Nghề bảo mẫu bất ngờ trở nên hấp dẫn với các cô gái trẻ
Nhờ mức lương hấp dẫn so với nhiều công việc part-time khác, trông trẻ mẫu giáo theo giờ đang thu hút cả sinh viên lẫn người trẻ đã đi làm ở xứ kim chi.
Trông trẻ bất ngờ trở thành một công việc bán thời gian phổ biến của thế hệ trẻ Hàn Quốc, theo Chosun Ilbo.
Từng bị chi phối bởi phụ nữ trung niên lớn tuổi có kinh nghiệm nuôi dạy con cái, các vị trí này giờ đây thu hút nhóm đối tượng trẻ hơn – những người đã chấp nhận nền kinh tế mà mọi người thường làm công việc part time hoặc tạm thời, còn các công ty có xu hướng thuê người làm việc tự do thay vì nhân viên toàn thời gian.
Nhiều bà mẹ ở xứ củ sâm có xu hướng thuê những người trẻ trong độ tuổi 20-30 để trông nom cho con mình. Ảnh: Korea Bizwire.
Mom-Sitter, một dịch vụ chăm sóc trẻ em ra mắt vào năm 2016 tại Hàn Quốc, có 690.000 thành viên và 62,4% trong số đó ở độ tuổi 20-30. Số lượng người đăng ký nhận trông trẻ đã tăng gấp đôi trong ba năm qua.
Điểm hấp dẫn người trẻ nằm ở chỗ mức lương theo giờ cao hơn 30% so với mức lương tối thiểu trong hầu hết việc làm bán thời gian khác.
Video đang HOT
Sinh viên đại học Kim Chae-rin (22 tuổi) bắt đầu nhận trông, giữ trẻ theo giờ từ 2 năm trước. Cô cũng làm part-time cho một vài nơi khác nhưng trông trẻ là việc thuận tiện nhất, giúp cô có thêm thu nhập trong thời gian rảnh rỗi chờ giữa các tiết học.
Một nhân viên tại một dịch vụ chăm sóc trẻ em khác cho biết những người giữ trẻ “thường chăm sóc trẻ mẫu giáo, chơi với chúng và giúp đỡ các hoạt động học tập trong khoảng 3-4 giờ/ngày”.
Nếu có thêm kỹ năng ngôn ngữ hoặc âm nhạc, họ có thể kiếm được từ 10.000 đến 60.000 won/giờ tùy thuộc vào kinh nghiệm.
Những người trẻ có kinh nghiệm về nghệ thuật, ngôn ngữ có thể có mức lương cạnh tranh hơn. Ảnh minh họa: Handout.
Một nhân viên của Mom-Sitter cho biết nhiều bà mẹ thường thích thuê những người trông trẻ ở độ tuổi 20 và 30 hơn.
Choi Min-ji (24 tuổi), sinh viên chuyên ngành sáng tác âm nhạc, thường trông trẻ trước khi lớp học bắt đầu lúc 9h sáng.
Choi Ji-young (29 tuổi) từng làm việc toàn thời gian tại một trung tâm giữ trẻ nhưng hiện chỉ nhận làm bán thời gian, cho biết: “Tôi đủ khả năng kiếm sống bằng công việc giữ trẻ 20 giờ/tuần và có thể đi làm thêm nếu cần nhiều tiền hơn”.
Giáo sư Jung Jae-hoon tại Đại học Phụ nữ Seoul cho biết: “Tỷ lệ sinh thấp có nghĩa là nhiều gia đình chỉ có một con và cha mẹ tất yếu có xu hướng đầu tư, chi tiêu nhiều hơn cho đứa trẻ đó. Điều này đã tạo điều kiện tốt hơn cho người trông trẻ và thu hút nhiều người hơn vào việc làm này”.
Giáo dục học sinh đa văn hóa ở Hàn Quốc
Trong bối cảnh Hàn Quốc đang nhanh chóng chuyển mình thành một xã hội đa văn hóa, giới quan sát nhận định, giáo dục học sinh đa văn hóa tại quốc gia Đông Á này đã có được những thành công nhất định.
