Nghe chuyên gia hướng dẫn cách trị ốm nghén
Để giảm ốm nghén cho bà bầu, các bạn nên tránh những áp lực, những căng thẳng trong cuộc sống, nên uống nước thường xuyên để phòng tình trạng mất nước.
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến trong 3 tháng đầu thai kỳ. Theo thống kê, có đến 80% chị em bị ốm nghén ở những mức độ khác nhau. Nhiều mẹ bầu ốm nghén đến mức không thể ăn uống gì, cân nặng giảm sút trầm trọng. Để giúp mẹ bầu hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tư vấn, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Cần – Giảng viên Đại học Y Hà Nội.
Thưa bác sĩ, ốm nghén có những biểu hiện như thế nào?
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Cần – Giảng viên Đại học Y Hà Nội
Bà bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi trong những ngày đầu tiên em bé xuất hiện trong cơ thể bạn. 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, đi tiểu nhiều, dị ứng với một số thức ăn có mùi tanh, mùi khó chịu. Tuy nhiên, khi sang tháng thứ 4, tình trạng này giảm dần.
Trường hợp mẹ mang bầu trong 2 -3 tháng đầu tiên mà không ăn uống được gì, thậm chí dùng sữa bà bầu cũng bị nôn, ói, tiêu chảy. Như vậy ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến xảy ra trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân chính gây ra ốm nghén là do nội tiết và gormone của người phụ nữ mang thai biến đổi một cách sâu sắc ngay từ đầu thai kỳ, cơ thể nhạy cảm với sự thay đổi và phản ứng trước những biến đổi này gây ra ốm nghén. Hơn thế nữa, khi mang thai khứu giác trở nên nhạy cảm với một số mùi, khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và buồn nôn, nôn ói.
Tuy nhiên, một số trường hợp ốm nghén nặng, không ăn uống được sẽ dẫn đến tình trạng thai phụ bị mất nước, suy kiệt sức lực, tiếp đến xuất hiện triệu chứng phù, tăng huyết áp, protein niệu… có thể ngất và hôn mê.
Bên cạnh đó, nôn nhiều dễ khiến thai phụ bị tắc ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy yếu chức năng gan. Còn với thai nhi, có thể bị nhẹ cân và chết lưu.Trường hợp nghén nặng cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám và điều trị ngay.
Có đến 80% chị em bị ốm nghén ở những mức độ khác nhau. (ảnh minh họa)
Bác sĩ cho biết, những cách để giảm ốm nghén cho bà bầu?
Video đang HOT
Để giảm ốm nghén cho bà bầu, các bạn nên tránh những áp lực, những căng thẳng trong cuộc sống, nên uống nước thường xuyên để phòng tình trạng mất nước. Các mẹ nên bổ sung thêm vitamin để đảm bảo đầy đủ chất như: sắt, acid folic, canxin.. cho cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể sử dụng những phương pháp tự nhiên như: dùng gừng tươi, bạc hà. Đây là loại thảo dược phổ biến trong Đông y, nổi tiếng với tác dụng chống cảm giác buồn nôn. Bạn có thể uống trà gừng hoặc ăn kẹo gừng bất cứ khi nào bạn cảm thẩy buồn nôn. Mẹ bầu nên tránh những thực phẩm dễ gây ói.
Trong giai đoạn này cũng thường xuyên đến các chuyên gia dinh dưỡng để chăm sóc, nghe tư vấn và xây dựng chế độ ăn uống cho phù hợp nhằm tối đa hóa năng lượng, cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho cả mẹ và bé.
Lời khuyên của bác sĩ về các thực phẩm để tốt cho dinh dưỡng và sức khỏe của bà bầu?
Mẹ bầu nên tăng cường trong bữa ăn của mình các thực phẩm như: gạo lức, khoai, ngô. Khoai lang rất giàu tinh bột và các axit amin. Ngoài ra, các loại vitamin A, B, C và cellulose có trong khoai lang cao hơn nhiều so với trong gạo và bột mì. Hàm lượng sắt, canxi, khoáng chất của khoai lang cũng rất phong phú.
