Nghe nữ sinh nói về eSports, cộng đồng mạng người khen, kẻ chê… dậy sóng mạng xã hội!
Trong khuôn khổ The Debaters 2021, thí sinh Nguyễn Phương Linh đã đưa ra những ý kiến gay gắt để phản đối đưa eSports vào Thế vận hội. Tuy có những lời khen nhưng vẫn có vài người bày tỏ ý kiến trái chiều.
Ở trận 4 của The Debaters 2021 (cuộc thi tranh biện tiếng Anh dành cho học sinh THPT), thí sinh Nguyễn Phương Linh từ trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành – Hà Nội cùng một số bạn trẻ đã nêu ra những quan điểm về việc có nên đưa các bộ môn thể thao điện tử (eSports) trở thành môn thi đấu chính thức tại các kỳ Olympic hay không. Theo đó, đoạn video Phương Linh phản biện bằng tiếng Anh với phong thái tự tin đã gây bão mạng xã hội.
Dạo qua một vài bình luận trên fanpage, đa số mọi người đều khen ngợi khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh cũng như phong thái tự tin.
“Xinh ghê! Tiếng Anh cũng quá trôi chảy.”
“Nghe tiếng Anh đã cái tai.”
“Nghe bạn nói tiếng Anh mà mình đọc phụ đề cũng không kịp”
Game thủ hàng đầu của Liên Quân Mobile Việt Nam – XB cũng đã chia sẻ lại video và bày tỏ suy nghĩ của mình.
Tuy nhiên, những quan điểm của cô bé lại vấp phải nhiều phản đối, đặc biệt là từ cộng đồng yêu thích thể thao điện tử.
“Chưa tìm hiểu kỹ về eSports thì đừng đem lên truyền hình như thế chứ.”
” Nghiện hay không là do mỗi người, đâu thể đổ lỗi cho game được.”
“Bạn này chỉ nhìn thấy game là tiêu cực, còn mặt tích cực thì bạn chẳng quan tâm.”
“Bạn có thấy… Faker là dẫn chứng cho việc đam mê game và nghiện game là hai vấn đề khác nhau.”
Đáng chú ý, một vài người dùng Facebook khác đã đưa ra nhận định rất chi tiết để bác bỏ những quan điểm của Phương Linh:
Em đưa ra nhiều luận điểm nhưng thực sự không có cái nào xuất sắc.
1. Chuyện “nghiện” hay “không nghiện”, hãy phân biệt rõ giữa game và thể thao điện tử cái đã.
2. Lượng người xem riêng trận chung kết TI9 – Dota 2 là 2 triệu người xem trực tuyến, trong khi đó World Cup 2018 chỉ lập kỷ lục với 9,7 triệu người xem cùng một thời điểm. Rõ ràng, có căn cứ để nói thể thao điện tử sẽ làm tăng lượng người xem Olympic. Hãy đơn giản nghĩ là có thêm sự lựa chọn cho người xem mà thôi. Còn với các phụ huynh không muốn xem thể thao điện tử, đơn giản thôi, chuyển kênh và xem các môn khác, rất nhiều môn được tổ chức thi đấu cùng lúc và phát sóng trên nhiều kênh khác nhau.
3. Bố mẹ của bọn trẻ mà em nói không phải là trẻ con mà chỉ đơn thuần nghe và tin lời con cái rằng chúng luyện tập cho Olympic.
Các môn thể thao thực sự không tạo ra bất kỳ giá trị thặng dư nào cho xã hội, giá trị mà các môn thể thao này thu được chính là tính giải trí và lợi nhuận thông qua người xem – điều mà eSports cũng đang làm được.
Tỉ lệ thất bại khi tham gia các môn thể thao khác cũng rất cao và nếu em nói sự khác biệt giữa các môn khác và eSports là cái lưng đau, thoái hóa cột sống… thì hãy nói một môn được công nhận đi – cờ vua. Liệu người chơi cờ vua có sức khỏe mà em nói hay không? Chưa kể việc theo đuổi các môn thể thao vận động có nguy cơ chấn thương cao hơn rất nhiều so với eSports.
Gái xinh thủ đô gây bão mạng xã hội vì "bắn" tiếng Anh hay như đọc rap khi phản biện về eSports
Trong cuộc thi The Debaters 2021, thí sinh Nguyễn Phương Linh đã đưa ra những ý kiến khá gay gắt về chủ đề: "Có nên đưa thể thao điện tử (eSports) vào thế vận hội Olympic".
Ở trận 4 của The Debaters 2021 (cuộc thi tranh biện tiếng Anh dành cho học sinh THPT), thí sinh Nguyễn Phương Linh từ trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành - Hà Nội cùng một số bạn trẻ đã nêu ra những quan điểm về việc có nên đưa các bộ môn thể thao điện tử (eSports) trở thành môn thi đấu chính thức tại các kỳ Olympic hay không. Với sự tự tin cùng khả năng giao tiếp Tiếng Anh tốt, những lý lẽ mà Phương Linh đưa ra đều vô cùng dứt khoát.
Trong phần phản biện, Phương Linh phủ nhận quan điểm của bạn cùng chơi. Cô đưa ra ý kiến rằng eSports sẽ không làm gia tăng sức hấp dẫn của Olympic đối với khán giả. Nếu đưa eSports vào các kỳ thế vận hội, các bạn trẻ sẽ có cớ để nói dối phụ huynh khi chơi điện tử rằng... chúng đang luyện tập để tham gia Olympic.
Phương Linh cũng khẳng định rằng khi người trẻ được chứng kiến eSports được diễn ra tại Olympic, họ sẽ được cổ vũ để bất chấp tất cả đi theo con đường game thủ. Rồi đến khi thất bại hoặc giải nghệ, game thủ sẽ không có gì ngoài "một cái cổ đau quặn, cột sống bị thoái hóa và thiếu hụt trầm trọng kiến thức phổ thông".
Thí sinh Phương Linh phản biện
Tất nhiên, dù đây chỉ là quan điểm để thi tranh biện, không phải ý kiến chủ quan của Phương Linh nhưng cô đã tạo ra nhiều phản ứng trái chiều từ những người đã và đang hâm mộ bộ môn thể thao điện tử.
Ảnh: FBNV
Nhóm nữ sinh cấp 2 Sen Phương đánh bạn, 1 học sinh bị tạm dừng học 1 tuần Nhóm nữ sinh cam kết không tái phạm, hiện nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật để kỷ luật theo hướng dẫn của thông tư 32. Liên quan đến việc nhóm học sinh trường Trung học cơ sở Sen Phương (Phúc Thọ, Hà Nội) tham gia đánh hội đồng bạn rồi quay clip đưa lên mạng xã hội, thầy Hoàng Mạnh Cường,...