Nghệ An: Không có tình trạng học sinh bỏ học sau Tết
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Nghệ An, sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ, tỉnh này không có tình trạng học sinh (HS) bỏ học như những năm trước. Có được kết quả trên, các địa phương trong tỉnh đã có nhiều biện pháp sớm đối với tình trạng HS bỏ học sau Tết.
Sáng ngày 22/2, trao đổi với PV Dân trí ông Nguyễn Trọng Hoàn – Phó Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ, các trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An không có tình trạng HS bỏ học, 100% các trường học đều tổ chức học đúng lịch theo quy định. “Thông thường, HS bỏ học nhiều vào đầu học kỳ 2, nhất là tháng sau Tết Nguyên đán. Dự đoán trước tình hình này, năm nay các địa phương trong tỉnh đặc biệt là các tỉnh miền núi như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Anh Sơn…đã có nhiều biện pháp chỉ đạo khá sớm đối với trình trạng học sinh bỏ học sau Tết”, ông Hoàn nói.
Theo ông Nguyễn Trọng Hoàn, đây là một kết quả đáng ghi nhận của các địa phương cũng như các trường học trên địa bàn so với dịp sau Tết Nhâm Thìn năm 2012. Trước đó, theo thống kê của Sở GD-ĐT Nghệ An, sau Tết Nhâm Thìn, toàn tỉnh Nghệ An có 871 HS bỏ học (Tiểu học 17, THCS 446, THPT 408). Nguyên nhân khiến các em HS bỏ học giữa chừng sau Tết chủ yếu do đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi có phong tục ăn Tết dài. Bên cạnh đó, việc nhiều anh chị học xong THPT, CĐ-ĐH không xin được việc làm, phải đi Nam, ra Bắc tìm việc làm tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp… cũng là một trong những nguyên nhân tác động làm các em bỏ học.
Sau Tết Quý Tỵ, các trường học trên tỉnh Nghệ An duy trì đủ sĩ số HS và tổ chức học đúng theo lịch quy định. (Ảnh: Doãn Hòa)
Ông Hoàn cho biết, để hạn chế tình trạng HS bỏ học sau Tết, ngành giáo dục đã chỉ đạo các nhà trường nắm bắt chính xác đối tượng HS thuộc con nhà nghèo, khó khăn có nguy cơ bỏ học để đưa vào diện cần giúp đỡ. Bên cạnh đó, nhà trường chủ động làm việc với các cấp ủy, chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm trên địa bàn giúp đỡ, hỗ trợ tiền, đồ dùng để các em được tới trường.
Video đang HOT
Bà Võ Thị Lộc – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Quỳ Châu cho biết: “Trước Tết, UBND huyện Quỳ Châu đã ban hành công văn chỉ đạo, yêu cầu cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để thực hiện các giải pháp ngăn ngừa những HS bỏ học và vận động những em đã bỏ học quay lại trường như: tuyên truyền, vận động để mọi người hiểu rõ hơn về giáo dục tác động đến đời sống kinh tế – xã hội, bảo đảm chính sách cho HS đầy đủ và kịp thời theo quy định; mở rộng các loại hình dạy nghề để thu hút thanh niên; đảm bảo an ninh trường học để không ảnh hưởng dến việc học tập của HS, hỗ trợ HS có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học cao và không được để cho HS phải bỏ học do khó khăn về đời sống…Nhờ vậy, tình trạng HS bỏ học sau Tết đã giảm hẳn”.
“Hiện nay vấn đề lo ngại nhất của các trường là sau dịp rằm tháng Giêng, các em HS bỏ học đi làm ăn xa do có hoàn cảnh khó khăn, học lực yếu kém hay đi học xa. Đặc biệt là tình trạng HS bỏ học tại các địa phương vùng biển đang có chiều hướng gia tăng”, ông Hoàn lo lắng.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn cho biết thêm, thời gian tới Sở GD-ĐT Nghệ An sẽ yêu cầu hiệu trưởng các trường cần tăng cường các biện pháp quản lý HS, giám sát việc học chuyên cần của các em, phối hợp với UBND các phường, xã, các lực lượng giáo dục, với gia đình để duy trì sĩ số hàng ngày, chống hiện tượng HS bỏ tiết, nghỉ học không lý do, quan tâm HS cá biệt, chậm tiến. Khi có HS bỏ học, hiệu trưởng phải trực tiếp chỉ đạo, kịp thời tìm hiểu nguyên nhân, tổ chức vận động, hỗ trợ giúp đỡ để HS tiếp tục đến trường. UBND các phường, xã có trách nhiệm cùng nhà trường động viên bằng vật chất và tinh thần những HS có hoàn cành khó khăn, khuyết tật, chăm ngoan, học giỏi.
Nguyễn Duy – Doãn Hòa
Theo dân trí
Chưa được cấp phép đã tuyển sinh và đào tạo CNTT
Dù chưa được Sở GD-ĐT Nghệ An cấp phép nhưng Trung tâm đào tạo Công nghệ thông tin Ipexpert vẫn tổ chức tuyển sinh và đào tạo các học viên.
Trụ sở Công ty CP Đào tạo và giải pháp CNTT Ipexpert đã đóng cửa nghỉ Tết từ ngày 26/1/2013.