Ngô giàu chất xơ, giúp bà bầu giảm táo bón và các vấn đề liên quan đến thời kỳ mang thai. Bắp ngô cũng dồi dào axit folic. Ở dạng tự nhiên, axit folic là folate. Đây là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và đã mang thai vì nó có khả năng ngăn chặn khuyết tật ống thần kinh của bào thai như tật nứt đốt sống và dị tật thần kinh khác.
Folate cũng có hiệu quả trong việc giảm homocysteine (một loại amino axit làm tổn thương các mạch máu). Ngô có chứa thiamine, chất cần cho tế bào não và chức năng nhận thức ở bào thai. Thiamine còn giúp sản xuất acetylcholine (một chất dẫn truyền thần kinh), tăng cường khả năng ghi nhớ của bé sau khi chào đời.
Xin cảm ơn bác sĩ!
Theo Khám Phá
'List' đồ ăn vặt siêu bổ, rẻ cho mẹ bầu
10 món ăn vặt này không chỉ giúp mẹ bầu bớt ốm nghén, mệt mỏi mà còn cung cấp lượng dinh dưỡng vô cùng cần thiết.
Ăn vặt là nhu cầu không thể thiếu của mẹ bầu trong thai kỳ đặc biệt với những mẹ bị ốm nghén không nạp được những thực phẩm phổ biến hàng ngày như cơm, thịt, cá, rau... Những đồ ăn vặt này không chỉ giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi, ốm nghén mà còn cung cấp lượng dưỡng chất nhất định cho cơ thể và thai nhi.
Dưới đây là danh sách những đồ ăn vặt siêu bổ, rẻ mẹ nên trữ sẵn trong nhà:
Sữa chua
Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn thực phẩm dồi dào canxi (có tác dụng quan trọng trong việc phát triển xương và hàm răng chắc khỏe cho thai nhi) cũng như các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Vi khuẩn có lợi probiotic trong sữa chua giúp chống lại mệt mỏi cho bà bầu trong thời gian đeo "ba lô ngược".
Sữa chua cũng là loại thực phẩm có tác dụng "đánh bay" táo bón. Tuy nhiên cũng do tác dụng nhuận tràng của sữa chua mà mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. Bên cạnh đó cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh những loại chua được chế biến một cách thủ công và quá hạn sử dụng.
Mơ khô
Quả mơ có hàm lượng cao chất chống oxy hóa là beta-carotene, do màu vàng cam ngoài lớp vỏ. Trong cơ thể, beta-carotene chuyển đổi thành vitamin A - một loại vitamin giúp phát triển và duy trì sức khỏe của răng, xương và da.
Quả mơ sẽ ngon và bổ hơn khi ăn tươi nhưng mơ lại là loại quả theo mùa. Với mơ khô, bạn có thể ăn quanh năm. Có thể nhấm nháp chút ômai mơ chua ngọt nếu bạn thấy thèm.
Nhấm nháp chút mơ khô sẽ giúp mẹ bớt ốm nghén. (ảnh minh họa)
Hoa quả tươi
Theo các chuyên gia, hoa quả tươi có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên mỗi ngày chỉ nên bổ sung khoảng 200 g hoa quả và cố gắng tránh những loại hoa quả có hàm lượng đường cao bởi chúng dễ khiến thai phụ tăng cân vù vù, lượng đường trong máu cao, dẫn tới đái tháo đường còn thai nhi dễ bị dị hình, thậm chí là chết lưu trong tử cung.... Chị em nên ghi danh những loại trái cây hữu cơ, giàu vitamin C (bưởi, cam, chanh, táo...), axit folic (mơ, đào...)... vào thực đơn hàng ngày của mình.
Nếu mua trái cây đóng hộp, chị em nên kiểm tra kỹ nhãn mác và hạn sử dụng. Hoa quả sấy khô cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho chị em mê ăn vặt, có thể chọn mơ khô, nam việt quất....