Giờ học nhạc tại một trường tiểu học đa văn hóa ở Hàn Quốc
Với sự gia tăng số lượng người nhập cư từ nước ngoài, trong khi tỷ lệ sinh thấp, Hàn Quốc đang nhanh chóng trở thành một xã hội đa văn hóa. Số lượng học sinh trong các gia đình đa văn hóa hiện là 160.000 em, chiếm 3% tổng số học sinh đang theo học các bậc học phổ thông trong năm 2021.
Số học sinh dạng này có xu hướng tăng thêm hơn 10.000 em/năm trong 8 năm gần đây. Tổng số học sinh đa văn hóa tăng từ hơn 38.000 em năm 2011 lên gấp 4 lần sau 10 năm. Năm 2011, tỷ lệ học sinh đa văn hóa trên tổng số học sinh cả nước là 0,55%, đến 10 năm sau là 3%.
Thực tế, do tỷ lệ sinh thấp, số học sinh các bậc học đã giảm từ 6,98 triệu em năm 2011 xuống 5,33 triệu em trong năm nay; trong khi tỷ lệ sinh ở các gia đình đa văn hóa lại ở mức cao. Năm ngoái, số trẻ sơ sinh trong các gia đình đa văn hóa chiếm 5,9% tổng số trẻ chào đời tại Hàn Quốc. Các chuyên gia dự đoán tỷ lệ học sinh đa văn hóa sẽ vượt ngưỡng 6% trong tương lai gần.
Giáo dục học sinh đa văn hóa tại Hàn Quốc được đánh giá tương đối thành công cho tới thời điểm hiện tại. Một dẫn chứng tiêu biểu là tỷ lệ đi học của học sinh gia đình đa văn hóa, từng đạt 78,7% năm 2012, đã tăng thành 93,1% năm 2018. Có được điều này là nhờ các chính sách hỗ trợ đa dạng dành cho học sinh gia đình đa văn hóa.
Bộ Giáo dục Hàn Quốc đang mở lớp học tiếng Hàn tại hơn 370 trường học cả nước, giúp học sinh người nước ngoài nhập cảnh Hàn Quốc giữa chừng có thể sớm thích nghi với xã hội trong nước.
Những trường không có lớp tiếng Hàn, sẽ nhờ sự hỗ trợ của trung tâm hỗ trợ giáo dục đa văn hóa trực thuộc sở giáo dục của mỗi địa phương. Bộ Giáo dục còn mở trường học chính sách giáo dục đa văn hóa, triển khai các dự án tư vấn, hỗ trợ phát triển thế mạnh song song 2 ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ và tiếng Hàn) cho sinh viên đại học của những gia đình đa văn hóa.
Tuy nhiên, còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết. Không ít trường hợp học sinh đa văn hóa bỏ học vì bị phân biệt đối xử, cô lập, bất tiện trong giao tiếp. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn ở thanh thiếu niên gia đình đa văn hóa không sinh ra ở Hàn Quốc mà nhập cảnh giữa chừng.
Tỷ lệ bỏ học ở học sinh tiểu học gia đình đa văn hóa năm 2017 là 1,3%, cao gấp 4,5 lần so với tỷ lệ bỏ học của học sinh bình thường. Tỷ lệ bỏ học bậc THCS là 2,1% và THPT là 2,7%. Các chuyên gia chỉ ra rằng, đã đến lúc phải đào tạo về đa văn hóa cho học sinh, xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử. Sự phân biệt này không chỉ dừng lại là vấn đề riêng trong trường học, mà bắt nguồn từ định kiến trong gia đình và xã hội nói chung.
Mặc dù Hàn Quốc đang tiến nhanh vào một xã hội đa văn hóa, nhưng số lượng "trường học chính sách đa văn hóa" mới chỉ dừng lại ở con số hơn 660 trường, do tiêu chuẩn chỉ định là phải có tỷ lệ học sinh đa văn hóa chiếm trên 30%...
"Giải cứu" stress, trầm cảm học đường Sinh viên, học sinh đang đối diện với rất nhiều áp lực. Đó có thể là trục trặc trong gia đình, tình yêu, học tập, các mối quan hệ khác ThS Trần Nam, Trưởng Phòng Truyền thông Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM, cho biết nhà trường hiện có 2 trung tâm hỗ trợ tư vấn...