Trung tâm đào tạo CNTT Ipexpert thuộc Công ty cổ phần đào tạo và giải pháp Công nghệ thông tin Ipexpert có trụ sở đóng tại địa chỉ 60 Đào Tấn, thành phố Vinh (Nghệ An) được giới thiệu rất "kêu": Hội tụ với những chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực công nghệ thông tin", "phòng Lab hiện đại", "được Tập đoàn VNPT và Trung Tâm VDC hỗ trợ, tư vấn các cơ hội làm việc tại các đơn vị trực thuộc VNPT trên phạm vi toàn quốc, cũng như tại các doanh nghiệp Công nghệ thông tin và truyền thông khác trong và ngoài nước với mức lương hấp dẫn". Công ty này được thành lập với chức năng đào tạo, cấp chứng chỉ các chương trình MCSA Security của Microsoft, CCNA của Cisco, ComptiA của America...
Được thành lập từ tháng 8/2012, Trung tâm đã thu hút hàng chục học viên đăng ký và theo học. Bên cạnh đào tạo, cấp chứng chỉ quốc tế (CCNA) cho các học viên tại Nghệ An mà trung tâm này còn tổ chức đào tạo tin học cho các học viên người Lào. Mặc dù mới thành lập chưa lâu nhưng Trung tâm này đã tổ chức khai giảng cho gần 10 khóa học. Riêng trong tháng 1/2013, Trung tâm đã khai giảng 2 lớp quản trị hệ thống mạng MCSA 2008 R2 và 1 lớp CCNA. Mỗi khóa học có mức học phí từ 1 đến 3 triệu đồng tùy theo từng loại hình và thời gian đào tạo.
Dù được giới thiệu hoành tráng như vậy nhưng cơ sở này chỉ có một văn phòng khiêm tốn ở tầng 1 và 3 phòng dùng làm phòng học ở tầng 3 của Trung tâm VDC Nghệ An. "Đội ngũ giáo viên nhiều năm kinh nghiệm" được công ty này giới thiệu hầu hết đều có tuổi đời còn rất trẻ, dưới 28 tuổi. Văn bản pháp lý duy nhất mà đơn vị này có chỉ là "Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty CP Đào tạo và giải pháp CNTT Ipexpert" do Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cấp. Trong đó chỉ rõ ngành nghề được phép kinh doanh gồm mua bán phần mềm, đào tạo tin học công nghệ thông tin, các dịch vụ liên quan đến máy vi tính...
Một buổi thực hành của học viên trung tâm (ảnh lấy từ trang web của Trung tâm).
Thế nhưng công ty này vẫn tổ chức chiêu sinh và đào tạo công nghệ thông tin cho những người có nhu cầu. Ngày 25/1/2013, chúng tôi có mặt tại địa chỉ nói trên thì văn phòng công ty đã đóng cửa. Gọi điện vào số máy ghi trên bảng quảng cáo, cô nhân viên văn phòng cho biết Trung tâm đã nghỉ Tết, không tiếp khách. Ba phòng học nằm ở tầng 3 của tòa nhà cũng khóa cửa im ỉm. Bảo vệ tòa nhà khẳng định: nhiều học viên của Trung tâm Đào tạo CNTT Ipexpert được học ở trong 3 phòng này.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã gặp ông Lê Huy Phi, Phó Trưởng phòng Giáo dục Thường xuyên - Sở GD-ĐT Nghệ An. Ông Phi cho biết: Theo quy định số 03 /2011/TT-BGD&ĐT về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm tin học ngoại ngữ, một đơn vị muốn thành lập trung tâm tin học phải được cấp phép của Sở GD-ĐT. Theo đó, trong quá trình xin đăng ký thành lập Trung tâm phải có Đề án thành lập trung tâm xác định rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
Chưa được Sở GD-ĐT Nghệ An cấp phép nhưng Trung tâm này đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo công nghệ thông tin cho các học viên (ảnh lấy từ trang web của trung tâm).
Ông Lê Huy Phi cũng khẳng định, tính tới thời điểm này, Trung tâm Đào Tạo CNTT Ipexpert chưa có một hồ sơ, văn bản giấy tờ nào xin được thành lập Trung tâm đào tạo tin học gửi Sở GD-ĐT Nghệ An. Trong khi đó, bà Hồ Thị Châu Loan, Phó Trưởng phòng dạy nghề - Sở LĐ-TB&XH Nghệ An cho biết, trung tâm này cũng chưa đăng ký với Sở về việc thành lập trung tâm dạy nghề.
Lý giải cho việc chưa có giấy phép của Sở GD-ĐT Nghệ An đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo, ông Nguyễn Bá Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty cổ phần đào tạo và giải pháp Công nghệ thông tin Ipexpert cho rằng: Đây là mô hình hợp tác đào tạo giữa công ty ông với Trung tâm VDC Nghệ An. Công ty của ông chỉ tập trung vào vấn đề chuyên môn, còn thủ tục giấy tờ đều do Trung tâm VDC Nghệ An quản lý và chịu trách nhiệm. Thế nhưng khi chúng tôi đề nghị được xem các hợp đồng liên quan tới việc hợp tác giữa hai đơn vị thì cả ông Nguyễn Bá Hoàng và ông Đinh Tiến Bình, Trưởng đại diện VDC tại Nghệ An, đều từ chối với lý do "bí mật kinh tế".
Hoàng Lam - Vĩnh Khang
Theo dân trí
Kỷ luật học sinh - chọn cách nào cho đỡ nặng nề Chỉ trong học kỳ 1 (năm học 2012-2013), ở trường THPT Vân Tảo có gần 40 lượt học sinh bị nhà trường đưa vào diện phải xử lý kỷ luật, trong đó nhiều trường hợp bị đình chỉ học. Hiệu trưởng, nhân danh hội đồng kỷ luật, có quyền đình chỉ học tập một năm đối với học sinh, đây là mức kỷ...