Nghệ An: Phụ huynh phản đối học phí online, đề nghị Sở GD-ĐT phân xử
Một nhóm phụ huynh mang băng rôn kéo đến trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng để phản đối mức thu học phí trong thời gian học online.
Sự việc bắt đầu cách đây gần một tháng, khi một số phụ huynh ở Nghệ An bày tỏ bất bình khi Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng giữ nguyên học phí toàn năm học, trong đó có những tháng học online do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Cụ thể, các phụ huynh cho hay theo thỏa thuận từ đầu năm học, nhà trường thu học phí 10 tháng (từ ngày 1/8/2019 đến ngày 30/5/2020). Tuy nhiên, do dịch bệnh nên học sinh nghỉ học từ ngày 7/2-3/5/2020 (2 tháng 3 tuần).
Sau khi học sinh trở lại trường vào ngày 4/5, theo chương trình đã được tinh giản mà Bộ GD-ĐT hướng dẫn, nhà trường thông báo kết thúc năm học vào ngày 30/6.
Như vậy, theo phụ huynh, tổng thời gian học sinh không đến trường là 1 tháng 3 tuần. Do vậy, việc nhà trường vẫn thông báo thu đủ 10 tháng học phí khiến các phụ huynh không đồng tình.
Không đồng thuận về mức thu học phí, các phụ huynh của Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng (TP Vinh, Nghệ An) đã mang băng rôn đến trường phản đối.
Nhóm phụ huynh cho rằng việc trường áp đặt giữ nguyên mức thu học phí 10 tháng là không đúng với chủ trương của Bộ GD-ĐT. Bởi trong công văn 1620/BGDĐT-KHTC, Bộ GD-ĐT nêu rõ: “Đối với các cơ sở ngoài công lập, nếu tổ chức học trực tuyến thì các cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để triển khai các hoạt động tổ chức dạy, thời gian thực tế học trực tuyến, các nội dung truyền tải qua dạy học trực tuyến, tỷ lệ hoàn thành chương trình học… để xác định mức thu hợp lý trên nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh”.
Video đang HOT
Trong khi đó, qua văn bản trả lời phụ huynh, Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng cho hay sẽ giữ nguyên mức thu.
Ông Đậu Văn Mùi, Hiệu trưởng nhà trường, cho rằng cùng với việc tổ chức dạy học trực tuyến và theo kế hoạch kết thúc năm học 2019-2020 vào ngày 30/6, trên thực tế nhà trường thực hiện việc dạy và học liên tục trong suốt 11 tháng (từ ngày 5/8/2019 đến ngày 30/6/2020).
“Chỉ có điều hình thức học được tổ chức theo 2 cách. Trong đó, 8 tháng 1 tuần học sinh học tập trung, thời gian còn lại là học trực tuyến. Tổng thể, các thầy cô làm việc liên tục 11 tháng mà học phí vẫn thu 10 tháng là đã giảm so với thực tế. Bên cạnh đó, chất lượng dạy học của trường vẫn hoàn thành tốt”.
Tuy nhiên, không thỏa mãn với cách lý giải này, một tuần trước đây, nhóm phụ huynh đã mang băng rôn kéo đến trường để tiếp tục phản đối. Họ cũng gửi đơn khiếu nại lên các cấp cao hơn, trong đó có cả UBND tỉnh Nghệ An.
Chị H.P, một phụ huynh có con đang học tại trường, chia sẻ: “Dù đúng hay sai, phụ huynh chúng tôi cũng mong đợi một câu trả lời từ phía các cơ quan quản lý như Sở GD-ĐT. Số tiền không quá lớn nhưng chúng tôi nghĩ đó là quyền lợi chính đáng, nhà trường cần tôn trọng thỏa thuận và các quy định”.
Trao đổi với VietNamNet, ông Đinh Hồng Vinh, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Nghệ An cho hay, sau khi nhận được đơn kiến nghị, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn gửi giám đốc Sở GD-ĐT yêu cầu xử lý phản ánh của các phụ huynh.
“Trước mắt, UBND tỉnh chờ Sở GD-ĐT kiểm tra báo cáo xem có hay không sự việc đó. Nếu trong thẩm quyền, Sở GD-ĐT sẽ xử lý luôn vấn đề và báo cáo kết quả trước ngày 30/7″, ông Vinh nói.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về sự việc…
Bị tố gửi email 'cảnh cáo' phụ huynh phản đối chính sách học phí mùa dịch: Nhà trường nói gì?
Mặc dù học sinh đã đi học được 1 tháng sau kỳ nghỉ dịch Covid-19 nhưng phụ huynh trường Tiểu học Vietschool vẫn phản đối mức thu tiền học phí kỳ 2 năm học 2019-2020 của trường này.
Nhiều phụ huynh của trường còn cho rằng mình bị cảnh cáo và nhận thái độ thiếu tôn trọng, thiếu cầu thị từ phía nhà trường.
Một phụ huynh của trường bức xúc cho biết: "Chiều 5/6, tôi có ở cổng trường chia sẻ bức xúc của mình về mức thu học phí online không hợp lý của nhà trường thì 6/6 nhận ngay email cảnh cáo của trường. Trường tra cứu họ tên phụ huynh và học sinh rồi gửi email cảnh cáo, đe dọa thay vì liên hệ với phụ huynh để trao đổi.
