Nghệ An triển khai trao học bổng khuyến học trực tuyến lần thứ 2
Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An vừa phát động phong trào thi đua “Tháng khuyến học Nghệ An” lần thứ XVI – 2019 và tiếp tục đẩy mạnh các mô hình học tập mới.
Vừa qua, Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019 trước thềm năm học mới. Tham dự hội nghị có PGS.TS Thái Văn Thành – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An; Trần Xuân Bí – Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An và đại diện các sở, ban, ngành liên quan.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, các phong trào thi đua “ Học tập suốt đời trong các gia đình, dòng họ, cộng đồng” tiếp tục đẩy mạnh trên khắp cả tỉnh. Thông qua phong trào, các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng.
Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An phối hợp cùng Hệ thống Giáo dục HOCMAI triển khai 300 suất học bổng trực tuyến.
Đặc biệt, một trong những hoạt động nổi bật của Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An 6 tháng đầu năm 2019 đó là công tác vận động quỹ khuyến học được các cấp hội chủ động và dành nhiều công sức, triển khai sáng tạo bằng nhiều hình thức để gây Quỹ Khuyến học làm học bổng trao tặng cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi.
Theo đó, tổng số quỹ vận động được là 46 tỷ 771 triệu đồng. Trong đó, số kinh phí đã chi thưởng và học bổng khuyến học là 22 tỷ 741 triệu đồng, tương ứng với trên 83.990 suất phần thưởng và học bổng khuyến học.
Bên cạnh việc phát động phong trào thi đua “Tháng khuyến học Nghệ An” lần thứ XVI – Tiếp sức cho học sinh đến trường năm học 2019 – 2020, hội nghị còn đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm việc triển khai xây dựng, phát triển các mô hình và phương pháp học tập mới tại các địa phương, trong đó Hội Khuyến học đặc biệt quan tâm tới việc phổ cập phương pháp học trực tuyến tới học sinh toàn tỉnh.
Video đang HOT
Nhân dịp này, Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An phối hợp cùng Hệ thống Giáo dục HOCMAI triển khai trao 300 suất học bổng trực tuyến dành cho học sinh phổ thông trị giá 240 triệu đồng. Bên cạnh đó, Hội cũng phối hợp cùng với đơn vị này trao 5 suất học bổng đặc biệt cho học sinh xuất sắc Trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh Nghệ An Trần Xuân Bí đã đánh giá cao về những nỗ lực cố gắng của tỉnh Nghệ An trong công tác xây dựng truyền thống học tập và phát triển phương pháp học trực tuyến trên toàn tỉnh.
“Hiện nay, hoạt động khuyến học trực tuyến có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nơi đây trở thành một thành phố học tập, góp phần lớn thúc đẩy việc chủ động tự học của mỗi người dân. Đồng thời, học trực tuyến mở ra một hướng đi mới đó và đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ khi có hàng chục nghìn người tham gia học tập” – ông Trần Xuân Bí chia sẻ.
Theo ông Trương Minh Hoàng – đại diện Hệ thống giáo dục HOCMAI – với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển của hạ tầng internet, học trực tuyến đã phát triển rất mạnh mẽ trong học sinh phổ thông trên cả nước. Trong đó, Nghệ An là một tỉnh nổi bật về tinh thần học tập chủ động với rất nhiều gương học sinh đạt thành tích cao trong các kì thi. HOCMAI hi vọng rằng, với những suất học bổng này, các em sẽ có thêm hình thức học tập mới, hiệu quả và hiện đại hơn.
Tháng 7 vừa qua, HOCMAI cũng trực tiếp cùng Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An trao tặng học bổng cho các học sinh đạt thành tích cao trong kì thi vào lớp 10, các em cũng là những tấm gương về tính tự giác, chủ động học tập, khai thác các mô hình học tập mới, hiện đại. Trước đó, Trung ương Hội khuyến học Việt Nam và Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An cũng đã phối hợp với Hệ thống Giáo dục HOCMAI trao tặng 330 suất học bổng trực tuyến dành cho học sinh phổ thông tới Hội Khuyến học Thị xã Cửa Lò.
P.V
Theo laodongthudo
Đào tạo văn bằng 2: Bài toán uy tín và chất lượng
Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển động rất nhanh như hiện nay việc đào tạo văn bằng 2 là nhu cầu của xã hội, nhu cầu học tập suốt đời của công dân. Vấn đề, việc thực hiện và kiểm tra cần phải được tuân thủ theo quy định. Đó là chia sẻ của PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân).
Trên giảng đường của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Xu hướng của thế giới
Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), việc đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Đông Đô có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên sẽ được pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên không vì việc đó mà chúng ta xem nhẹ việc đào tạo văn bằng 2.
