Nghề dễ tìm việc làm.
Xa hôi đang co nhiêu thay đôi theo sư phat triên cua khoa hoc, công nghê, theo đo nhiêu nganh, nghê mơi ra đơi đê đap ưng sư thay đôi đo. Đăc biêt la linh vưc viên thông, phat triên rât nhanh, keo theo sư ra đơi môt loat nghê mơi.
Trong số đó, nghê Sưa chưa điên thoai di đông (ĐTDĐ) la môt nghê kha đăc biêt, rât phu hơp vơi giơi tre. Nghê này được Nha xuât ban Macmillan đánh giá là một trong 100 nghề đắt giá nhất thế kỷ 21 vơi 05 li do sau:
1. Điên thoai di đông la san phâm công nghê cao, co sô ngươi dung đông nhât thê giơi. Hiên tai đa co khoang 3.5 ty ngươi dung điên thoai di đông. Chi tinh riêng Viêt Nam hiên nay đa co gân 75 triêu thuê bao ĐTDĐ (trên tông sô 91 triêu dân). Vì vậy sau khi hoc xong nghê nay, cơ hôi tim ngay đươc viêc lam la rât lơn.
2. Thơi gian hoc nghê la không dai (chỉ từ 5-9 tháng), do đo tiêt kiêm kha lơn chi phi hoc nghê.
3. Thực tế tại Việt Nam hiện nay, thu nhâp cua môt Ky thuât viên sưa chưa ĐTDĐ trung binh tư 6 -8 triêu VNĐ/thang. Sau 1 – 2 năm lam viêc, thu nhâp co thê đat 8 – 12 triêu VNĐ/thang.
4. Do đặc thù của nghề la lao đông băng tri tuê, vi vây nghê nay không chi danh riêng cho phai nam ma ca phai nư cung rât phu hơp.
5. Co cơ hôi tiêp xuc vơi nhiêu công nghê mơi, tiên tiên cua thê giơi, lam phong phu đơi sông tinh thân cua ban khi theo nghê nay.
Học viên CPS Vietnam đang học sửa chữa Điện thoại di động
Tai Viêt Nam, co kha nhiêu trung tâm đao tao nghê nay, tuy nhiên đê tim đươc môt chô hoc thât hiêu qua thi ban cân tim hiêu ky trươc khi ghi danh hoc. Theo tim hiêu cua chung tôi thi Công ty CPS Viêt Nam la đơn vi đao tao nghê sưa chưa ĐTDĐ theo tiêu chuân quôc tê kha chuyên nghiêp. Ban hãy tim hiêu vê nghê nay qua trang www.cps.vn đê co thêm lưa chon cho tương lai cua minh.
Video đang HOT
Học viên K1024 – CPS Vietnam, nhận chứng chỉ tốt nghiệp Kỹ thuật viên chuyên nghiệp
Không chi dưng lai ơ viêc đao tao Ky thuât Sưa chưa ĐTDĐ, CPS Vietnam con cung câp cho ngươi dung dich download miên phi cac tiên ich danh cho ĐTDĐ tai đia chi: www.cps.vn, đây cung la một trong những thư viên điên tư trưc tuyên lớn nhất Việt Nam hiện nay dành cho tât ca nhưng ai đam mê công nghê ĐTDĐ.
Theo TTO
Một tài năng trẻ về Đông phương học
Tuy chặng đường phía trước còn dài và lắm chông gai, thành công hôm nay của Hoàng Thị Anh Đào vẫn rất đáng khen: 22 tuổi, bảo vệ xuất sắc luận văn cử nhân, được chuyển tiếp viết luận án tiến sĩ, bỏ qua bậc thạc sĩ.
Nghiên cứu sinh Đông phương học Hoàng Thị Anh Đào, 22 tuổi.
"Một tài năng trẻ"! Đó không phải là nhận xét thiên vị của tác giả bài báo này, mà là từ ngữ được thầy hiệu trưởng Trường đại học Khoa học - Đại học Huế, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Tận, viết trong thư giới thiệu Hoàng Thị Anh Đào, sinh năm 1989, dự tuyển nghiên cứu sinh tiến sĩ hồi tháng 9-2011. Ông là người trực tiếp hướng dẫn cô viết luận văn tốt nghiệp cử nhân Hoạt động thương mại Việt Nam với các nước phương Tây (thế kỷ XVI - XVIII) gồm chín vạn chữ (chưa kể phụ lục).
Ông nhận định: "Trong luận văn ấy, Hoàng Thị Anh Đào đã đưa ra một cách nhìn nhận mới mẻ về quan hệ thương mại Việt Nam với Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, đồng thời, nhận định những tác động của nó đối với Việt Nam trong sự đối sánh giữa các nước. Với văn phong khoa học, lập luận chặt chẽ, cùng nguồn tư liệu mới, phong phú, luận văn ấy có thể phát triển hơn nữa để có được học vị cao hơn."
