Nghệ An: Rà soát kỹ trường học trước khi sáp nhập điểm lẻ

Theo dõi VGT trên

Từ ngày 16 – 18/3, đoàn công tác của UBND tỉnh Nghệ An sẽ kiểm tra việc thực hiện quy hoạch mạng lưới phát triển giáo dục 2 huyện miền núi Kỳ Sơn và Tương Dương.

Nghệ An: Rà soát kỹ trường học trước khi sáp nhập điểm lẻ - Hình 1

Đoàn công tác của UBND tỉnh Nghệ An thăm học sinh ở bán trú tại Trường Tiểu học Mường Lống 1, huyện Kỳ Sơn

Ngày 16/3, ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Dân tộc đã thăm và kiểm tra tại một số trường học tại huyện Kỳ Sơn.

Đây là huyện miền núi khó khăn, xa xôi nhất tỉnh. Kỳ Sơn cũng còn nhiều điểm trường lẻ, phòng học tạm hoặc bán kiên cố, tập trung chủ yếu ở bậc tiểu học, mầm non.

Nghệ An: Rà soát kỹ trường học trước khi sáp nhập điểm lẻ - Hình 2

Kỳ Sơn là huyện miền núi cao khó khăn của Nghệ An, còn nhiều điểm trường lẻ, phòng học chưa kiên cố

Đoàn công tác đã thăm và kiểm tra trực tiếp tại Trường Tiểu học và PT DTBT THCS xã Chiêu Lưu; Tiểu học xã Hữu Kiệm; các trường mầm non, tiểu học và THCS của xã Mường Mống.

Trong đó, quan tâm đến vấn đề sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại các trường, các điểm trường, và việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến học sinh và nhà giáo trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

Những trường học này dù phân bố ở các địa bàn khác nhau, song điểm chung là gặp nhiều khó khăn, cản trở trong tổ chức bán trú cho học sinh DTTS, triển khai Chương trình GDPT, xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Nghệ An: Rà soát kỹ trường học trước khi sáp nhập điểm lẻ - Hình 3

Đoàn công tác quan tâm đến việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học các nhà trường

Thời gian qua, để tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục, huyện Kỳ Sơn đã thực hiện sáp nhập nhiều điểm trường lẻ. Đặc biệt, đây cũng là huyện đi đầu trong việc tổ chức mô hình trường tiểu học bán trú. Hiện có hơn 40 trường gom nhóm, đưa học sinh lớp 3 -5 từ điểm lẻ về trường chính và tổ chức bán trú tại trường từ thứ 2 đến thứ 6.

Video đang HOT

Tuy nhiên, do địa hình xa xôi, cách biệt, cơ sở vật chất thiếu thốn nên việc tổ chức bán trú còn gặp nhiều hạn chế. Để đảm bảo điều kiện học tập, sinh hoạt cho học sinh bán trú, chủ yếu dựa vào sự linh hoạt của nhà trường, địa phương và tâm huyết của giáo viên.

Nghệ An: Rà soát kỹ trường học trước khi sáp nhập điểm lẻ - Hình 4

Dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng Kỳ Sơn là huyện đi đầu trong việc tổ chức bán trú cho học sinh, đặc biệt ở bậc tiểu học

Qua nắm bắt các thông tin về nhà trường, ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ghi nhận và biểu dương nỗ lực cố gắng của nhà trường và thầy cô trên địa bàn Kỳ Sơn. Đặc biệt là có tới hơn 60% giáo viên cắm bản. Các thầy cô đã vượt qua những khó khăn trong điều kiện dạy học và cả sinh hoạt cá nhân để dạy chữ, dạy người, chăm lo cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số.

Nghệ An: Rà soát kỹ trường học trước khi sáp nhập điểm lẻ - Hình 5

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan rà soát kỹ thực trạng, có kế hoạch xây dựng mạng lưới trường lớp vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, vừa phù hợp thực tiễn địa phương

Trước những khó khăn về sáp nhập các điểm trường lẻ, tổ chức mô hình trường học bán trú, ông Bùi Đình Long đề nghị ngành giáo dục và các ngành liên quan rà soát kỹ thực trạng từng trường. Trên cơ sở đó, tổng hợp, báo cáo và kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh đưa vào kế hoạch đầu tư, ưu tiên xây dựng trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, lập kế hoạch cụ thể từng bước quy hoạch lại mạng lưới trường lớp vừa phù hợp với thực tiễn địa phương vừa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.