"Thực ra đào tạo chính quy tập trung đối với tuổi trẻ chưa chắc đã quan trọng bằng học suốt đời. Trong xã hội hiện đại, trung bình mỗi người có thể làm 2 - 3 nghề trong cuộc đời lao động. Cho nên đào tạo liên tục, trong đó có đào tạo nghề, đào tạo chuyển đổi cấp ĐH như là văn bằng 2 cũng được nhìn nhận là vấn đề nghiêm túc. Đó là xu hướng của thế giới" - PGS Nguyễn Phong Điền
Liên quan đến vấn đề chất lượng đào tạo văn bằng 2, PGS Nguyễn Phong Điền nhấn mạnh, điều quan trọng là bản thân trường ĐH đó phải bảo đảm được chất lượng đào tạo. Chương trình văn bằng 2 phải được thiết kế tương đương với chương trình chính quy và không được cắt xén. "Vì vậy, tôi cho rằng, nếu các trường làm đúng quy trình, tuân thủ các quy định thì không lo về chất lượng. Hơn nữa, bây giờ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, các hình thức đào tạo không ghi rõ trong văn bằng nên các trường càng cần phải giữ uy tín, thương hiệu, tuyệt đối không được làm sai luật" - PGS Nguyễn Phong Điền nhấn mạnh.
Việc quản lý đào tạo văn bằng 2 ở thời điểm hiện tại rất ổn định. Tuy nhiên, cơ quan quản lý Nhà nước nên cập nhật để có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, nhất là hiện nay Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH đã có hiệu lực.
"Theo tôi, dù là văn bằng 2 hay hệ đào tạo tập trung chính quy truyền thống thì nên có quy chế thống nhất. Theo đó, đề thi và hội đồng xét tốt nghiệp phải tương đương nhau để không có chuyện nương nhẹ với những người theo học văn bằng 2. Mỗi năm, Trường ĐH Bách khoa có khoảng 200 - 300 sinh viên học văn bằng 2." - PGS Nguyễn Phong Điền.
Nhu cầu rất thực tế
Liên quan đến vấn đề đào tạo văn bằng 2, PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) chia sẻ: Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển động rất nhanh như hiện nay, không thể nói là cần thiết hay không cần thiết việc đào tạo văn bằng 2. Bởi đó là nhu cầu của xã hội, nhu cầu học tập suốt đời của công dân. Với thị trường lao động biến động nhanh như vậy và với yêu cầu của nền kinh tế thị trường thì việc đào tạo văn bằng 2 là cần thiết, là nhu cầu rất thực tế. Vấn đề ở chỗ, việc thực hiện và kiểm tra các quy định cần phải được tuân thủ theo quy định.
Khẳng định, cơ hội học tập và việc làm sau tốt nghiệp của người học học hệ văn bằng 2 với hệ chính quy truyền thống là như nhau, PGS Bùi Đức Triệu cho rằng, chương trình nào cũng phải được kiểm định chất lượng. Chẳng hạn như: Ở Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tất cả văn bằng 2 đều học chung với hệ chính quy. Ngoài ra, các chương trình được bảo đảm đúng các quy định, đáp ứng chuẩn đầu ra của hệ chính quy. Vì thế chất lượng đào tạo hoàn toàn như nhau.
Trung bình mỗi năm Trường ĐH Kinh tế Quốc dân có khoảng 300 sinh viên theo học hệ văn bằng 2. Hiện nay nhu cầu học văn bằng 2 đang đi vào trạng thái rất cân bằng; các trường ĐH muốn tuyển sinh nhiều hơn cũng không được. Vì thế, nên theo quy luật tự nhiên và nhu cầu của xã hội.
Hiện các quy định liên quan đến đào tạo, quản lý, cấp văn bằng 2 rất rõ ràng và chặt chẽ. Các quy định của Bộ GD&ĐT, của Nhà nước tương đối ổn định, bắt buộc các trường thực hiện nghiêm túc.
PGS Bùi Đức Triệu dẫn giải: Để được đào tạo văn bằng 2 thì trường ĐH phải có hệ đào tạo chính quy. "Với những trường truyền thống, các ngành chính quy thường phải đào tạo mấy chục năm rồi mới mở văn bằng 2, không thể mở ngay được" - PGS Bùi Đức Triệu nhấn mạnh.
Từ câu chuyện đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh sai quy định của Trường ĐH Đông Đô, các chuyên gia cho rằng, không thể quy kết điều đó thành bản chất và đánh đồng tất cả về chất lượng đào tạo hệ văn bằng 2 của các trường ĐH.
Minh Phong
Theo GDTĐ
Tất cả mọi người đều có cơ hội học tập Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật Giáo dục 2019 quy định: Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên (GDTX). Việc bổ sung quy định thúc đẩy việc học tập của người lớn thông qua GDTX phù hợp với xu hướng phát triển...