Nghe “trai làng Quảng Bá” kể chuyện từ nhỏ đã được rèn cắm hoa, nấu cỗ và tiết lộ thú chơi Tết tao nhã với mía ướp 5 loại hoa thơm
Không khí đón Tết, đặc biệt là chuyện thờ cúng của nhà anh Hải Linh – gia đình trưởng họ Nguyễn Duy ở làng Quảng Bá, Tây Hồ, nhiều đời nay vẫn giữ được sự linh thiêng.
Đặc biệt, những người con trai trong nhà, từ thuở bé đã được uốn nắn rất cẩn thận theo đúng phận sự để kế tục truyền thống dòng họ.
Gia tộc lâu đời của Hà Nội, đàn ông thạo việc cắm hoa, bày biện hơn cả phụ nữ
Là con trai thứ của một gia đình nhiều đời nay sống ở làng hoa Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội), anh Nguyễn Duy Hải Linh đã được bố rèn giũa việc cắm hoa, bày biện ban thờ, thậm chí nấu nướng, bày cỗ từ khi còn nhỏ. Đó không phải nếp riêng của gia đình, cũng không hẳn vì nhà anh đang giữ nhiệm vụ hương lửa của nhà thờ tổ, mà là tục lệ của cả dòng họ Nguyễn Duy được nối truyền suốt mười mấy đời nay.
Anh Linh chia sẻ, theo quyết định của bố, vai trò của những người con trong gia đình được phân chia rõ ràng, theo đó mà sẽ được đào tạo, hướng dẫn những kỹ năng thích hợp. Người con trai trưởng trong gia đình sẽ có nhiệm vụ nối truyền hương lửa, phải rất thông thạo việc thờ cúng, biết xếp đặt đồ lễ, biết đọc văn khấn, thuộc tên và ngày giỗ của các cụ. Còn con trai thứ sẽ được chỉ bảo những việc “hậu cần” như chọn hoa, cắm hoa, nấu nướng, bao sái ban thờ…
Mỗi lần có giỗ chạp hoặc những ngày Tết, anh trai anh Linh sẽ giữ nhiệm vụ khởi xướng, dâng lễ, dâng hương còn anh Linh nhận nhiệm vụ hạ lễ, hóa vàng… Từ bé, anh Linh đã được chỉ bảo cẩn thận từ việc phân biệt các loại hoa, chọn hoa, cắm hoa ban thờ và cả cách nấu nướng, bày biện mâm cỗ sao cho đảm bảo sự tôn nghiêm và đẹp mắt. Các thế hệ trước của gia tộc cũng thế, người con trưởng nào cũng rất nghiêm cẩn, chỉn chu trong các nghi thức; còn con thứ sẽ rành rẽ việc hậu cần.
Vợ của anh Linh, ca sĩ Bảo Trâm idol rất thích những lúc được hỗ trợ chồng chọn và bày biện hoa cúng.
Sự tôn trọng thứ bậc, nề nếp và phân định phận sự này được duy trì theo nhiều đời trong gia tộc. Những người con trưởng, như cha và anh trai của anh Hải Linh chẳng hạn, sẽ có vai trò lớn hơn so với những người con thứ ngang hàng mình, lời nói cực kỳ có trọng lượng. Trong đó, chi trưởng với nhiệm vụ thờ cúng nhà thờ tổ luôn đóng vai trò trung tâm.
Vào những dịp lễ lạt trong năm và Tết, các gia đình sẽ sửa soạn lễ vật tâm huyết nhất để dâng cúng tổ tiên. Vì thế, lễ lạt ở những nhà thờ tổ như nhà anh Linh không quá nhiều, nhưng hết sức tinh tế. Lễ vật sẽ được tập trung ở một bàn, sau đó, nhà trưởng (bố của anh Linh) sẽ có trách nhiệm xếp đặt lên sao cho đẹp đẽ, cân bằng, thể hiện tấm lòng của con cháu.