Theo kế hoạch, sau khi kết thúc làm việc tại Kỳ Sơn, đoàn công tác UBND tỉnh Nghệ An sẽ thăm và kiểm tra các trường học tại huyện Tương Dương.

Những người "lấp đầy" khoảng cách

Nghệ An vẫn còn hơn 1.000 điểm trường lẻ, chủ yếu ở các bản vùng cao, biên giới. Sĩ số học sinh mỗi lớp chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi thế, việc dạy học cũng không thể theo giáo án thông thường.

Những người lấp đầy khoảng cách - Hình 1


Điểm trường lẻ Chà Lò, Tiểu học Mai Sơn, huyện Tương Dương, Nghệ An.

Từng ngày, thầy cô giáo nơi đây vẫn nghĩ cách để học sinh nơi đây được bù đắp, lấp đầy khoảng cách vùng khó khăn.

Không theo giáo án thông thường

Điểm bản Chà Lò cách trường chính Tiểu học Mai Sơn, huyện Tương Dương, Nghệ An 15 km. Cho đến giờ, nơi này vẫn chưa có phòng học kiên cố, mà chỉ có 5 gian nhà lắp ghép nằm dưới thung lũng. Cổng trường dựng đơn sơ với 2 chiếc cọc tre, phía trên treo tấm biển: "Điểm bản Chà Lò".

"Ở đây còn thiếu thốn lắm. Nhưng chúng tôi cố gắng tạo cảnh quan xanh sạch đẹp, để phụ huynh thấy trường ra trường, lớp ra lớp. Ngoài ra, xung quanh khuôn viên được rào lại bằng tre, ngăn trâu bò xông vào trường học. Chà Lò là bản của người Khơ Mú, nằm sâu tách biệt trong núi, đời sống của bà con vẫn nhiều vất vả, lạc hậu lắm", thầy Nguyễn Duy Thắng - giáo viên tại điểm trường chia sẻ.

Năm học 2020 - 2021 này, thầy Thắng chủ nhiệm lớp ghép 4 - 5 với tổng số 21 học sinh. Trong phòng học chật chội, có 2 cái bảng được gắn đối diện, học sinh ngồi quay lưng với nhau. Thầy giáo liên tục đi từ đầu tới cuối lớp, luân phiên giảng bài, ra bài tập, nhắc nhở học sinh trật tự. Nhưng do khoảng cách quá sát nhau, thỉnh thoảng học sinh lớp 5 lại quay sang nhắc bài cho các em lớp 4, hoặc nói chuyện, trêu đùa.

Dạy học lớp ghép vốn là chuyện thường ngày ở điểm trường lẻ. Bởi sĩ số học sinh mỗi độ tuổi trong bản quá ít, không đủ tách lớp đơn, nên phải ghép nhiều trình độ cho một giáo viên phụ trách. Theo thầy Thắng, thuận lợi nhất là ghép lớp 2 - 3 vì khối lượng kiến thức con đơn giản, hoặc 3 - 4, 3 - 5 để giảm bớt gánh nặng cho người dạy.

Tuy nhiên, năm nay, do số lượng học sinh lớp 3 nhiều, nên nhà trường phải ghép lớp 4 - 5. Đây là 2 khối có lượng kiến thức nặng của chương trình tiểu học. Đặc biệt, lớp 5 cần phải đạt chuẩn kiến thức kỹ năng để bàn giao chất lượng cho cấp THCS.

"Vì vậy, mỗi tiết dạy với giáo viên đều rất căng. Tôi cũng không thể nào dùng giáo án thông thường để dạy các em mà linh hoạt theo khả năng tiếp thu của các em. Ngoài buổi sáng học kiến thức cơ bản, buổi chiều tôi sẽ dạy tăng tiết để củng cố và phụ đạo để học sinh theo kịp tiến độ chương trình", thầy Thắng nói.

