Nghệ An trang bị kiến thức phòng chống đuối nước cho học sinh
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm.
Các ngành chức năng Nghệ An đã có nhiều biện pháp tuyên truyền phòng chống đuối nước, trong đó có Bộ đội Biên phòng Nghệ An.
Hằng năm, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Lò – Bến Thủy (Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An) đã phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh.
Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Lò – Bến Thủy hướng dẫn học sinh thực hành kỹ năng sơ cứu đuối nước (ảnh HT)
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Lò – Bến Thủy đã hướng dẫn các em tránh những nơi nguy hiểm, cách xử lý khi gặp sự cố, cấp cứu nạn nhân bị đuối nước, tổ chức thực hành kỹ năng… Các buổi hướng dẫn thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, mang lại những kết quả tích cực.
Việc trang bị kiến thức phòng, chống đuối nước cho học sinh là rất cần thiết. Tuy nhiên, ngoài việc tuyên truyền nâng cao nhận thức để hạn chế các vụ tai nạn đuối nước, mỗi gia đình cần quản lý chặt con em mình, không để các em tắm hoặc chơi gần sông, hồ, những nơi nguy hiểm…
Giá trị thiết thực từ "Điều ước cho em" với học sinh dân tộc thiểu số Nghệ An
Sự hỗ trợ thiết thực, ý nghĩa của Chương trình "Điều ước cho em" đã góp phần giúp học sinh dân tộc thiểu số khó khăn tại Nghệ An có điều kiện thuận lợi hơn trong học tập.
Video đang HOT
Giờ học môn Tin của học sinh Trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh Nghệ An
Các nhà trường cũng tích cực kết nối, kêu gọi các nguồn hỗ trợ, để ngày càng nhiều thêm "ước mơ của em" thành hiện thực.
Món quà ý nghĩa cho học sinh DTTS
Đầu năm 2021, Chương trình "Điều ước cho em" qua sự kết nối của Văn phòng Báo Giáo dục và Thời đại khu vực Bắc Trung bộ đã trao 200 chăn ấm, 4 bộ máy tính, 40 suất học bổng cho HS 2 Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An. Đây là 2 ngôi trường có vai trò tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Vì vậy, hầu hết học sinh của trường đều đến từ xã bản khó khăn, xa xôi, đời sống kinh tế vất vả.
Cô Nguyễn Thị Kiều Hoa - Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho hay: Với học sinh dân tộc nội trú, vượt núi xuống trường đi học đã là nỗ lực lớn. Vì vậy, mỗi món quà, học bổng đến với học sinh của trường, là nguồn động lực để các em phấn đấu, vươn lên trong học tập đạt được mơ ước của mình.
Quà tặng từ Chương trình "Điều ước cho em" gồm 2 máy tính được bổ sung vào phòng Tin học của Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An.
Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An là một trong 5 đơn vị được chọn thí điểm trường trọng điểm chất lượng cao (đối với bậc THPT). Tuy nhiên, do đã xây dựng từ lâu nên cơ sở vật chất của trường chưa đồng bộ. Đặc biệt thiếu nhiều máy vi tính đáp ứng nhu cầu học môn Tin học theo chuẩn của trường trọng điểm.
Hiệu trưởng nhà trường cho hay, 2 bộ máy tính được trao tặng từ Chương trình Điều ước cho em được bổ sung vào phòng Tin học và sử dụng tốt. Nhà trường cũng tiếp tục kêu gọi, kết nối nguồn lực xã hội hóa để có thêm thiết bị cho phòng vi tính và thư viện thông tin. Bởi với hơn 500 học sinh, nhu cầu sử dụng máy móc thiết bị kết nối Internet để tìm kiếm tài liệu, học trực tuyến của các em rất lớn. Trong khi phần lớn học sinh của trường có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có máy tính cá nhân.
Cô Tùng Linh - GV Tin học - Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An cho biết: Trường có 2 phòng máy, đều hoạt động tối đa. Trong đó, ngoài giờ học chính khóa, các buổi chiều và tối, máy tính được ưu tiên cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin và học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp. Dù khó khăn, nhưng kỳ thi HS giỏi tỉnh vừa qua, đội tuyển Tin học của trường đều đạt giải, trong có có 1 giải Ba.
Em Vi Thị Thân (HS lớp 11) đến từ huyện miền núi Tương Dương. Nhà nghèo nên bố mẹ không có tiền mua máy vi tính cho em. Vì vậy, các kỹ năng tin học cơ bản Thân đều học ở trên lớp với sự hướng dẫn của cô giáo. Phòng vi tính chỉ có 25 máy, một vài bạn sẽ phải sử dụng chung. Những lúc như vậy, em và bạn sẽ thay nhau thao tác, hướng dẫn cho nhau những chỗ chưa biết.
