Nghệ An phấn đấu đến năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng Mông, tiếng Thái có trình độ chuẩn đào tạo
UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 712/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình ‘Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2030′.
Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu đạt 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; đảm bảo đủ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng Mông, tiếng Thái bậc trung học.
Theo Kế hoạch số 712/KH-UBND, UBND tỉnh yêu cầu tập trung các nguồn lực để xây dựng các điều kiện dạy học tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu học tập tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2030. Đồng thời, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm chủ trì, phối hợp thực hiện của các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 27/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tế địa phương, đơn vị.
Bồi dưỡng tiếng Mông dành cho 150 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên ở huyện Tương Dương và Quế Phong – (Ảnh: gdtxnghean.edu.vn).
Đặt mục tiêu đến năm 2025, tổ chức giảng dạy tiếng Mông, tiếng Thái trong Chương trình môn học tiếng dân tộc thiểu số tại các trường tiểu học có học sinh dân tộc Mông, dân tộc Thái học tập trên địa bàn tỉnh. Cơ bản đảm bảo đủ số giáo viên dạy tiếng Mông, tiếng Thái, trong đó, 45% giáo viên có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực; đảm bảo đủ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng Mông, tiếng Thái bậc tiểu học.
Video đang HOT
Đến năm 2030, tổ chức giảng dạy tiếng Mông, tiếng Thái trong Chương trình môn học tiếng dân tộc thiểu số tại các trường trung học có học sinh dân tộc Mông, dân tộc Thái học tập trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đạt 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; 100% cán bộ quản lý giáo dục có liên quan về dạy học tiếng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng nâng cao năng lực; đảm bảo đủ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng Mông, tiếng Thái bậc trung học.
UBND tỉnh đã đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu trên như: Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng dân tộc thiểu số; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ dạy tiếng dân tộc thiểu số; nghiên cứu, xem xét đề xuất chế độ chính sách đối với người dạy và người học tiếng dân tộc thiểu số tại địa phương; rà soát, đánh giá, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về dạy học tiếng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
Nghệ An chuẩn bị dạy và học tiếng dân tộc thiểu số trong môn học tự chọn. Ảnh cắt từ clip của NTV
UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở: GD&ĐT, Tài chính, VH&TT, Ban Dân tộc tỉnh, UBND các huyện, thị xã vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và Miền núi. Trong đó, giao các địa phương vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và Miền núi xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai dạy học tiếng Thái, tiếng Mông trong các cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng nhu cầu học của học sinh và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo quy định; xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo dạy tiếng Thái, tiếng Mông đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu dạy học tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Phấn đấu đến năm 2025 có 35% giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn
Kinhtedothi - 'Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục năm học 2022-2023' là chủ đề cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo phòng GD&ĐT quận Ba Đình với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trên địa bàn quận.
Đây là năm thứ ba ngành GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức hội nghị đối thoại giữa Trưởng phòng GD&ĐT với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
Đây là năm thứ ba ngành GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức hội nghị đối thoại giữa Trưởng phòng GD&ĐT với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng, kịp thời giải đáp những khúc mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ năm học ở các nhà trường.
Tại hội nghị đối thoại, nhiều giáo viên mầm non đã bày tỏ tâm tư, nêu những khó khăn mà giáo viên mầm non đã và đang phải đối mặt, trong đó có vấn đề cơ chế, chính sách và lương của giáo viên mầm non vẫn thấp, chưa tương xứng với thời gian và khối lượng công việc mà đội ngũ giáo viên phải thực hiện.
Thiếu giáo viên mầm non, có hiện tượng giáo viên mầm non bỏ nghề để tìm việc khác có thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống giáo viên... cũng là những vấn đề được đặt ra tại buổi đối thoại.
Nghe những tâm tư chính đáng trên, lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Ba Đình rất chia sẻ với nguyện vọng của giáo viên và cho biết, đây là tình trạng chung ở nhiều địa bàn trên địa bàn TP Hà Nội cũng như cả nước. Để phần nào giúp giáo viên mầm non vợi bớt khó khăn, có động lực vươn lên, Phòng đã phối hợp với nhiều đơn vị kịp thời hỗ trợ, tặng quà cho các trường hợp khó khăn. Bên cạnh đó, phòng cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non không tạo áp lực cho giáo viên, kịp thời có biện pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi nhiều nhất cho giáo viên.
"Những năm gần đây, quận Ba Đình luôn ưu tiên, tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục với tỷ lệ 60% ngân sách hằng năm. Các điều kiện học tập của học sinh ngày càng chuyển biến tích cực. Đây là một lợi thế lớn đối với ngành GD&ĐT, tuy nhiên, cấp học mầm non vẫn còn nhiều khó khăn. Phòng sẽ tiếp tục tham mưu UBND quận có thêm nhiều chính sách thu hút giáo viên về công tác"- Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho biết.
Năm học 2021-2022, chất lượng giáo dục quận Ba Đình có bước tiến vượt bậc, xếp thứ 3 của TP. Do đó, một vấn đề cũng được quan tâm tại hội nghị, đó là các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và chất lượng đào tạo của ngành GD&ĐT quận trong thời gian tới.
Theo Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành hiện nay là triển khai kế hoạch nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, phổ thông đáp ứng quy định của Luật Giáo dục mới.
Thời gian qua, các nhà trường đã chủ động tạo điều kiện cho giáo viên đi đào tạo để đạt chuẩn. Và theo lộ trình thì đến năm 2025, quận Ba Đình có 100% giáo viên đạt chuẩn- hoàn thành trước 1 năm so với kế hoạch của TP giao.
"Nếu căn cứ quy định của Bộ GD&ĐT, kinh phí đi đào tạo được sử dụng từ nguồn ngân sách, xã hội hóa và từ người học thì giáo viên quận Ba Đình được đi đào tạo bằng nguồn ngân sách của quận. Toàn ngành phấn đấu đạt mục tiêu có 35% số giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn vào năm 2025"- Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình thông tin.
Phát biểu tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Phạm Thị Diễm ghi nhận tính thiết thực của chủ đề đối thoại năm nay của Phòng GD&ĐT cũng như sự vào cuộc tích cực của các nhà trường. Phó Chủ tịch quận Ba Đình đề nghị, sau buổi đối thoại, phòng GD&ĐT quận sẽ tập hợp các nội dung đề xuất của các trường để báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, trong đó đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề thiếu giáo viên mầm non...
Tuyển giáo viên trình độ cao đẳng: Cần chỉnh sửa một số điều ở Luật GD 2019 Việc cho phép tuyển dụng giáo viên hệ cao đẳng không chỉ giải quyết được bài toán về nguồn tuyển mà còn giảm áp lực cho giáo viên ở các huyện miền núi. Trước tình trạng thiếu giáo viên tại nhiều địa phương cũng như việc gặp khó khăn về nguồn tuyển dụng, trong cuộc làm việc ngày 17/10 với Ủy ban Văn...