Cô Lương Thị Hoa chủ nhiệm lớp 1 của điểm Chà Lò với 14 học sinh. Cô là người bản địa, nhưng ở bản Huồi Tố, cách điểm trường Chà Lò gần 10 km. Sáng nào, cô cũng dậy sớm, chạy xe máy vượt dốc vào trường, không quên mang theo "quà" cho học sinh. Lúc thì cái bút chì, lúc thì cục tẩy, cái kẹo... Cô tâm sự: "Trẻ ở đây thương lắm, đi học chẳng có chi ngoài bộ quần áo cũ. Bố mẹ đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà đã già, không thạo tiếng Kinh. Có cháu thì mồ côi".

Cũng chính vì khó khăn như vậy, nên năm học này, triển khai chương trình SGK lớp 1 mới, cô Hoa rất lo lắng: "Tôi cũng được đi tập huấn do sở, phòng GD&ĐT tổ chức. Nhưng khi về thực hiện ở điểm trường lẻ, không thể lúc nào cũng giống như hướng dẫn của giáo án mẫu. Học sinh đều là người dân tộc thiểu số, hầu như chưa có vốn tiếng Việt".

Để dạy học cho những đứa trẻ mới tập đến trường phổ thông, cô phải nói tam ngữ: Tiếng Kinh, Thái và Khơ mú để giao tiếp với trò. Đồng thời vận dụng cả kỹ thuật của dạy tiếng Việt chương trình cũ lẫn mới. Có lần, con ốm nằm viện cả tuần ở thị trấn cách bản hơn 120 km, cô đành gửi ông bà ngoại chăm sóc. Còn mình lo lắng quay lại trường, "vì các lớp khác thì có nhờ giáo viên khác dạy hộ, riêng lớp 1 thì không ai thay được", cô Lương Thị Hoa nói.

Nghĩ cách bù giáo viên cho trò

Những người lấp đầy khoảng cách - Hình 2


Cô Lương Thị Hoa và học sinh lớp 1 tại điểm trường Chà Lò.

Đến giờ, Mai Sơn là một trong những nơi xa xôi, khó khăn nhất huyện Tương Dương, Nghệ An. Trước kia, để vào được xã biên giới này, từ thị trấn Hòa Bình ngồi thuyền vượt sông Nậm Nơn gần 1 ngày. Từ khi có thủy điện bản Vẽ, thời gian rút ngắn hơn, nhưng cũng mất nửa ngày đi thuyền.

Còn nếu đi đường bộ dọc biên giới Tây Nghệ, thì từ Tương Dương phải ngược lên huyện Kỳ Sơn với quãng đường hơn 160 km mới vào tới trung tâm xã. Tiểu học Mai Sơn hiện còn 4 điểm lẻ ở Piêng Cọc, Phá Kháo, Huồi Xá và Chà Lò. Mặc dù được ưu tiên bố trí đủ giáo viên cho vùng khó khăn, nhưng với số điểm lẻ nhiều, khoảng cách xa xôi, số giáo viên chưa bao giờ đủ với lượng công việc khi cắm bản dạy học.

Để nâng cao hiệu quả dạy học, trường xin phép Phòng GD&ĐT huyện Tương Dương được hợp đồng giáo viên để hỗ trợ phụ trách các lớp ghép. Đối với điểm Chà Lò, có 1 lớp ghép 4 - 5, bắt đầu từ tháng 11 nhà trường quyết định tách riêng.

Thầy Nguyễn Duy Thắng tiếp tục phụ trách lớp 5, còn 9 học sinh lớp 4 được giao cho cô Già Y Dở. "Cô Dở là người Mông, nhưng nói tiếng Kinh rất chuẩn, vừa tốt nghiệp sư phạm. Qua kiểm tra, năng lực chuyên môn tốt nên chúng tôi quyết định hợp đồng làm việc. Tiền lương cho cô được trích từ nguồn kinh phí lớp ghép theo quy định", thầy Đào Xuân Hải cho biết.

Tại xã Mường Nọc, huyện Quế Phong (Nghệ An), bản Hạ Sơn được sáp nhập từ 3 cụm dân cư Piếng Mòn, bản Cọc và bản Đài. Cũng từ khi có bản mới, học sinh được dồn về một địa điểm để thuận tiện trong việc tổ chức dạy học. Dù vậy, cả 5 khối tiểu học tại Hạ Sơn cũng chỉ gần 40 em. Điểm trường lẻ này có 2 lớp ghép 2 - 3 và 4 - 5. Tuy nhiên, ở đây vẫn có 5 phòng học độc lập nhau.

