Nghề Kiểm thử phần mềm ngày càng thu hút bạn trẻ
Có mặt tại Việt Nam cách đây chưa lâu, nghề Kiểm thử phần mềm đang dần trở thành một trong những nghề “ nóng”, thu hút sự quan tâm tìm hiểu của các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ.
Nghề Kiểm thử phần mềm có mặt tại Việt Nam cách đây chưa lâu, nhưng có thể nói trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của ngành CNTT, đặc biệt là lĩnh vực gia công và phát triển phần mềm, thì nghề Kiểm thử phần mềm đang dần trở thành một trong những nghề “nóng”, thu hút sự quan tâm tìm hiểu của các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ.
Tester hay còn gọi là chuyên viên kiểm thử phần mềm, công việc của Tester là tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm hoặc thẩm định, xác minh xem hệ thống phần mềm có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không. Công việc của Tester có thể chia ra 4 mức: Unit Test (Kiểm tra mức đơn vị), Integration Test (Kiểm tra tích hợp),System Test (Kiểm tra mức hệ thống), Acceptance Test (Kiểm tra chấp nhận sản phẩm) và khâu Regression Test (Kiểm tra hồi quy).Chính vì vậy kiểm thử phần mềm là khâu sống còn của sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng, Tester là vị trí không thể thiếu và công việc này quyết định khá nhiều vào sự thành công của dự án.
Nghề Tester ngày càng thu hút các bạn nữ tham gia.
Quan trọng là vậy, nhưng hiện nay số lượng các Tester tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, các dự án phần mềm trên thế giới, trung bình cứ 3 lập trình viên thì có 1 kiểm thử phần mềm, nhưng hiện nay, tỉ lệ này ở Việt Nam đang là 5:1. Việt Nam được dự báo sẽ trở thành một nước mạnh về CNTT, trong đó gia công phần mềm chiếm tỉ trọng lớn, do đó nhu cầu về nhân lực Tester cũng được tăng theo. Tại hội nghị quốc tế về kiểm thử phần mềm tự động (12/2011, TP HCM), các báo cáo cho thấy: với đà tăng trưởng mạnh mẽ của ngành gia công phần mềm, trong vài năm tới, Việt Nam thiếu khoảng 10.000 Tester.
Nếu lập trình viên đa phần là nam, thì với nghề kiểm thử phần mềm số lượng nữ lại chiếm phần lớn. Chia sẻ về vấn đề này, trong một hội thảo về nghề Tester tại Thanglong-Aptech, chị Phạm Thị Quỳnh Vy – Trưởng ban Quản lý chất lượng công ty Fsoft đã chia sẻ: “Với đặc thù của công việc là tìm tất cả các lỗi có thể phát sinh của phần mềm nên một Tester rất cần sự cẩn thận, chăm chỉ và chịu khó để tìm ra lỗi. Nên công việc này có vẻ phù hợp với tố chất của các bạn nữ hơn là các bạn nam”.Chị Quỳnh Vy cũng cho biết, sở dĩ nghề Tester nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn nữ bởi:
Hiện tại, ở Việt Nam, các bạn sinh viên có thể dễ dàng tìm thấy một nơi học về Lập trình viên, nhưng để tìm nơi học về Tester thì không dễ. Hiện nay, Tester tại các công ty đa phần đều là các lập trình viên được điều chuyển sang và được đào tạo nội bộ. Ưu điểm của việc này là có thể các bạn có thể tiếp thu và bắt đầu công việc được nhanh, nhưng về lâu về dài, các Tester không có nền tảng kiến thức cơ bản thì rất khó để phát triển hơn nữa.
