Nghệ An hoàn thành việc chọn sách giáo khoa vào lớp 1
Sau gần 4 tháng chuẩn bị, đến thời điểm này, các trường học trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình phổ thông mới. Bộ sách theo kế hoạch sẽ được đưa vào sử dụng trong năm học tới 2020 – 2021.
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 5 bộ sách giáo khoa để các cơ sở giáo dục lựa chọn. Trong đó có 4 bộ sách giáo khoa thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và 1 bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ sách Tiếng Việt Cánh Diều được nhiều trường học trên địa bàn tỉnh lựa chọn. Ảnh: Mỹ Hà
Tại Nghệ An, thực hiện Thông tư số 01/2020/TT- BGDĐT ngày 30/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh Nghệ An ban hành bộ tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hiện, tất cả 547 cơ sở giáo dục tiểu học trong toàn tỉnh đã hoàn thành việc lựa chọn, công bố và niêm yết danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong năm học 2020-2021.
Cụ thể, với môn Tiếng Việt, có 413 cơ sở giáo dục tiểu học (tỷ lệ 75,5%) chọn từ bộ sách “Cánh Diều” của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là các trường học tập trung chủ yếu ở vùng thành thị và đồng bằng.
Bên cạnh đó, có 134 cơ sở giáo dục tiểu học (tỷ lệ 24,5%) chọn từ bộ sách “Vì sự Bình đẳng và Dân chủ trong giáo dục” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và tập trung chính ở các huyện miền núi cao là Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương và Kỳ Sơn.
Giáo viên Trường Tiểu học Hà Huy Tập 2 dạy thử theo chương trình sách giáo khoa mới. Ảnh: Mỹ Hà
Video đang HOT
Về các môn học và hoạt động giáo dục còn lại (Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục Thể chất, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm): có 547 cơ sở giáo dục tiểu học (tỷ lệ 100%) chọn từ bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Ông Nguyễn Hồng Hoa – Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học – Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Căn cứ vào 4 tiêu chí mà UBND tỉnh đã ban hành thì cơ bản các cơ sở giáo dục đã lựa chọn được bộ sách phù hợp cho mình. Các trường cũng đã tính đến việc, từ năm học sau, sẽ lựa chọn bộ sách thống nhất trong toàn tỉnh. Còn lại, có một số môn có sự lựa chọn khác nhau là do các địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế cũng như khả năng tiếp thu của học sinh trên địa bàn và điều đó sẽ tốt hơn cho các nhà trường trong quá trình tổ chức dạy và học.
Ngoài ra, việc một trường có thể sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa không ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học cũng như các hoạt động chuyên môn khác. Bởi lẽ chương trình mới được xây dựng cho phép giáo viên dạy học theo chương trình. Trong đó, chương trình là bắt buộc còn sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo và chương trình này cũng đã ban hành chuẩn đầu ra cho từng lớp. Vì vậy, dù học sách nào thì sau kết thúc học sinh sẽ đạt chuẩn đầu ra đúng theo quy định.
Tổng hợp lựa chọn sách giáo khoa của các địa phương. Ảnh: Mỹ Hà
Nếu thấy "lợi bất cập hại" thì đều nên điều chỉnh hoặc hủy bỏ
Chia sẻ quan điểm của TS. Tô Văn Trường về việc biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK) của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), TS. Vũ Ngọc Hoàng, GS. Võ Tòng Xuân, LS. Trương Trọng Nghĩa - ba trong số rất nhiều trí thức tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục, với sự phát triển của đất nước - đã lên tiếng.
Nhiều ý kiến phản đối việc thực hiện bộ SGK 400 tỷ đồng từ vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Ảnh minh họa.
Như VietTimes đã thông tin, thực hiện Nghị quyết số 88/2014 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo 3 NXB thuộc ngành giáo dục, gồm NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, biên soạn, xuất bản 5 bộ SGK các môn học bắt buộc ở lớp 1 và 7 quyển SGK Làm quen với tiếng Anh lớp 1 (môn học tự chọn) để triển khai từ năm học 2020 - 2021. Tất cả số SGK này đều được biên soạn, xuất bản bằng nguồn vốn xã hội.
