Nghệ An: Thưởng tết giáo viên từ gói mỳ chính tới vài trăm nghìn
Ngày 22/1, ngành giáo dục Nghệ An công bố mức thưởng tết Nguyên Đán Ất Mùi của các cán bộ, giáo viên, công nhân viên của ngành. Theo đó, tiền thưởng tết cho các giáo viên nhìn chung năm nay cao hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn thưởng tết ở mức thấp, hoặc không có, hay chỉ là gói mỳ chính vì “thu không đủ chi”.
Mức thưởng tết năm nay ngành giáo dục Nghệ An tuy có cao hơn năm ngoái nhưng vẫn ở mức thấp, nhiều trường không có thưởng tết.
Theo báo cáo của công đoàn ngành giáo dục, đối với các đơn vị trong ngành giáo dục trực thuộc cấp huyện, thành, thị, tiền thưởng Tết nhìn chung cũng rất thấp. Cụ thể như ở huyện Yên Thành, cán bộ giáo viên được thưởng 500.000/1 người. Ở huyện Tương Dương thưởng 100.000/1 người. Huyện Hưng Nguyên mức thưởng từ 300-800 nghìn/ người. Huyện Tân Kỳ thưởng 300 nghìn đồng và suất quà trị giá 335 nghìn. Ở huyện Kỳ Sơn mức thưởng tết là 150 nghìn và quà trị giá 167 nghìn.
Đặc biệt, trong số 120 đơn vị, có 2 trường không có tiền thưởng tết gồm THPT Cù Chính Lan ( Quỳnh Lưu) và THPT Tương Dương 1 (Tương Dương) do thu không đủ chi, số lượng tuyển sinh giảm và nguồn thu ít.
Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Thị Phượng – Chủ tịch công đoàn trường THPT Tương Dương 1, cho hay, do trường năm nay không có nguồn thu nên ngân sách không có để thưởng tết cho các cán bộ, giáo viên của trường. “Công đoàn trường chúng tôi cũng sẽ cố gắng tặng thưởng cho mỗi giáo viên 1 gói mỳ chính để động viên tinh thần mọi người ăn tết”, bà Phượng cho hay.
Cũng theo bà Lê Thị Hương Sen – Phó chủ tịch Công đoàn giáo dục Nghệ An, cho biết, hiện tại phía cơ quan cũng đã lên kế hoạch để tiến hành tặng thưởng 8 gói quà cho 8 giáo viên có chồng, con là chiến sĩ cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ ngoài khơi.
Bên cạnh đó, công đoàn ngành cũng đã tiến hành rà soát lại các trường hợp giáo viên, công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn để trao tặng tặng tiền, động viên, khích lệ tinh thần các cá nhân trong ngành dịp tết đến xuân về.
Video đang HOT
Ngoài ra, thông qua các nguồn kêu gọi hỗ trợ, ngành giáo dục Thái Bình sẽ trực tiếp lên tặng quà cho các giáo viên 6 trường thuộc các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Đô Lương. Liên đoàn lao động tỉnh và 1 số đơn vị hảo tâm khác cũng sẽ trao tặng 72 suất quà cho những giáo viên neo đơn, ốm đau.
“Chúng tôi sẽ tiến hành đi trao quà đến 8 trường hợp cán bộ, giáo viên có chồng làm cảnh sát biển. Chúng tôi cũng sẽ tiến hành trao quà cho gần 350 trường hợp là giáo viên, công nhân viên trong ngành ở Nghệ An có hoàn cảnh khó khăn những gói quà từ 300-500 nghìn đồng. Tuy quà nhỏ nhưng chủ yếu là để động viên, khích lệ tinh thần họ trong dịp tết Nguyên Đán”, bà Sen cho hay.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của ngành giáo dục Nghệ An, có 118 trong tổng số 120 đơn vị (trực thuộc Sở GD&ĐT Nghệ An) có tiền thưởng tết cho cán bộ, giáo viên. Trong đó, trường mầm non Hoa Sen có mức thưởng tết “khủng” nhất với 5.000.000 đồng/1 người. Trường thấp nhất là THPT Nam Đàn 2: 100.000 đồng. Còn lại các đơn vị khác có mức thưởng tết ở mức sàn trung bình từ 300-800 nghìn đồng. Mức thưởng bình quân chung của tất cả các trường là 666.000 đồng.
Nỗi niềm thưởng tết của các giáo viên miền núi
Nói đến chuyện thưởng tết có lẽ các giáo viên ở những xã, huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi là ít trông chờ nhất. Bởi ở đó, khoản thưởng tết cao nhất của họ cũng chỉ từ vài trăm nghìn, hoặc có khi chỉ là cân đường, hộp sữa hay gói mỳ chính về ăn tết.
Thầy Trịnh Xuân Dũng – Chủ tịch Công đoàn trường THCS Mậu Đức (Con Cuông) nhắc đến chuyện thưởng tết khiến thầy phần nào cũng thấy chạnh lòng buồn tủi. Không những buồn cho mình, thầy còn buồn cho những đồng nghiệp, những giáo viên khác trong trường mình.