Nắm bắt được yêu cầu của thị trường, hiện tại chương trình đào tạo Tester của Hệ thống Đào tạo CNTT Quốc tế Thanglong-Aptech & Thanglong-NPower đã được nâng cấp lên phiên bản iTester 2012. iTester 2012 học liên tục trong vòng 6 tháng, giáo trình được xây dựng và giảng dạy bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kiểm thử phần mềm của các công ty hàng đầu như Fsoft, FIS, CMC… để đảm bảo sau khi kết thúc khóa học, học viên có thể đi làm được ngay tại các doanh nghiệp phần mềm. Đặc biệt khi kết thúc khóa học, học viên sẽ được học luyện thi lấy chứng chỉ kiểm thử phần mềm quốc tế ISTQBmiễn phí.
Video đang HOT
Nhân dịp triển khai iTester 2012, Hệ thống Đào tạo CNTT Quốc tế Thanglong-Aptech & Thanglong-NPower hỗ trợ học phí cho học viên nhập học trước 10/4/2012. Theo đó, tất cả các học viên theo học khóa Chuyên viên Kiểm thử phần mềm Quốc tế iTester 2012 trước 10/4/2012 sẽ được giảm 20% học phí khóa học và được tặng toàn bộ giáo trình.
Để tham gia, các bạn có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
Hệ thống Đào tạo CNTT Quốc Tế Thanglong-Aptech & Thanglong-NPower
Địa chỉ: Tầng 1, tòa nhà Hesco, km10 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (04) 3.552.6833
Website: www.thanglong-aptech.com
Theo Dân Trí
9X mơ ước trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam
Mới 21 tuổi nhưng đang theo học chương trình Thạc sĩ chuyên ngành CNTT, mơ ước trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam, Lý Tùng Nam đang đi ngược lại những "định kiến" về 9X của nhiều người hiện nay.
Ngay từ khi học lớp 11, khi mà nhiều bạn cùng tuổi còn đang ham chơi hơn ham học thì Nam đã dần dần định hướng cho con đường sắp tới của mình: "Mình có thể ngồi hàng giờ chỉ đề nghịch ngợm, mày mò hết các thứ linh tinh trên máy tính nên mình nghĩ chắc CNTT là lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với mình. Đầu năm lớp 11, bài vở chưa nhiều, thời gian khá rảnh rỗi nên mình hay "lang thang" trên mạng tìm hiểu về các chương trình đào tạo CNTT của các trường ĐH cả trong nước và quốc tế."
Lựa chọn đi đường tắt
Đại học luôn là đích đến của hầu hết tất cả các bạn học sinh lớp 12. Và Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, Nam lại quyết định chọn một con đường tắt để đi đến đích.
Nam chia sẻ: "Bố mẹ mình khá khắt khe trong việc lựa chọn trường và rất muốn mình theo học các trường hệ Chính quy. Không muốn trái lời nên mình vẫn học ôn thi tốt nghiệp và ôn thi vào Đại học như bình thường. Và sau kỳ thi, mình đã nhận được giấy thông báo trúng tuyển của Đại học Giao thông vận tải."
Không ít người nghĩ rằng chỉ khi nào không đỗ đại học trong nước thì mới đi du học hoặc tham gia học các chương trình du học tại chỗ ở Việt Nam. Thế nhưng, Nam lại suy nghĩ hoàn toàn khác: "Tình cờ qua một người bạn đang học tại trường ĐH FPT mà mình biết là Trường ĐH FPT và ĐH Greenwich của Anh có liên kết đào tạo chuyên ngành CNTT với nhau trong chương trình Cử nhân Top-up. Lúc đó mình nghĩ nếu theo học ĐH Giao thông vận tải sẽ phải mất 4,5 năm để tốt nghiệp, còn nếu học theo chương trình Cử nhân Top-up thì chỉ sẽ phải mất 3 năm. Đặc biệt, theo học Cử nhân Top-up thì bằng mình nhận được là bằng của nước Anh và có giá trị trên toàn thế giới. Cân đo đong đếm mãi cuối cùng mình cũng lựa chọn con đường Cử nhân Top-up. Và rất may mắn là mình cũng thuyết phục được bố mẹ về quyết định này".
