỉ trong vòng vài ngày, Signal đã trở thành ứng dụng miễn phí số một trên App Store và Google Play, phần lớn nhờ ba yếu tố hoàn toàn nằm ngoài quyền kiểm soát của nhà phát triển.
Đầu tiên là việc Facebook và Twitter chặn hoặc xóa tài khoản của Tổng thống Mỹ Donald Trump, khiến nhiều người ủng hộ ông tìm đến những nền tảng thay thế. Tiếp đó, một trong những phương án thay thế là Parler bị Apple và Google xóa khỏi hệ thống sau khi có thông tin cho thấy người dùng ứng dụng này liên quan đến vụ tấn công Đồi Capitol hôm 6/1. Parler sau đó biến mất hoàn toàn khi Amazon xóa tài khoản AWS của nhà phát triển. Cuối cùng, WhatsApp cập nhật chính sách riêng tư hồi đầu tuần và buộc người dùng đồng ý cho phép ứng dụng chia sẻ dữ liệu với Facebook để tiếp tục sử dụng. Sự hỗn loạn sau thay đổi và xử lý sai lầm khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ đánh mất dữ liệu vào tay Facebook. Tỷ phú Elon Musk lập tức đăng dòng trạng thái "Dùng Signal" lên tài khoản Twitter với 42 triệu người theo dõi.
Kết quả là mọi người đổ sang ứng dụng nhắn tin mã hóa được hỗ trợ bởi Signal Foundation. Chỉ trong một ngày, hơn 1,5 triệu người đã tải ứng dụng Signal Messenger về. Trang Sensor Tower chuyên phân tích dữ liệu ứng dụng mobile cho thấy có hơn 17,8 triệu lượt tải về Signal chỉ trong một tuần, con số đáng kinh ngạc với ứng dụng chỉ ghi nhận trung bình 50.000 lượt tải/ngày trước đó.
Số lượt tải về tăng vọt còn gây vấn đề với hệ thống xác nhận của Signal, làm chậm trễ quá trình đăng ký tài khoản cho người dùng mới.
Signal vẫn ở "cửa dưới"
WhatsApp vẫn là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất thế giới với hơn 2 tỷ người dùng mỗi tháng, bất chấp vấn đề chính sách riêng tư gần đây. Trong khi đó, Signal có khoảng 20 triệu lượt cài đặt tính đến cuối năm 2020.
Lý do là nhiều nhóm người dùng khác nhau đổ xô tới ứng dụng này, liên quan tới những diễn biến từ rất lâu trước sự việc của WhatsApp.
Lần gây chú ý gần nhất của Signal bắt đầu trong các đợt biểu tình vì quyền của người da màu hồi giữa năm ngoái. Nó là lựa chọn của người biểu tình, giới báo chí và những người quan tâm đến an ninh, bởi tin nhắn của Signal không bao giờ được lưu trữ trên máy chủ của nhà phát triển và chỉ có thể được người nhận giải mã.
Thành công m ột đ êm đ ến từ nhiều năm chuẩn bị
Sự ra đời của Signal có công sức của Brian Acton, người thành lập WhatsApp. Sau khi WhatsApp được Facebook mua lại, Acton rời công ty và thành lập quỹ phi lợi nhuận để phát triển giao thức mã hóa nguồn mở, sau này cũng được chính WhatsApp sử dụng.
Điểm khác biệt chủ chốt là tính năng bảo vệ riêng tư của Signal tốt đến mức khi công ty được tòa án yêu cầu nộp dữ liệu về một người dùng, họ chỉ có thể thấy thời điểm tài khoản được lập và ngày hoạt động cuối cùng. Không có bất kỳ thông tin nào về tin nhắn hoặc địa chỉ liên lạc.
Ngay cả khi có người chặn được tin nhắn mã hóa, nội dung của nó cũng giống một mớ hỗn độn. Chỉ có người nhận với khóa an ninh phù hợp mới có thể giải mã nó. Signal mặc định mã hóa mọi cuộc đối thoại, người dùng không thể tắt tính năng này nếu muốn.
Đó là điểm khác biệt với những ứng dụng tương tự. Telegram vọt lên hạng hai trên App Store cùng thời điểm với Signal, đạt hơn 400 triệu người dùng. Telegram có tính năng mã hóa đầu cuối, nhưng nó được mặc định tắt và không thể dùng trên các kênh trong nền tảng này.
Tính riêng tư đư ợc ch ú ý
Điều tốt là nhiều người bắt đầu chú ý tới cách mà các mạng xã hội xử lý dữ liệu cá nhân của họ. Chính sách mới của WhatsApp không khác biệt nhiều so với trước đây, nhưng sự lo ngại của người dùng cho thấy suy nghĩ của họ với những tập đoàn như Facebook, vốn xây dựng mô hình kinh doanh kiếm tiền từ dữ liệu cá nhân của người dùng.
Signal khác biệt không chỉ bởi khả năng mã hóa để bảo vệ nội dung đàm thoại, mà nó còn được phát triển khác biệt ngay từ khởi đầu. Công ty không chạy quảng cáo, không bán dữ liệu người dùng, thậm chí không thu tiền. Nó tồn tại dưới dạng phi lợi nhuận và được hỗ trợ bởi tiền đóng góp của người dùng.
Dùng AI tìm kẻ bạo loạn tại quốc hội Mỹ Ứng dụng ClearView AI của kỹ sư gốc Việt Hoan Ton-That được dùng để nhận dạng những người tham gia vụ bạo loạn ở Đồi Capitol. "Lượng tìm kiếm đã tăng 26% trong ngày thường của chúng tôi", Ton-That, người sáng lập ClearView AI chia sẻ với New York Times sau vụ bạo loạn vào tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6/1. ClearView...