Cô Sầm Thị Lâm - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Nọc cho hay: Từ 2 năm nay, chúng tôi hợp đồng 2 giáo viên trẻ và bố trí cho điểm bản Hạ Sơn. Cả 2 thầy cô này đều được đào tạo bài bản, tốt nghiệp sư phạm chính quy. Khi tách lớp, giáo viên có thời gian để tập trung chuyên môn, quan tâm đến từng học sinh. Từ đó, để nâng cao chất lượng giáo dục. Kinh phí cho giáo viên hợp đồng được trích từ nguồn lương chi trả cho lớp ghép.

Khối lớp 4 của cô Vi Thị Thúy Hằng có 12 em. Đây là năm thứ 3 cô giáo trẻ sinh năm 1996 gắn bó với điểm trường lẻ này với vai trò là dạy hợp đồng. Dù không được hưởng những chế độ, quyền lợi như giáo viên chính thức, nhưng Hằng vẫn nhiệt tình, tâm huyết với công việc của mình. Hằng tâm sự: "Với tôi, được đi dạy, làm đúng nghề mà mình yêu thích đã là hạnh phúc rồi.

Là giáo viên trẻ, ngoài kiến thức chuyên môn được đào tạo, tôi cũng được các thầy cô trong trường chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong thực tế dạy học. Ở đây, học sinh rất ngoan, nghe lời cô giáo, dù tiếp thu khá chậm. Thay vào đó, tôi sẽ tăng cường luyện tập để các em đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng".

Còn thầy Lữ Thành Nhân (SN 1991) lại có một chặng đường khá dài trước khi đến với nghề giáo. Nhân tốt nghiệp Trung cấp Y khoa Vinh, học liên thông lên Cao đẳng, rồi về làm không lương cho một trạm y tế tại Quế Phong. Sau 3 năm vẫn không có cơ hội được tuyển dụng, lúc này, nhớ đến ước mơ theo nghề giáo như mẹ, Nhân quyết định thi và học sư phạm.

Từ thầy thuốc chuyển thành thầy giáo, Nhân hiện đang dạy hợp đồng với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng. "Dù đến với nghề giáo muộn, nhưng tôi thấy yêu thích công việc hiện tại. Trong thời gian chờ đợi có cơ hội được tuyển dụng chính thức, tôi mong muốn đem hết kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của mình để dạy học sinh tốt nhất", thầy giáo trẻ nói.

Theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mường Nọc, thực tế có những giáo viên muốn dạy lớp ghép để được nhận 2 lương. Nhưng với khối lượng công việc gấp đôi như vậy, chỉ có thể đảm bảo dạy học cơ bản.

"Việc tuyển hợp đồng, thì mỗi bên thu nhập sẽ thấp hơn một chút, nhưng đổi lại học sinh sẽ được rất nhiều. Qua hai năm triển khai, chất lượng dạy học ở Hạ Sơn có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc này cũng tạo cơ hội cho những sinh viên trẻ mới tốt nghiệp, có năng lực, nhiệt huyết được cống hiến và học hỏi kinh nghiệm", cô Sầm Thị Lâm chia sẻ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kỳ Duyên có chiến thắng chính thức đầu tiên tại Miss Universe 2024!
10:18:32 07/11/2024
Cao Thái Sơn trở thành kỷ lục gia Việt Nam
13:26:04 07/11/2024
Cho thôi việc nữ hiệu trưởng trong vụ lùm xùm khay cơm giáo viên lèo tèo 2 miếng chả
14:03:10 07/11/2024
Trời mưa to bỗng nghe tiếng đập cửa uỳnh uỳnh, mẹ đơn thân tưởng kẻ trộm nhưng vừa mở cửa ra liền ôm mặt khóc tức tưởi
10:47:08 07/11/2024
Cứ đến mùng 1 vợ đi chùa là bắt chồng 'nhịn gần gũi', cho đến khi lén đi theo thì phát hiện bí mật điếng hồn
10:17:38 07/11/2024
"Bùng binh" tình ái Vbiz: Thiên Ân - Kỳ Duyên nghi toang, Minh Triệu liền nhắc tên người cũ?
13:22:51 07/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Hoa hậu Đoàn Thiên Ân chính thức lên tiếng về bức ảnh hẹn hò tình cảm cùng trai lạ ở quán cafe
13:30:41 07/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kỳ Duyên bung nhẹ skill "ẵm" giải đặc biệt, nói tiếng Anh như gió, Thái ê chề

