Nghệ sĩ 42 tuổi kiếm hơn 700.000 USD chỉ trong 32 phút
Trong 32 phút, một nghệ sĩ tại California đã bán hết 10.000 tác phẩm trong bộ sưu tập NFT vẽ con bò dạng hoạt hình, thu về hơn 700.000 USD.
Đại dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng lớn đến thu nhập của Cam Rackam, nghệ sĩ 42 tuổi sống tại California (Mỹ). Các buổi triển lãm bị hủy bỏ, doanh thu giảm và hoa hồng cạn kiệt.
Đó là lý do khiến Rackam chuyển hướng sang nghệ thuật số. Khoản tiền lớn nhất mà Rackam kiếm được từ một tác phẩm bình thường là 11.000 USD vào năm 2015. Tuy nhiên, con số trên đã tăng đáng kể khi nghệ sĩ 42 tuổi bán tranh dưới dạng NFT ( token không thể thay thế).
Cam Rackam kiếm hơn 700.000 USD trong 32 phút nhờ bán bộ sưu tập NFT hình con bò.
Sau khi nghĩ ra “ý tưởng điên rồ”, Rackam liên hệ trang Wall Street Memes với hơn 100.000 lượt theo dõi trên Instagram, đề nghị hợp tác cho bộ sưu tập NFT sắp ra mắt. Sau khi được đồng ý, Rackam đã vẽ hàng nghìn bức ảnh hoạt hình của Charging Bull, tượng bò tót nổi tiếng tại Phố Wall, New York.
Nhờ Wall Street Memes quảng bá trên Instagram và Discord, toàn bộ 10.000 tác phẩm trong bộ sưu tập NFT của Rackam đã bán hết sau 32 phút vào ngày 27/10/2021.
Video đang HOT
“Trong 5 phút đầu tiên, khoảng 2.250 bức ảnh được bán. Đến phút thứ 8-9, tôi nhìn thấy hơn một nửa đã có chủ sở hữu”, Rackam chia sẻ. Theo CNBC, bộ sưu tập NFT của anh trị giá 660 Ethereum, tương đương 2,6 triệu USD tại thời điểm bán (đến hiện nay, số tiền trên khoảng 1,7 triệu USD). Số tiền cuối cùng mà Rackam nhận sau khi bán hết bộ sưu tập là 738.593,97 USD.
Để ăn mừng thành quả, Rackam mở tiệc, nghe nhạc tại nhà riêng ở Huntington Beach. “Tôi bắt đầu hét lên. Tôi gọi cho mọi người, la lớn vào điện thoại… Tôi hút một điếu xì gà rồi khui chai champagne”, nghệ sĩ 42 tuổi chia sẻ.
Một số ảnh trong bộ sưu tập NFT của Rackam.
Rackam không phải nhân vật duy nhất thành công nhờ NFT. Trước đó, bộ sưu tập Bored Ape Yacht Club, gồm 10.000 hình vẽ con vượn đã trở thành bộ NFT đắt giá nhất với bức ảnh rẻ nhất có giá 280.000 USD. Tổng vốn hóa thị trường của bộ sưu tập đạt hơn 2,8 tỷ USD.
Đầu tháng 2, Irene Zhao, vlogger đình đám tại Singapore gây chú ý khi bán được bộ sưu tập ảnh dưới dạng NFT với giá 5 triệu USD. Lana Denina, nữ nghệ sĩ sống tại Canada cũng bán được hơn 500 tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT trong năm 2021, kiếm được hơn 300.000 USD khi mới ngoài 20 tuổi.
Năm 2021, doanh thu các tài sản NFT đạt 17,6 tỷ USD khiến giới phân tích lo ngại ngành nghệ thuật truyền thống bị ảnh hưởng. Trong khi đó, nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo thị trường NFT đang bão hòa, những lời tâng bốc và đầu cơ khiến giá NFT tăng quá nhanh nhưng kém ổn định.
24 tuổi, kiếm 7 tỷ đồng chỉ sau 10 tháng kinh doanh NFT
"Tôi hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người sáng tạo như tôi"
Bộ sưu tập Mona Lana bao gồm 500 bức chân dung phụ nữ độc đáo do Lana Denina tạo ra. Mỗi bức chân dung được tạo ra bằng mã với 112 đặc điểm khác nhau.
Kể từ tháng 2 năm 2021, Lana Detina (Canada) đã kiếm được hơn 300.000 USD từ việc bán những bức tranh của mình dưới dạng NFT hoặc Token không thể thay thế trên nhiều nền tảng khác nhau. Đặc biệt hơn, cô chỉ mới tìm hiểu chúng chỉ 1 tháng trước đó.
Là một họa sĩ, Denina ngay lập tức bị ấn tượng với công nghệ và khả năng chứng minh quyền sở hữu cho các nghệ sĩ vô cùng ấn tượng của nó. "Các phòng trưng bày truyền thống giống như một thế giới cũ vì trong đó không có sự đa dạng, không đủ để thu hút với một phụ nữ da màu như tôi", Denina chia sẻ.
Không giống như những thị trường nghệ thuật ngày nay, NFT và Web3 cho phép các nghệ sĩ tạo ra những phòng trưng bày của riêng. Đồng thời, những nghệ sĩ hoạt động trên nền tảng này có thể chủ động định giá online các tác phẩm của mình, Denina giải thích.
Các nghệ sĩ cũng có thể kiếm tiền bằng cách bán các phụ bản của họ với NFT, bản thân Denina cũng kiếm được 10% từ loại hình này. Cô gái người Canada này đã bắt đầu bán những bức tranh NFT do cô tạo ra, sau đó niêm yết toàn bộ bộ sưu tập.
Tác phẩm mới nhất của cô - Mona Lana, đã được bán hết vào tháng 11, chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi phát hành. Đây là 1 bộ sưu tập gồm 500 bức chân dung độc đáo về phụ nữ, mỗi một bức lại được tạo ra với bảng mã với 112 đặc điểm khác nhau.
Trong mỗi một tác phẩm lại hàm chứa những thông điệp, tiếng nói đại diện cho người da màu, điều này đã làm cho tên tuổi của cô được nhiều người trong cộng đồng NFT biết tới.
Denina chia sẻ rằng, sau khi bộ sưu tập của mình vượt qua 100 ether (1 ether = 4,335.01 USD) về khối lượng giao dịch, cô sẽ chia phần trăm doanh thu của mình cho Cyber Baat (câu lạc bộ nghệ thuật ở Châu Phi). Cho tới thời điểm hiện tại, cô đã sắp đạt được mục tiêu 99.5 ether khối lượng giao dịch.
Câu chuyện của Denina đã trở thành một nguồn cảm hứng cho các nhà sáng tạo tự do trên toàn thế giới. Không gian số đã trở thành nơi mà nhiều nghệ sĩ có thể định giá sản phẩm nghệ thuật của mình như một tài sản kỹ thuật số. Điều này cho thấy, ngày con người xóa bỏ đi "lằn ranh" giữa thế giới thực và ảo đang ngày càng tới gần.
Nhà đầu tư mất hơn nửa triệu USD khi mua loạt hình vẽ nhái Bộ sưu tập NFT COVIDPunks vốn là phiên bản nhái CryptoPunks. Một số nhà đầu tư gặp lỗi khi mua vật phẩm từ COVIDPunks và không được hoàn tiền. Nhiều nhà đầu tư vừa mất hơn 174 ETH, tương đương hơn 500.000 USD, do các giao dịch thất bại của COVIDPunks, một loại hình sưu tập "nhái". Họ mất tiền vì nhiều người...