Theo thầy Dũng, thưởng tết ở trường phụ thuộc vào những nguồn thu. Tuy nhiên, năm qua, tại trường không có nguồn thu nên ngân sách bị cạn kiệt. “Mình làm trong ngành đã lâu nên rất hiểu hoàn cảnh của nhà trường. Lấy nguồn thu nào đâu mà thưởng tết cho giáo viên. Riêng công đoàn thì hàng tháng thu quỹ anh em, cuối năm chắt chiu lại cũng chỉ đủ chia cho anh em mỗi người được 150-200 nghìn đồng về ăn tết”, thầy Dũng cho hay.
Nhờ sự sẻ chia, nhiều giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn sẽ được tặng thưởng phần quà đó tết.
Cũng như trường Mậu Đức, tại trường tiểu học Chi Khê 2 (Con Cuông) tiền thưởng tết năm nay chỉ từ 200-300.000 đồng nhưng là đã nhiều hơn so với những năm trước. Bởi có năm, giáo viên tại đây nhận thưởng tết chỉ là vài lít dầu ăn hay cân thịt, cặp bánh chưng…cho có không khí tết.
Thầy Lữ Văn Hùng – Hiệu trưởng trường tiểu học Chi Khê 2, chia sẻ: “Gọi là thưởng tết nhưng thực chất chỉ là những món quà nhỏ để động viên tình thần các giáo viên trong trường. Vì hàng năm, mỗi trường ngoài vài chục triệu để chi thường xuyên thì chúng tôi không biết trông chờ vào đâu nữa. Vì vậy, để có hỗ trợ cho giáo viên, trong năm chúng tôi phải tiết kiệm mọi khoản chi tiêu, cộng với quỹ công đoàn mỗi người được khoảng 200-300.000 đồng là tốt lắm rồi”.
Dù còn khó khăn như vậy, tuy nhiên, điều mà chúng tôi thấy vui và ấm áp hơn cả đó chính là sự sẻ chia, đùm bọc với giáo viên, với học sinh nghèo của các trường nơi đây.
Như tại trường Mậu Đức, từ đầu năm, nhà trường đã thành lập quỹ giáo viên, mỗi người 1 tháng sẽ đóng vào quỹ 10 – 20.000 đồng, đến cuối năm sẽ gom lại để tặng quà cho các học sinh nghèo. Bên cạnh đó, hàng tháng các giáo viên sẽ trích từ tiền lương của mình, một người 30.000 đồng để hỗ trợ thường xuyên cho các giáo viên khác bị bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Tại trường tiểu học Chi Khê 2, dịp tết này trường sẽ trao tặng quà cho 70 học sinh nghèo. Trong đó, 8 suất từ nguồn quỹ của đội, 10 suất của công đoàn trường do giáo viên tự đóng góp.
Theo Dantri
Vừa mổ ruột thừa vẫn chịu đau đi thi đại học
Vừa mổ ruột thừa xong nhưng em Phạm Nguyễn Anh Thy (ngụ Vĩnh Long) vẫn chịu đau vì vết mổ chưa lành nhưng em quyết tâm đi thi đại học thực hiện ước mơ của mình.
Gia đình em Thi cho biết, tối ngày 28/6, khi em Thy đang ôn thi ở TPHCM thì bất ngờ bị đau bụng. Sau đó, em Thy được đưa vào bệnh viện cấp cứu và bác sĩ kết luận em bị đau ruột thừa phải mổ gấp.
Em Thy được các bác sĩ tiến hành mổ ruột thừa ngay trong ngày 28/6. Sau đó, vào ngày 1/7, em được gia đình đưa về nhà ở Vĩnh Long để tĩnh dưỡng.
Thấy sức khỏe của con còn yếu sợ bị ảnh hưởng nên gia đình Thy có ý khuyên em bỏ thi, ở nhà nghỉ ngơi. Dù vậy, Thy gắng chịu đau và quyết tâm qua Cần Thơ dự thi ĐH đợt này. Ngày 3/7, Thy đã cùng mẹ qua Cần Thơ.
Em Thy trong ngày dự thi ĐH ở Cần Thơ.
Thy cho biết, đợt 1, em dự thi khối A1, ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường ĐH Kinh tế TPHCM; còn đợt 2 thì em thi khối D, ngành Kinh tế quốc tế của Trường ĐH Marketing TPHCM.
Mẹ Thy cho hay, do vết mổ chưa lành nên con gái của bà rất đau vì phải đi lại rất khó khăn. Sau khi thi xong, Thy phải lại trạm y tế để thay băng vết mổ. "Dù đau đến mấy nhưng em sẽ cố gắng, quyết tâm làm tốt bài thi để vào đại học với ngành mình yêu thích" - Thy nói.
Được biết, năm vừa qua, Thy đã từng thi đậu ĐH vào Trường ĐH KHXH&NV TPHCM. Tuy nhiên, ngành mà em chọn không phù hợp nên em chỉ học một học kỳ rồi bỏ học. Em ở lại TPHCM luyện thi để tiếp tục dự thi vào ngành khác theo sở thích của em.
Khâm phục sự cố gắng của em, chúng tôi chúc Thy sẽ đạt kết quả tốt trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.
Theo Dân trí
Đề Vật lý có nhiều câu đánh đố Chiều nay, sau khi kết thúc 90 phút bài thi môn Vật lý, trong khi một số thí sinh và nhận định đề Lý năm nay vừa tầm thì một số khác lại cho rằng đề khó hơn năm trước. Sáng mai, thí sinh thi môn cuối của đợt 1 kỳ thi ĐH năm 2014. Bạn Hoàng Quang Đức dự thi khối A1...