Nghệ An xây dựng 3 phương án dạy học ứng phó với dịch Covid-19
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã có 3 phương án dạy học trong bối cảnh các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 16, 15 và 19 của Thủ tướng Chính phủ.
Một học sinh học trực tuyến ở TP Vinh.
Chiều 20/9, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An Nguyễn Trọng Hoàn cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An vừa ban hành Văn bản số 1899/SGD&ĐT-VP “Về việc hướng dẫn xây dựng phương án dạy học ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022″.
Các địa phương, khu vực thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 triển khai dạy học trực tuyến. Riêng đối với các huyện miền núi kết hợp dạy học trực tuyến và giao bài để đảm bảo tất cả học sinh đều được học tập.
Các địa phương thực hiện Chỉ thị 15 triển khai dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến, trong đó dạy học trực tiếp tương đương 50% nội dung và thời lượng. Khi dạy học trực tiếp các nhà trường thực hiện việc chia lớp cũ thành hai lớp chẵn, lẻ, để lớp chẵn học theo ngày chẵn, lớp lẻ học theo ngày lẻ, nhằm đảm bảo an toàn phòng chống dịch.
Riêng với cấp tiểu học, với các trường có số học sinh lớn, vùng có nguy cơ lây nhiễm cao cần kết hợp chia học sinh theo ca các khối 1, 2, 5 học buổi sáng các khối 3, 4 học buổi chiều.
Video đang HOT
Các nhà trường xây dựng nội dung và thời lượng để dạy trực tuyến và trực tiếp đồng thời, xây dựng nội dung và thời lượng để học sinh tự học có hướng dẫn, nội dung khuyến khích học sinh tự học.
Đối với các vùng đô thị, vùng có điều kiện thuận lợi có thể tăng thời lượng dạy học trực tuyến.
Đối với địa phương thực hiện Chỉ thị 19 sẽ thực hiện dạy học trực tiếp, riêng đối với các trường có học sinh lớn, vùng có nguy cơ lây nhiễm cao chia các khối học theo ca để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch. Ngoài ra, duy trì ít nhất mỗi tuần 1 buổi học trực tuyến để hỗ trợ dạy học trực tiếp đồng thời nâng cao kỹ năng dạy, học trực tuyến, sẵn sàng chủ động chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp sang trực tuyến khi tình hình dịch diễn biến phức tạp (trừ các trường vùng khó khăn).
Cũng theo phương án này, Nghệ An sẽ tổ chức ngày hội đến trường của bé đối với bậc học mầm non vào thứ hai, ngày 04/10/2021.
Tuy nhiên, các địa phương thực hiện Chỉ thị 16, Chỉ thị 15 chưa cho trẻ đến trường. Với các địa phương thực hiện Chỉ thị 19 chỉ cho trẻ đến trường đối với các trường đã đảm bảo an toàn.
Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Nghệ An chỉ còn TP Vinh, huyện Quế Phong và một số xã ở một số địa phương khác đang thực hiện Chỉ thị 15 một số xã thực hiện Chỉ thị 16 còn 19/21 huyện, thị khác trong tỉnh đã trở về trạng thái bình thường mới, theo Chỉ thị 19.
Thừa Thiên Huế triển khai nhiều hình thức dạy học phù hợp diễn biến dịch Covid-19
Dịch Covid-19 kéo dài, ngành GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai dạy học trên truyền hình và dạy học online.
Tại các huyện miền núi, việc dạy và học gặp nhiều khó khăn. Sau tuần học đầu tiên, ngành GD-ĐT Thừa Thiên Huế đã thay đổi theo hướng dạy học phân hóa, phù hợp từng vùng, miền
Hai tuần nay, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai dạy, học, qua truyền hình đối học sinh lớp 1, 2 và lớp 6. Các khối lớp còn lại, tổ chức học trực tuyến trên các phần mềm kết nối qua internet ngay tuần đầu tiên của năm học. Việc triển khai dạy học qua internet và truyền hình tương đối thuận lợi đối với học sinh thành phố và các vùng lân cận, có điều kiện về hạ tầng công nghệ. Đối với các huyện miền núi cao như Nam Đông, A Lưới, công tác dạy học bằng hình thức này rất khó khăn. Bên cạnh việc dạy, giáo viên phải nắm bắt điều kiện, hoàn cảnh của từng em, buộc phải tập trung học sinh theo nhóm để các em có thể sử dụng chung máy tính hoặc điện thoại. Cô giáo Trần Thị Tỷ Muội, Hiệu trưởng Trường THCS Quang Trung, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới cho biết: Trường có gần 300 học sinh, 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Sau khi nắm bắt tình hình học sinh, giáo viên phối hợp với phụ huynh ghép từng nhóm nhỏ để hướng dẫn, củng cố kiến thức sau khi học online.