Kỳ công nhất là phải bày biện mâm cỗ, chọn hoa, cắm hoa sao cho thật ưng mắt, để ai đến tiến lễ cũng ưng, cũng phải tấm tắc. Đó không chỉ là chuyện thẩm mỹ, mà còn là danh dự của dòng tộc.
Điều thú vị là, chỉ con trai trong nhà mới phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu này, còn con gái hoặc các nàng dâu thì nhẹ nhàng hơn.
Bao sái ban thờ không cần cầu kỳ, chỉ cần nước sạch và lòng thành tâm
Video đang HOT
Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, anh Linh còn có thêm nhiệm vụ là bao sái ban thờ, chuẩn bị sẵn sàng cho dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Anh chia sẻ: ” Bao sái hiểu một cách đơn giản chỉ là dọn dẹp bụi bặm, lau dọn những đồ thờ cúng. Với quy mô gia đình, đây là việc cực kỳ quan trọng, vì cả năm mới bao sái ban thờ một lần. Còn với những nhà thờ dòng họ, thường các con cháu sẽ lau dọn, quét bụi hằng ngày, nên việc bao sái cũng nhẹ nhàng hơn “.
Bao sái ban thờ, trong ký ức của anh Linh, rộn rã nhất là khi anh còn nhỏ. Hồi ấy, nhà vẫn dùng lư đồng kiểu cũ, bà nội – người phụ nữ có địa vị lớn nhất trong gia đình – hướng dẫn, anh và anh trai hì hục đánh bóng bằng cát và quả quất cả buổi sáng, cho đến khi sáng choang, bố gật đầu duyệt thì mới được mang lên.
Giờ thì, tất cả đồ thờ cúng đã chuyển sang đồ đồng mạ, không cần đánh bóng, nên việc bao sái tương đối đơn giản, chỉ cần tuân thủ nguyên tắc kín đáo và thiêng liêng. Thường thì, anh sẽ bao sái vào trước Rằm tháng Chạp một vài ngày, và dọn lại vào ngày 23 tháng Chạp, khi lễ Ông Công Ông Táo xong.
Khi bao sái ban thờ tổ, dưới sự hướng dẫn của bố, anh Linh, đôi khi có cả anh trai anh sẽ đóng các cửa gỗ lại cho kín đáo, lau chùi dọn dẹp từng ban và khẽ khàng để tránh tối đa việc dịch chuyển các đồ thờ. Luôn phải thắp hương, khấn xin các cụ cho phép rồi mới bắt đầu vào việc.
Lư đồng, bài vị và bát hương, chỉ thời điểm bao sái ban thờ, sau khi được bố cho phép, người con trưởng mới được động vào di dời. Người con thứ như anh Linh sẽ lau dọn mặt tủ thờ, nến, đế nến, bát đĩa thờ…
” Ở nhà tôi, chỉ cần dùng chậu, khăn sạch dùng riêng cho việc vệ sinh đồ thờ và nước sạch thôi, không cần dùng nước ngũ vị hay gừng rượu như các nhà khác. Điều cần chú ý là không dịch chuyển vị trí của đồ thờ, vì những món đồ thờ này được xếp đặt ở vị trí cố định. Khi cần di chuyển ra ngoài thì chú ý đi giật lùi, không quay lưng về phía bàn thờ, vậy là được.
Còn những tro bát hương, chân nhang nếu cần thì tỉa bớt và đem thả về thiên nhiên, tốt nhất là những nơi có dòng chảy, không nên bỏ vào thùng rác bẩn thỉu hay gốc cây. Việc bao sái ban thờ là công tác chuẩn bị, tổng vệ sinh nơi thờ cúng để đón năm mới, quan trọng nhưng cũng không cần quá câu nệ, cầu kỳ, cứ lấy tâm thành kính, làm mọi việc thật tỉ mỉ là được ” – anh chia sẻ.
Mía nướng ướp 5 hương hoa và những thú chơi tao nhã ngày Tết
Thời điểm không khí Tết nhất trong những ngày Tết của gia đình anh Linh thường là khoảng 28, 29 Tết, sau khi đã mua đào, mua hoa bày biện lên ban thờ xong xuôi.