Các loại hạt
Trong quá trình mang thai, có nhiều bà bầu rất thèm ăn bánh sandwich phết đầy kem. Tuy nhiên bạn nên hạn chế món này vì chúng giàu chất béo, nhiều calo, nếu ăn ít thì không sao nhưng khi ăn nhiều thì nó sẽ ảnh hưởng tới sự lên cân của chính bạn và em bé. Bạn có thể có lựa chọn khác như bánh sandwich phết đậu phộng, hạnh nhân, hoặc hạt điều... nghiền, các loại hạt không chỉ ngon mà rất tốt cho sức khỏe, chúng rất giàu protein, chúng lại chứa chất béo lành mạnh như DHA (chất có tác dụng phát triển trí não của trẻ).
Táo và phômai
Một quả táo mỗi ngày là tốt cho tất cả mọi người, bao gồm cả phụ nữ mang thai. Táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận chọn mua những loại táo không chứa chất bảo quản hoặc bị phun nhiều thuốc trừ sâu.
Ngoài ra, một miếng phômai giàu protein ăn sau khi ăn táo sẽ giúp bà bầu có thêm dinh dưỡng.
Khoai lang sấy
Khi bạn thèm món gì đó giòn giòn, ngọt ngọt thì những miếng khoai lang sấy sẽ là món ăn vặt hữu ích. Nếu có lò nướng và khéo tay, bạn có thể tự làm khoai lang chip vì nó sẽ ít natri và chất béo hơn so với khoai lang sấy mua sẵn. Thêm vào đó, bạn còn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe từ khoai lang như kali, chất xơ, vitamin A, C và B6.Ngũ cốcHầu hết các loại ngũ cốc đều chứa các loại vitamin cần thiết, khoáng chất, axit folic có tác dụng làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi . Bên cạnh đó, ngũ cốc rất giàu chất xơ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và hạn chế tối đa chứng táo bón. Ngoài ra, ăn ngũ cốc có thể giúp mẹ bầu chống lại các bệnh viêm nhiễm vòm miệng, viêm lưỡi, loét miệng...
Khi bạn thèm món gì đó giòn giòn, ngọt ngọt thì những miếng khoai lang sấy sẽ là món ăn vặt hữu ích. (ảnh minh họa)
Cà rốt
Cà rốt rất dồi dào vitamin A và chất xơ. Bổ sung cà rốt trong chế độ ăn hàng ngày giúp thai nhi sáng mắt. Chị em nên ăn kèm cà rốt tý hon cùng sữa chua hoặc làm salad cũng với súp lơ và rau bina.
Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của thai nhi. Các mẹ bầu có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng chuẩn tại bài viết "Chế độ ăn uống dinh dưỡng cho mẹ bầu"
Trứng luộc
Trứng luộc kỹ có hàm lượng protein cao. Nếu bạn chỉ thích lòng trắng trứng thì bây giờ là lúc bạn cần ăn cả lòng đỏ. Lòng trắng chứa nhiều protein, còn lòng đỏ có đầy đủ chất dinh dưỡng có giá trị như choline - chất đóng vai trò quan trọng trong não và hệ thần kinh của thai nhi; folate giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
Cà chua bi
Nếu bạn chỉ thích có món gì nhai mà không nhiều kalo thì cà chua bi là một gợi ý. Bạn có thể ăn nửa bát con cà chua bi mà chỉ có dưới 50kalo.Dồi dào vitamin C, cà chua bi còn cung cấp hàm lượng lớn lycopene - một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim. Cộng với một số lượng lớn chất xơ, vitamin A và một ít folate, cà chua bi là món ăn được coi là nhiều dinh dưỡng.
Theo Khám Phá
5 món ngon có lợi cho người sắp sinh Mỗi món ăn là một liều thuốc giúp cho các mẹ bầu bổ sung chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Các món ăn này cũng rất dễ chế biến. Bà bầu có thể tự vào bếp hoặc nhờ người thân chế biến theo hướng dẫn dưới đây nhé. 1. CHÁO LƯƠN - mát cho cơ thể, tránh đổ máu cam Nguyên...