Các trường trên địa bàn huyện A Lưới, thực hiện khử khuẩn cho học sinh trước lúc vào lớp
"Trong tuần đầu, trường gặp rất nhiều khó khăn. Đó là dạy học online, học sinh có máy thì rất ít, nhiệm vụ của giáo viên là phải gom lại học sinh để học sinh có thể cùng nhau học tập. Mỗi nhóm như thế, trường phân một nhóm trưởng và cùng với giáo viên vào cuộc với các em. Cho nên, mặc dù có những khó khăn nhất định trong dịch nhưng trường cũng vượt qua được những khó khăn đó"- cô Muội nói.
Huyện A Lưới hiện có 48 cơ sở giáo dục, đào tạo với khoảng 12.000 học sinh các cấp. Trong đó, hơn 90% học sinh là người dân tộc thiểu số như Tà Ôi, Pa Kô, Cơ Tu, Vân Kiều. Đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, đa số học sinh không có phương tiện để học trực tuyến, học qua truyền hình. Thiếu phương tiện, máy móc, việc tiếp cận từ học trực tuyến của các em cũng hạn chế.
Học sinh ở huyện miền núi huyện A Lưới
Ông Trần Viết Văn, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện A Lưới cho biết, huyện đã chỉ đạo các trường giao nhiệm vụ cho giáo viên về nhà hướng dẫn, hỗ trợ từng nhóm học sinh: "Nếu quá trình dịch bệnh còn kéo dài hoặc diễn biến phức tạp, thì trên địa bàn chúng tôi đã có những phương án để dạy học hình thức khác như trực tuyến, rồi dạy học online. Đối với các xã vùng xa,hệ thông hạ tầng internet còn ít để khó khăn cho con em, cho học sinh hỗ trợ trong việc tự học online thì tỉ lệ dưới 50%, đặc biệt là hai xã Hồng Thủy và A Roàng dưới 15% mà học sinh có những thiết bị hỗ trợ cho việc học online này".
Học sinh ở Trường THCS Quang Trung, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế
Thực tế cho thấy, việc học qua sóng truyền hình và trực tuyến qua điện thoại, máy tính ở miền núi gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết những vấn đề trước mắt, nhà trường, giáo viên ở các huyện miền núi phải hết sức linh hoạt dạy học bằng nhiều hình thức. Các thầy, cô giáo cố gắng tìm cách chuyển bài đến với học sinh, kết nối thường xuyên, giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức.
Sau một tuần học oline và truyền hình học sinh ở huyện miền núi A Lưới trở lại trường
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay: "Hai huyện miền núi là Nam Đông và A Lưới là hai địa phương cơ bản kiểm soát dịch tốt, nên lanh đạo tỉnh đã cho chủ trương hai địa bàn này được phép dạy học trực tiếp. Hiện nay cơ bản đã giải quyết được khó khăn của hai địa bàn huyện Nam Đông, A Lưới về việc thiếu các phương tiện học tập cho các em học sinh. Còn lại, các địa phương khác chúng tôi tiếp tục thực hiện hình thức dạy học online và dạy học trên sóng truyền hình"./.
Tiết học online của trẻ tiểu học ở TP.HCM không quá 25 phút Sở GD&ĐT TP.HCM quy định mỗi tiết học online của học sinh tiểu học chỉ trong khoảng 20-25 phút, mỗi buổi học không quá 4 tiết, giữa mỗi tiết có 5-7 phút giải lao. Đó là một trong những nội dung của hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 và một số lưu ý...