Việc lựa chọn cành đào cũng là một việc rất kỳ công, thường sẽ là một cành đào bích Nhật Tân, nhiều nụ, có thế triền. Việc cành đào trổ nhiều hoa, hoa to đẹp nở đúng giao thừa, mùng 1 được coi là một dấu hiệu may mắn trong năm mới.
Cành đào anh Linh chọn cho tư gia của mình nở rực rỡ đúng mùng 1 Tết.
Hương và nến sẽ được thắp, duy trì lửa liên tục từ sáng sớm ngày 30 Tết cho đến sau giao thừa. Đến 10 giờ đêm Trừ tịch, sau khi ăn tối, những người đàn ông trong gia đình sẽ tắm rửa sạch sẽ, ăn vận gọn gàng rồi lên gian thờ.
Đó là khoảnh khắc riêng của ba bố con. Bố sẽ pha nước trà, lấy gạo muối, chuẩn bị mâm cúng giao thừa, anh trai và anh Linh soát lại những bụi bặm cuối còn sót lại trong khu vực thờ cúng và kiểm tra hương, nến. Sau đó, ba bố con sẽ ngồi nhâm nhi chén trà, trò chuyện về những vui buồn năm cũ. Không khí ấy cực kỳ thiêng liêng.
Gần giao thừa, bố sẽ túc trực khu vực ban thờ, anh trai ở mâm cúng ngoài trời, anh Linh túc trực bên trong. Đúng nửa đêm, hương được thắp lên, rượu lễ các cụ được rót ra, tiếng lầm rầm khấn vái của ba người đàn ông là âm thanh duy nhất được nghe thấy. Xong xuôi, anh Linh sẽ rắc gạo muối, dọn mâm, còn anh trai anh sẽ ra ngoài hái lộc về xông đất.
Qua giao thừa một lúc hoặc trong sáng mùng 1, các nhà trong họ sẽ lên lễ tổ. Bố anh Linh luôn ở nhà, thường trực để tiếp đón, chứ không có chuyện đi du lịch, đi chơi đó đây trong những ngày Tết. Những thời trước, khoảng mùng 5 Tết, các con trai mới được tản đi; nhưng đến đời này, bố anh Linh đã linh động hơn rất nhiều.
Bữa cơm sáng mùng 1, lúc 9 giờ rất quan trọng. Bữa cơm này là bữa ăn đầu tiên trong năm với gia đình, bao gồm 3 thế hệ trong nhà anh Linh và chú ruột, em trai của bố. Trong bữa cơm này, mọi người thường nhắc về các chuyện ngày xưa và uống mừng năm mới. Thay vì giống các gia đình khác ăn cơm tất niên, nhà anh Linh rất quan trọng bữa tân niên.
Nếp nhà truyền thống đó được giữ gìn qua nhiều đời, cùng với những thú chơi tao nhã. Mấy ngày Tết, đó là khi cả nhà sum vầy, cùng thưởng trà sen Hồ Tây và chút mứt. Gọi là thưởng, chứ không phải ăn, là bởi đĩa mứt được bưng ra, mỗi người khẽ bấu một miếng nhỏ cho vào miệng nhấm nháp, ngậm cho tan rồi chiêu một ngụm trà sen, cảm nhận sự thơm tho, ngọt rất nhẹ của mứt và trà lan tỏa trong cổ họng.
Thời xưa, ngoài thú thưởng trà ngày Tết, nhiều gia đình truyền thống khác ở làng Quảng Bá còn có thú ăn mía. Những người phụ nữ sẽ nướng mía, chặt thành những khẩu nhỏ vừa ăn rồi ướp với hoa. Người ta cho mía nóng vào đĩa cùng với hoa thơm, rồi úp một chiếc bát con lên khoảng 5 phút cho hương hoa tẩm vào mía. Vừa ăn, mọi người vừa ngồi bên nhau đọc tích xưa, kể chuyện Tam Quốc chí.
