Nghệ thuật ẩm thực Việt thông qua bát nước chấm
Bát nước chấm sóng sánh, mịn màng với sự hòa kết khéo léo giữa các loại nguyên liệu dân dã khiến người thưởng thức chìm đắm trong nghệ thuật ẩm thực Việt dung dị mà tinh tế vô ngần.
Có lẽ vì thế mà với nhiều người, muốn đánh giá một món ăn ngon thì có thể nhìn vào nước chấm đi kèm.Ẩm thực Việt muôn màu thú vị khiến người thưởng thức đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác. Trong số đó, bát nước chấm tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại góp phần vào sự thành công và sự định vị của một món ăn đối với thực khách.
Nhắc đến nước chấm trong ẩm thực Việt thì có thể kể vô số, mỗi loại có những nét đặc trưng riêng, nhưng hầu hết nó đã làm nên sức hấp dẫn khó cưỡng cho món ăn. Điều này cũng chứng minh rằng, ẩm thực Việt tổng hòa tất thảy những gì bình dị, đơn giản nhưng lại tinh tế và tỉ mẩn. Nó tựa như sợi dây gắn kết các thành phần có trong món ăn, khơi gợi hương vị ngon say khiến thực khách mê đắm.
Chẳng hạn như miền Nam thì có nước mắm chua ngọt rất được người dân ưa chuộng. Món nước chấm này được biến tấu từ đường, chanh, tỏi băm, ớt băm, thêm chút nước mắm béo béo mằn mặn. Tùy vào khẩu vị mà người ta sẽ điều chỉnh các nguyên liệu để cho ra đời hương vị như ý muốn. Người miền Nam thường chấm mắm chua ngọt cho các món gỏi, bún xào, thịt luộc…
Hay ở dải đất miền Trung, nước chấm thường có vị mặn và cay nhiều hơn. Đôi khi người ta chỉ cần cho ớt giã nhuyễn, thêm tỏi và nước mắm đậm đà là đã thêm phần hương vị cho món ăn. Cầu kỳ bậc nhất trong ẩm thực miền Trung phải kể đến nước chấm món nem, người ta phải thực hiện những công đoạn cẩn thận, trộn lẫn các loại nguyên liệu theo tiêu chuẩn nhất định mới có thể làm được món ngon đúng điệu.
Video đang HOT
Còn nếu ghé chân ở miền Bắc, bạn sẽ được thưởng thức nước chấm bún chả đặc trưng. Bởi vì bát nước chấm này có vị dịu nhẹ, thơm ngon khó có thể tìm ở bất kỳ vùng đất nào khác. Khi chấm bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được chút chua ngọt nồng nàn, kèm thêm đu đủ, cà rốt ngâm thêm phần hấp dẫn.
Mỗi miền đất đều có những nét ẩm thực riêng, làm nên bản sắc khó trộn lẫn, nhưng nhìn chung, ẩm thực Việt tinh tế, dung dị ngay từ bát nước chấm. Chỉ một bát nước chấm thôi, người ta có thể thương nhớ món ăn ấy thật lâu.
Bí quyết pha nước chấm chua ngọt, tỏi ớt luôn nổi
Để pha nước chấm chua ngọt khiến tỏi và ớt luôn nổi cũng cần có bí quyết.
Nước chấm là linh hồn của nhiều món ăn. Không có nước chấm, những món ăn ấy sẽ trở nên vô cùng nhạt nhẽo, vô vị, mất đi bản sắc vốn có của nó. Đặc biệt với các món như nem rán, gỏi cuốn, bánh xèo, bánh gối... không thể thiếu nước chấm chua ngọt.
Đặc trưng của nước chấm chua ngọt chính là có hương vị mặn vừa phải, đồng thời hòa quyện với vị chua ngọt thanh nhẹ, không quá thiên về vị nào. Có một điểm khiến nước chấm chua ngọt gây sức hút chính là sự xuất hiện của tỏi và ớt, chúng luôn nổi trên bề mặt rất đẹp mắt.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách pha nước chấm chua ngọt làm nổi được tỏi ớt. Để làm được điều này cũng cần có bí kíp riêng. Mới đây, chị Huyền (Bình Dương) chia sẻ cách làm nước chấm chua ngọt vô cùng hấp dẫn trên mạng xã hội khiến nhiều người rất quan tâm. Phần lớn mọi người đều hỏi làm sao để có thể khiến cho tỏi, ớt nổi lên như ý được.
Chị Huyền cho biết, gia đình chị là tín đồ của rau sống, do đó trong tủ lạnh nhà chị lúc nào cũng pha sẵn một hũ nước chấm để mỗi lần ăn không phải pha rồi băm tỏi ớt vô cùng lích kích. Nước chấm chua ngọt này chị dùng để chấm rau, ăn cơm tấm, bún thịt nướng, bánh cuốn, nem rán... đều được.
Thành phẩm nước chấm chua ngọt có tỏi ớt nổi rất đẹp của chị Huyền, dù khuấy thế nào cũng không bị chìm
Chị Huyền bật mí, một trong những điều khiến tỏi ớt có thể nổi trên bát nước chấm là nước chấm pha xong mới được thả tỏi ớt vào. Hơn nữa tỏi không được đập dập mà phải băm nhỏ. Nếu đập dập rồi mới băm thì tỏi không thể nổi được. Do đó, hãy xắt lát tỏi rồi băm nhỏ, đợi nước chấm pha xong rồi thả tỏi vào. Ngoài ra, tỉ lệ các nguyên liệu để pha nước chấm cũng rất quan trọng, chị em có thể theo dõi cách pha dưới đây:
Nguyên liệu:
- 5 muỗng canh đầy đường cát trắng
- 12 muỗng canh nước lọc
- 7 muỗng canh nước mắm
- 4-5 muỗng canh nước chanh hoặc tắc (quất)
- Tỏi, ớt
Muỗng canh inox dùng để đong các loại nguyên liệu
Cách làm:
- Cho đường trắng, nước lọc, nước mắm, nước chanh vào một bát rồi khuấy thật đều cho đường tan.
- Số lượng tỏi và ớt tùy theo sở thích. Tỏi bóc vỏ. Cho tỏi và ớt băm nhỏ hoặc cho vào máy xay, xay nhỏ. Nếu là băm thì không được dập dập tỏi trước rồi mới băm. Làm vậy tỏi sẽ không thể nổi được. Hãy cắt lát rồi mới băm.
- Cho tỏi, ớt vào nước chấm vừa pha, khuấy đều.
Pha nhiều thì bạn cho nước chấm vào hũ thủy tinh, bỏ vào tủ lạnh để ăn dần. Chị Huyền đảm bảo, theo cách này, tỏi ớt sẽ nổi tới giọt nước mắm cuối cùng.
Tỏi ớt nổi trên nước chấm rất đẹp mắt
Món gỏi cuốn chấm nước mắm chua ngọt thì còn gì hấp dẫn bằng.
Thịt lợn luộc không cần nước mắm, pha nước chấm này cũng đủ đánh bay cả đĩa Thịt luộc chỉ ngon khi có nước chấm phù hợp. Nếu không, miếng thịt dù tươi, ngọt đến mấy cũng không đủ tiêu chuẩn trong bữa cơm. Chấm mắm, chấm xì dầu mãi cũng chán, bạn nay có thể "tô màu" cho món ăn này băng một loại nước chấm vô cùng đặc biệt. Nguyên liệu: - 400gr thịt ba chỉ (loại nhiều...