Tôi cảm thấy mình không được tôn trọng. Khi tôi bỏ tiền ra cho con đi học trường tư thì có quyền lên tiếng nếu các mức thu không hợp lý. Đằng này, lên tiếng là bị đe dọa, cảnh cáo thì không còn từ nào để nói với môi trường gọi là giáo dục".
Email trường Vietschool gửi bị phụ huynh tố có lời lẽ cảnh cáo, đe dọa
Liên quan đến sự việc trên, ông Lê Việt Chung - đại diện trường Tiểu học Vietschool khẳng định: "Nhà trường không gửi một email nào với từ ngữ "cảnh cáo" tới phụ huynh học sinh. Nhà trường luôn tôn trọng phụ huynh và coi phụ huynh là đối tác thân thiết trong mọi hoạt động. Khi phụ huynh có những hành vi không tuân thủ cam kết đã ký, Nhà trường liên lạc với phụ huynh qua kênh chính thức là gửi email thông báo cho phụ huynh biết và đề nghị thực hiện đúng cam kết đã ký.
Nhà trường không mong muốn nhưng nếu quá 3 lần quý phụ huynh vi phạm cam kết thì chúng tôi buộc phải từ chối cung cấp dịch vụ vì trường ngoài công lập với phụ huynh là theo thỏa thuận dân sự".
Theo ông Chung, nội dung email nhà trường gửi đi đơn thuần là thông báo tới một nhóm nhỏ phụ huynh khi những phụ huynh này có các hành động rất phản cảm và phản giáo dục, mang tính phá hoại Nhà trường một cách có tổ chức: dàn dựng, lên kịch bản, có sự phân vai chỉ đạo điều hành và thực hiện.
Trong đó, kế hoạch đã được lên rất kỹ và chi tiết, có một nhóm căng băng rôn khẩu hiệu để quay film, chụp ảnh; một nhóm ngồi chỉ đạo điều hành tại quán trà bên cạnh trường. Việc làm này diễn ra ngay khi Nhà trường đánh trống tan học, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và an toàn của học sinh, gây ách tắc giao thông, gây lộn xộn trước cổng trường đến mức Nhà trường không dám cho các con tan học vì lo các con bị ảnh hưởng tâm lý và an toàn. Phương án đón trả học sinh đã phải điều chỉnh bằng việc cho xe bus áp sát sảnh và đưa học sinh xuống tầng hầm để tránh những tác động tâm lý xấu tới các con.
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, "học phí online tại trường ngoài công lập chỉ được thu khi phụ huynh và nhà trường đạt được thỏa thuận". Trong trường hợp phụ huynh vẫn phản đối trường có tiếp tục thu?
Ông Lê Việt Chung cho biết: "Trường Tiểu học Vietschool có biểu học phí và quy định tài chính đã được thông báo công khai từ đầu năm học. Nhà trường thu học phí theo kỳ và theo năm học.
Tức là mức học phí theo kỳ sẽ đảm bảo học sinh hoàn thành chương trình học kỳ đó. Theo cách thu này, dù học sinh phải học đến tháng 8 hay muộn hơn nữa để hoàn thành chương trình, nhà trường cũng không thu thêm".
Nhiều phụ huynh thắc mắc, liệu có phải nhà trường kéo dài thời gian học để thu đủ học phí của 5 tháng (nửa học kỳ)? Ông Chung cho rằng nhà trường không thu sai, thậm chí còn giảm 10% học phí học kỳ II cho học sinh sang năm học sau.
Cùng với đó, khi học sinh nhập học, 100% phụ huynh hoàn thiện đầy đủ các thủ tục nhập học, kể cả việc ký cam kết của phụ huynh, trong đó có nêu rõ cam kết "thực hiện đúng quy định tài chính, quy chế tuyển sinh, quy chế khen thưởng cũng như kỷ luật cũng như các nội quy, quy định chung của Nhà trường".
"Có nghĩa rằng, phụ huynh đã hiểu và cam kết tuân thủ việc Nhà trường thu học phí theo học kỳ và năm học chứ không phải thu theo từng tháng.
Về phía Nhà trường, chúng tôi có trách nhiệm đào tạo đầy đủ, đảm bảo học sinh hoàn thành chương trình của kỳ học, của năm học theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nhà trường sẽ vẫn cam kết điều này kể cả khi dịch bệnh kéo dài, khiến lịch học kéo dài hơn theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT", ông Chung cho hay.
Trường Quốc tế Singapore điều chỉnh học phí: Phụ huynh tiếp tục kiến nghị Cho rằng mức thu sau khi điều chỉnh vẫn chưa hợp lý, một số phụ huynh Trường Quốc tế Singapore (Vạn Bảo, Hà Nội) tiếp tục kiến nghị. Chị M.T., đại diện một số phụ huynh Trường Quốc tế Singapore cho biết, sau khi nhận thông báo về việc thu học phí online lần thứ 2 của trường gửi phụ huynh, chị thấy...