PGS, TS Nguyễn Văn Tận viết tiếp: "Tôi đánh giá cao năng lực tư duy, nghiên cứu độc lập của thí sinh Hoàng Thị Anh Đào. Đây là một sinh viên xuất sắc mà tôi từng hướng dẫn, có khả năng phản ứng nhanh, sáng tạo. Tôi nhận thấy Hoàng Thị Anh Đào sẽ tiến xa trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, và sẽ có nhiều đóng góp cho chuyên ngành lịch sử thế giới, Đông phương học (...). Đây là một tài năng trẻ, việc được tiếp tục chuyển tiếp nghiên cứu sinh có thể giúp Anh Đào phát huy hơn nữa năng lực của mình."
Thầy hiệu trưởng cho biết: Anh Đào "sử dụng tốt tiếng Anh, khá tiếng Pháp và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc".
Thầy phó hiệu trưởng Hoàng Văn Hiển, phó giáo sư, tiến sĩ, cũng viết thư giới thiệu Anh Đào làm nghiên cứu sinh tiến sĩ, và cho biết thêm: Cô "còn tham gia tích cực và có những đóng góp quan trọng trong các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên và các hoạt động xã hội khác."
Riêng tôi, người viết bài báo này, gặp Anh Đào lần đầu tiên tại Thủy Xuân, ngoại thành Huế, vào ngày khai trường năm 2007, khi em vừa tròn 18, vừa đỗ thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào ngành Đông phương học.
Không mang vẻ đẹp phấn son nhung lụa, nhưng em cuốn hút tôi ngay từ buổi chiều thu hôm ấy - một chiều cố đô dịu nắng - qua đôi mắt long lanh, lấp lánh ánh sáng nội tâm. Bằng trực giác, tôi dự cảm rằng Anh Đào sẽ còn tiến xa, bởi vì em là một cô gái đầy lòng tự tin, dám nuôi hoài bão lớn.
Trong cuộc đời làm báo trải dài nhiều thập niên, rất ít khi tôi bắt gặp một ánh mắt tự tin mãnh liệt như thế. Đấy là khi tôi trò chuyện với những bạn trẻ - mới ngày nào cũng ở độ tuổi 15-18 như Anh Đào chiều hôm ấy - vừa đoạt huy chương vàng Olympiad Toán quốc tế trở về Hà Nội, như Đàm Thanh Sơn, Nguyễn Tiến Dũng, Ngô Bảo Châu, Ngô Đắc Tuấn... Và rồi, hàng chục năm sau, tôi đã không thất vọng, bởi vì niềm dự cảm của tôi ngày trước, nay đã thành sự thật...
Tại sao Anh Đào lại dám "liều lĩnh" chọn ngành Đông phương học, dù biết rằng sau khi ra trường, khó tìm việc lắm! Bạn bè cùng trang lứa "thức thời" hơn, đổ xô thi vào tài chính - ngân hàng, quản trị - kinh doanh. Những người đứng tuổi cũng "tư vấn" cho Anh Đào theo hướng dễ xin việc, lương cao, dễ lấy chồng. Sự lựa chọn của Anh Đào bị coi là "ngược đời", "trái khoáy", "mơ mộng viển vông"! Nhưng Anh Đào vẫn cứ nộp đơn thi vào ngành Đông phương học. Và em đỗ thủ khoa!
Hẳn em là người con gái không dễ chuyển lay? Và sự lựa chọn của em hẳn phải bắt nguồn từ những suy tư sâu thẳm nào đó mà người khác chưa thấu hiểu, do cứ dai dẳng tưởng lầm em vẫn còn... "trẻ con"!
Có năng khiếu vượt trội, 15 tuổi, Anh Đào thi đỗ vào lớp THPT chuyên văn của Đại học Khoa học - Đại học Huế. Không chỉ học theo sách giáo khoa, em còn đọc thêm nhiều sách chuyên khảo.
Anh Đào nghĩ nhiều về cuộc đời những học giả lớn như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Tài Cẩn, Hà Văn Tấn... Tại sao một bộ óc thông tuệ nhường ấy, từng thi đỗ vào hai "trường lớn" danh tiếng nhất nước Pháp là Đại học Bách khoa và Đại học Sư phạm Paris, rất giỏi toán - lý như Hoàng Xuân Hãn, về sau, lại dành phần lớn đời mình để quay sang nghiên cứu văn - sử Việt, viết nhiều công trình lớn về Việt Nam học, Đông phương học như Lý Thường Kiệt, Kiều tầm nguyên?
Và, tại sao một trí tuệ sắc bén như Nguyễn Tài Cẩn, dù đã bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ ở Nga, lấy vợ Nga, lại vẫn dành gần như toàn bộ tâm trí cho Việt Nam học, Đông phương học, cho việc nghiên cứu lịch sử cách đọc Hán-Việt, chữ Nôm, ngữ âm tiếng Việt, văn bản Truyện Kiều?