Lúc sinh thời ông nội anh Linh, hồi ấy cả Quảng Bá vẫn còn là làng trồng hoa. Các cụ cao niên sống trong thời ấy còn cầu kỳ hơn, ra vườn lấy 5 loại hoa thơm để ướp mía. Sau đó bỏ hoa ra, để lại 5 đĩa mía ướp hương cho cả nhà ăn, vừa ăn vừa đố xem mía được ướp với hoa gì. Ngày nay, có lẽ do cuộc sống bận rộn, nhiều gia đình đã bỏ nghi thức đọc tích xưa. Có nhà vẫn ăn mía ướp hoa, nhưng chỉ dùng hoa bưởi, và không nướng nữa mà làm nóng bằng lò vi sóng.
Muốn có ảnh chơi Tết đẹp, giới trẻ Hà thành nên đi đâu?
Tết Nguyên Đán ngày càng đến gần thì nhu cầu chụp ảnh Tết, thực hiện những bộ ảnh mùa xuân để đón Tết ngày càng được các bạn tẻ yêu thích và thực hiện.
Những ngày gần Tết Âm lịch cũng là thời điểm người trẻ Hà thành nô nức rủ nhau lưu giữ lại khoảnh khắc đẹp của bản thân.
Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ với những vườn đào tuyệt đẹp. Nhật Tân là khu vực trồng đào nổi tiếng được nhiều bạn trẻ lựa chọn đến chụp ảnh.
Địa điểm chụp ảnh Tết này được nhiều cô gái ghé thăm, mặc áo dài sắc màu để ghi lại các bức hình đẹp ở vườn đào Nhật Tân.
Nằm ở cuối ngõ 264 Âu Cơ, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ. Bãi đá sông Hồng thu hút nhiều du khách đến thăm quan và chụp ảnh.
Bãi đá sông Hồng là địa điểm quen thuộc để chụp ảnh Tết được nhiều gia đình, cặp đôi lựa chọn. Không chỉ có dịp Tết, đây là địa điểm đông đúc người đến chụp ảnh tất cả các mùa trong năm.
Dịp Tết Nguyên đán, bên cạnh sắc hoa thì những người nông dân tại đây còn trang hoàng thêm đèn lồng để khung cảnh thêm lung linh, phục vụ du khách tới thăm quan và chụp ảnh.
Tết đến xuân về, các chợ hoa Hà Nội lại tràn ngập không khí đón xuân. Nếu khéo chọn góc, chợ hoa Quảng Bá là nơi mang đậm hơi thở cuộc sống dịp cận Tết trong khuôn hình của bạn.
Trong chợ là muôn vàn chậu hoa phong phú chủng loại, tấp nập kẻ bán người mua. Từ đó, các bạn trẻ đến đây sẽ dễ dàng có được những khung hình tự nhiên, chân thực, sinh động.
Có dấu ấn Tết đậm nét và được khá nhiều người tìm đến để chụp ảnh Tết là Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Để bộ ảnh Tết tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở nên hài hòa, phù hợp, các bạn nên chọn trang phục áo dài truyền thống.
Phố bích họa Phùng Hưng là một trong những điểm đến thú vị Tết 2021. Với 17 tác phẩm, phố bích họa Phùng Hưng tái hiện rõ nét một Hà Nội xưa cũ.
Dù mới khai trương giữa năm 2017 nhưng hiện nay phố sách 19/12 đã được coi là địa điểm chụp ảnh tết ở Hà Nội không thể bỏ qua.
Nửa ngày đi chơi quận Tây Hồ với 170.000 đồng Vãn cảnh chùa nghìn năm tuổi, thăm thung lũng hoa và hái dâu tây ở bãi đá sông Hồng là các trải nghiệm gợi ý cho du khách. Quận Tây Hồ có nhiều địa điểm để du khách tham quan như khu vui chơi, di tích, danh lam thắng cảnh... Vào những ngày cuối tuần, nếu không có nhiều thời gian, bạn có...