Sao việt

15:56:17 07/11/2024
Nhiều ngày bị chê khá an toàn, mới đây, Kỳ Duyên khiến fan nở mày nở mặt khi liên tục ghi tên mình vào các BXH đặc biệt của Miss Universe 2024, đồng thời đút túi giả.i thưởn.g đầu tiên.

"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử

Thế giới

15:41:40 07/11/2024
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đích thân cảm ơn bà Susie Wiles, chiến lược gia thầm lặng đứng sau thành công của ông trong mùa bầu cử năm nay.

Truy tìm 2 anh em ruột liên quan vụ giết người trong rừng tại Gia Lai

Pháp luật

15:38:03 07/11/2024
Liên quan đến vụ giết người xảy ra tại Tiểu khu 1184, thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đang khẩn trương truy tìm hai nghi can Đinh Văn Ten và Đinh...

Bầu cử Mỹ 2024: Kỳ vọng và thực tế

Uncat

15:20:14 07/11/2024
Khi các điểm bầu cử trên khắp nước Mỹ đóng cửa vào thứ Ba, ngày 5/11 (giờ địa phương), các chuyên gia phân tích chính trị có kinh nghiệm đều chắc chắn về 6 điều sau:

Lý do tiền đạo Mbappe đánh mất mình ở Real Madrid

Sao thể thao

15:08:37 07/11/2024
Người đại diện của siêu sao Real Madrid đang lo ngại về việc sự nghiệp của tiền đạo Mbappe có thể bị ảnh hưởng khi phải chơi ở một vị trí không tự nhiên tại CLB.

Nóng nhất Weibo: Selena Gomez lộ video nhạy cảm trong tiệc thác loạn 72 giờ đồng hồ của "ông trùm" Diddy?

Sao âu mỹ

15:08:29 07/11/2024
Mạng xã hội Weibo mới đây xôn xao trước thông tin liên quan tới mối quan hệ giữa ông trùm Diddy và Selena Gomez.

Quyền Linh ngỡ ngàng khi mẹ đơn thân được chị chồng đưa đến show hẹn hò

Tv show

14:37:24 07/11/2024
Sau khi chồng qua đời Hồng Nhung đến Bạn muốn hẹn hò nhờ Quyền Linh mai mối. Sự xuất hiện của chị chồng và con gái để ủng hộ tinh thần mẹ đơn thân khiến cả trường quay xúc động.

Trần Bảo Sơn khởi động phim đầu tay làm đạo diễn

Hậu trường phim

14:23:14 07/11/2024
Trần Bảo Sơn công bố thử sức với vai trò đạo diễn, tìm kiếm tài tử, giai nhân cho dự án phim Con đường vô tận (Endless Road) anh dành nhiều tâm huyết.

Những con số gây choáng về quy mô của bom tấn 7500 tỷ làm diễn viên phục sát đất

Phim âu mỹ

14:14:24 07/11/2024
Gladiator II (Võ sĩ giác đấu II) có hơn 1000 nhân sự làm việc tại nhiều quốc gia và xây dựng lại đấu trường La Mã bằng 60% bản gốc để phục vụ việc quay bom tấn 7500 tỷ này.

Tin mừng cho người thích ăn chuối

Sức khỏe

14:12:05 07/11/2024
Chuối có thể được ăn trực tiếp, ăn cùng bánh mì, bánh kếp hay sinh tố. Loại trái cây này không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cơ thể người thay đổi theo hướng tích cực.

Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông

Tin nổi bật

14:11:58 07/11/2024
Theo dự báo, bão Yinxing đã mạnh lên cấp 15 (tiệm cận cấp siêu bão - cấp 16) trên vùng biển của Philippines. Sáng sớm mai, bão sẽ đi vào Biển Đông.