Phải có một kiến văn sâu rộng như thế nào Hà Văn Tấn mới viết nổi những công trình chuyên khảo thâm thúy như Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII, Theo dấu các văn hóa cổ...?
Ai sẽ kế tục sự nghiệp của những học giả lừng danh ấy trong lĩnh vực Việt Nam học, Đông phương học, nếu không phải là lớp trẻ hôm nay? Lẽ nào giờ đây ta chỉ có thể tìm thấy những bạn trẻ giỏi khoa học tự nhiên như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, chứ hoàn toàn thiếu vắng những tài năng khoa học xã hội? Lẽ nào trong tương lai gần, các trường đại học nước ta phải mời chuyên gia nước ngoài sang dạy Việt Nam học?
Cô nghiên cứu sinh 22 tuổi tâm sự: "Tôi không săn lùng hạnh phúc trong sự giàu có hay địa vị cao sang, mà chỉ mong sống cuộc đời bình lặng của một người trí thức, một "kẻ sĩ" thời nay, không cần lắm tiền nhiều của, nhưng cũng không đến nỗi quá nghèo túng, để có thể dành hết tâm trí cho học tập, nghiên cứu. Tôi kiếm tìm niềm vui và sự an ủi trong khoa học và tình yêu - một tình yêu sạch trong, sâu lắng, vị tha nếu như Tạo hóa rộng lòng ban thưởng cho tôi."
Không chỉ thầy hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, mà cả các thầy cô trong khoa, trong bộ môn đều yêu mến Anh Đào vì tính tình và năng lực. Anh Đào biết ơn thầy cô, thường nhắc tới thầy Hà Văn Thịnh, thầy Đặng Văn Chương, cô Trịnh Thị Định và các thầy cô khác trong khoa lịch sử, cũng như cô Ngô Thu Hồng ở Thủy Xuân.
Hòa mình giữa bạn bè, Anh Đào cùng các bạn trong lớp đứng ra lập hai câu lạc bộ sinh viên về tiếng Anh và du lịch. Cô là thành viên ban chủ nhiệm hai câu lạc bộ ấy.
GS Lê Kim Ngọc (phu nhân GS Trần Thanh Vân), người luôn khích lệ và giúp đỡ Hoàng Thị Anh Đào.
Mặc dù sống và làm việc trên đất Pháp xa xôi, GS Trần Thanh Vân, GS Lê Kim Ngọc và GS Odon Vallet vẫn theo dõi sát từng bước tiến của Anh Đào và luôn khích lệ, giúp đỡ cô.
Lớn lên trong gia đình nông dân bình dị, Anh Đào quen sống chan hòa với mọi người, từ bác lao công đến vị giáo sư. Khiêm nhường, cầu tiến là suối nguồn sức mạnh nằm ngay trong bản thể của cô.
Theo DT
Tìm tài năng trẻ tham dự Festival khoa học thế giới Ngày 16/8, Vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cùng tập đoàn Unet thông báo tìm kiếm các em nhỏ xuất sắc tham dự "Festival - Khám phá khoa học cùng skycare". Sáng nay 16/8, Vụ Giáo dục tiểu học phối hợp với Tập đoàn giáo dục Unet tổ chức giới thiệu chương trình "Festival- Khám phá khoa học cùng skycare". Chương trình...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?
Thế giới
22:22:46 09/05/2025
Scandal ảnh nóng của Trần Quán Hy và những uẩn khúc chưa được hé lộ
Sao châu á
22:22:20 09/05/2025
Chiêu cất giấu ma túy trong thực phẩm của nhóm tội phạm ở Hà Nội
Pháp luật
22:19:48 09/05/2025
Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay
Sức khỏe
22:17:01 09/05/2025
Vì sao 3 người đẹp phim giờ vàng gây tranh cãi trong 'Cha tôi người ở lại'?
Hậu trường phim
22:16:48 09/05/2025
Kpop hồi sinh tại thị trường tỉ dân sau 9 năm 'cấm cửa'?
Nhạc quốc tế
22:10:32 09/05/2025
'Số phận' khối tài sản hơn 835 tỉ mà ca sĩ Liam Payne để lại
Sao âu mỹ
22:05:50 09/05/2025
Nghệ sĩ Chí Tâm kể về giai đoạn sống nơi xứ người, nhắc đến NSƯT Mỹ Châu
Sao việt
22:03:32 09/05/2025
Tùng Dương, Soobin và dàn sao biểu diễn khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ năm 2025
Nhạc việt
21:48:20 09/05/2025
Tôi có 20 tỷ đồng nên muốn về hưu non, nhưng vợ bắt làm việc đến 60 tuổi
Góc tâm tình
21:32:49 09/05/2025