Lý Tùng Nam (bên phải) trong lễ tốt nghiệp và trao bằng của chương trình Cử nhân Top-up.
"Theo học Cử nhân Top-up, mình vừa là sinh viên của Trường ĐH FPT, vừa là sinh viên của ĐH Greenwich, điều này làm mình rất tự hào. Đi đến đâu mình cũng "khoe" được là sinh viên của hai trường để đến nỗi bị bạn bè trêu chọc "Thôi biết rồi, khổ lắm nói mãi. Đúng là họ nhà Cóc". (Linh vật của trường ĐH FPT là Cóc nên mỗi sinh viên trường ĐH FPT đều được ví như là một chú cóc)
Ước mơ trở thành Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam
Chuẩn bị hành trang cho mình từ rất sớm, vì vậy ở tuổi 21, khi các bạn còn đang học năm thứ 3, thứ 4 đại học thì Nam đã "ung dung" hoàn tất chương trình Cử nhân Top-up và cầm trong tay tấm bằng Đại học, đồng thời tiếp tục sự nghiệp học tập của mình với chương trình Thạc sĩ chuyên ngành CNTT.
"Thời gian học Đại học theo chương trình Cử nhân Top-up của mình chỉ có 3 năm nhưng không phải vì thế mà kiến thức mình thu được ít hơn các bạn học 4, 5 năm. Tất cả học liệu, giáo trình, bài giảng đều bằng tiếng Anh, cộng thêm việc được học cùng các bạn quốc tế đã giúp vốn tiếng Anh của mình khá lên rất nhiều so với trước khi vào trường. Ngoài ra, tiếp xúc với các bạn sinh viên quốc tế đã giúp mình biết thêm về văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Giờ đây mình đã có thể nấu được món thịt bò nướng suya, món ăn truyền thống của người Nigeria mà một người bạn Nigeria đã dạy mình rồi đấy".
Với thành tích học tập như vậy nhưng Nam hoàn toàn không phải là một "con mọt sách" chỉ biết học, học và học. Tuy việc học khá bận rộn nhưng Nam vẫn tham gia thường xuyên vào các hoạt động thể thao, vui chơi cùng bạn bè như bóng đá, bóng bàn, bi-a, rồi "trà chanh chém gió"... Đặc biệt, cậu bạn này còn là hội viên tích cực của rất nhiều CLB tại trường ĐH FPT như CLB cờ vua, CLB guitar, CLB Hiphop...
Nam hồ hởi chia sẻ về dự định tiếp theo của mình: "Sang năm, mình sẽ cố gắng có được bằng Thạc sĩ, sau đó sẽ đi làm, tích lũy kinh nghiệm và tiếp tục học lên Tiến sĩ. Hy vọng mình sẽ trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam" (cười)
Thử tra Google gõ từ khóa "thế hệ 9X" chúng ta sẽ bắt gặp vô vàn những cụm từ như "9X lộ hàng", "9X nổi loạn"... Nếu chỉ qua đó thì không ít người sẽ có ngay một cái nhìn không mấy thiện cảm về các bạn 9X. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều bạn trẻ 9X khác với những ước mơ đầy nhiệt huyết, như Nam với ước mơ trở thành một trong những Tiến sĩ trẻ nhất Việt Nam, thì chúng ta sẽ cần phải có một cái nhìn hoàn toàn khác về "thế hệ tương lai" của đất nước.
Theo DT
Cậu học trò nghèo đậu thủ khoa với 29 điểm Vượt qua hàng ngàn "đối thủ", Phạm Văn Đình - cựu học sinh Trường THPT Yên Khánh A, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đã giành ngôi vị thủ khoa của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với 29 điểm (Toán 9,5 Lý 9,75 Hóa 9,5). Phạm Văn Đình đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội với 29 điểm. "Sau khi thi xong...