Niềm vui mới ở xã tái định cư
Sau gần 2 tháng thi công, thầy Nguyễn Xuân Tý - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Lâm (xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, Nghệ An) phấn khởi thông báo, cổng trường mới đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Cổng trường cùng hệ thống tường bao mới kiên cố, chắc chắn, cao đẹp góp phần tạo khuôn viên trường đẹp hơn. Đây không chỉ là niềm vui của nhà trường, mà của đông đảo phụ huynh vùng tái định cư.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh trao quà Chương trình "Điều ước cho em" cho trường học vùng tái định cư thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An).
Trước đó, qua nhiều năm sử dụng, cổng Trường Tiểu học Kim Lâm xuống cấp, gây nguy hiểm cho học sinh lẫn phụ huynh khi đưa đón con em. Nhưng do chưa đủ kinh phí, việc vận động xã hội hóa gặp khó khăn do phụ huynh đều là bà con dân tộc thiểu số, nhà trường chưa dám triển khai xây dựng cổng mới.
Thực hiện Chương trình "Điều ước cho em", qua sự kết nối của Báo Giáo dục và Thời đại, Bộ GD&ĐT đã hỗ trợ Trường Tiểu học Kim Lâm 30 triệu đồng để xây dựng cổng trường. Thầy Nguyễn Xuân Tý chia sẻ: Nhờ sự hỗ trợ đó, nhà trường mới mạnh dạn xây cổng mới. Số tiền còn thiếu, nhà trường trích từ nguồn chi thường xuyên và sẽ xin thêm các nguồn khác như: kinh phí địa phương, tài trợ giáo dục... Cổng trường mới kiên cố hoàn thiện, ước mơ của thầy trò, phụ huynh cũng đã thành hiện thực. Quan trọng nhất chính là đảm bảo an toàn, an ninh trường học.
Ngoài số tiền hỗ trợ xây dựng cổng trường, Chương trình "Điều ước cho em" cũng tặng cho trường 30 bộ bàn ghế mới. Số bàn ghế này thay thế cho bàn ghế cũ đã hư hỏng, bổ sung vào các phòng học mới cho học sinh sử dụng.
Từ sự hỗ trợ của Chương trình "Điều ước cho em" cổng Trường Tiểu học Kim Lâm (huyện Thanh Chương, Nghệ An) được xây dựng, bảo đảm an toàn, an ninh trường học.
Cũng là xã tái định cư thủy điện Bản Vẽ, các trường học tại xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương (Nghệ An) còn nhiều thiếu thốn, vất vả. Đặc biệt là sau hơn 15 năm sử dụng, cơ sở vật chất được Ban Quản lý Thủy điện Bản Vẽ xây dựng đã xuống cấp. Các nhà trường phải thường xuyên tu sửa, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học.
Chương trình "Điều ước cho em" cũng trao món quà thiết thực, ý nghĩa cho Trường Tiểu học Hương Tiến (xã Ngọc Lâm, Thanh Chương) gồm 1 ti vi 55 inch, 8 bảng chống lóa. Số thiết bị này được đưa đến tận nơi lắp đặt cho thầy - trò sử dụng, phục vụ dạy học theo Chương trình GD phổ thông mới.
Thầy Đậu Đình Đức - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hương Tiến trao đổi: Dạy học chương trình SGK mới có cả kênh hình lẫn kênh chữ. Vì vậy, bảng chống lóa thiết kế kiểu mới, có chỗ đặt tivi ở giữa và kéo bảng ra - vào là phù hợp cho trẻ tiểu học. Sau khi vận động các nguồn xã hội hóa, trường vẫn thiếu 8 bảng, và đã được Chương trình "Điều ước cho em" trao tặng. Món quà đến kịp thời đã hỗ trợ tốt cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
Thầy Đức cũng chia sẻ thêm: Có một ngôi trường tiểu học bán trú với cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại là mơ ước của thầy trò 2 xã Ngọc Lâm, Thanh Sơn. Dù chưa thể thực hiện được ngay, nhưng sự quan tâm, hỗ trợ của địa phương, ngành Giáo dục đã giúp thầy trò 2 nhà trường có đủ điều kiện cần thiết để dạy học Chương trình GDPT 2018. Trong thời gian tới, chúng tôi mong Chương trình "Điều ước cho em" tiếp tục lan tỏa. Để học sinh những ngôi trường khó khăn như Hương Tiến, Kim Lâm có thêm nhiều sự hỗ trợ. Nhiều ước mơ được lắng nghe, thực hiện.
Khai giảng "CLB ngoại ngữ cộng đồng" miễn phí đầu tiên tại Nghệ An Ngày 3/4, tại xã Kim Liên (huyện Nam Đàn) và xã Môn Sơn (huyện Con Cuông) diễn ra lễ ra mắt và khai giảng "Câu lạc bộ ngoại ngữ cộng đồng" miễn phí đầu tiên của Nghệ An. Khai giảng mô hình "Câu lạc bộ tiếng Anh công đồng" tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Mô hình "Câu lạc bộ...