Việc này dấy lên nhiều ý kiến nghi ngại, nhất là khi được thực hiện trong bối cảnh Việt Nam đã có 5 bộ SGK và không đủ nhóm tác giả tham gia thầu thực hiện SGK - như nội dung Chính phủ nhiều lần đề cập trong báo cáo gửi Quốc hội việc thực hiện triển khai đổi mới chương trình SGK, giáo dục phổ thông.
Hơn thế nữa, chi phí việc biên soạn sách dự kiến khoảng 400 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới, trong bối cảnh xã hội và kinh tế đang gặp phải nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
TS Vũ Ngọc Hoàng: Không nên viết thêm một bộ SGK nữa!
TS Vũ Ngọc Hoàng - nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương.
Theo tôi, không nên viết thêm một bộ nữa. Năm bộ vừa rồi Bộ đã thẩm định đạt yêu cầu, cứ dạy và học đi, rồi theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm để một số năm sau, khi nào làm lại thì làm tốt hơn.
Tôi cho rằng làm sách giáo khoa không cần sử dụng ngân sách như vừa rồi là tốt, từ nay về sau nên làm như vậy. Tại sao giờ phải lấy ngân sách ra làm một bộ nữa để làm gì? Hay là cho rằng 5 bộ sách vừa rồi là không đạt yêu cầu? Hay là phải tiêu ngân sách? Nghị quyết 88 của Quốc hội ban hành năm 2014, nay xét thấy không cần tiêu tiền nữa thì báo cáo lại. Tôi nghĩ là Quốc hội sẽ hoan nghênh.
GS. Võ Tòng Xuân: Cần hoàn chỉnh bộ Chuẩn kiến thức
GS. Võ Tòng Xuân - Đại học Nam Cần Thơ.
Trong bức thư gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 24/4/2020, TS. Tô Văn Trường thẳng thắn nêu quan điểm: "Bộ GD&ĐT không đủ khả năng thực hiện như thực tế chứng minh đã đành, mà nếu thực hiện được càng không ổn". Cùng với đó, TS. Tô Văn Trường cũng gợi ý rằng chỉ trừ các sách về lịch sử, địa lý, văn học bắt buộc phải soạn trong nước, còn hầu hết các sách về khoa học, toán nếu biết kế thừa các sách tiên tiến trên thế giới thì chỉ cần vài năm là xong, lại không tốn kém.
Tôi rất hoan nghênh ý kiến rất chính đáng của anh Tô Văn Trường.
Xin nói thêm rằng, trong những lần góp ý với Bộ GD&ĐT và Quốc hội, tôi đã đề nghị Bộ chủ động tập trung tổ chức hoàn chỉnh bộ Chuẩn kiến thức (Standards of Knowledge) của từng môn học từ lớp 1 đến lớp 12 để trên cơ sở ấy mà các tác giả được chọn bởi các nhà xuất bản (NXB) uy tín viết sách giáo khoa. Bộ GD&ĐT không cần soạn SGK nữa. Có như vậy, xã hội sẽ có vài bộ SGK chất lượng mà Nhà nước không tốn tiền.
Rất tiếc, văn bản quy phạm pháp luật lại chấp nhận cho Bộ soạn SGK để cạnh tranh với các NXB. Và rồi lại xin nhà nước kinh phí hoặc vay kinh phí như thế này thì kể như sách trong số 5 Bộ SGK đã được duyệt sẽ ít ai mua, vì có Sở GD&ĐT nào dám cãi Bộ mà không chỉ đạo phải mua sách của Bộ?
Đa số đại biểu Quốc hội sẽ hoan nghênh
LS Trương Trọng Nghĩa - Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Theo thiển nghĩ của tôi, có một chân lý này của xã hội loài người: Mọi chủ trương, kế hoạch, quyết định, nghị quyết, nếu sau khi ban hành mà thấy không còn cần thiết, không còn hợp lý, không có hiệu quả, không có khả năng thực hiện vì khách quan hay chủ quan, tóm lại là "lợi bất cập hại" thì đều nên hủy bỏ hoặc chí ít cũng điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi.
Ngay từ thời kháng chiến, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng có những lần làm như vậy - quyết định "kéo pháo ra" trong trận Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một ví dụ điển hình. Trên tinh thần đó, Quốc hội đã từng thay đổi nghị quyết hay chủ trương về điện hạt nhân, về luật đặc khu kinh tế, về kêu gọi đầu tư nước ngoài vào dự án đường cao tốc Bắc Nam,....
Vì vậy, chỉ cần Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kiến nghị rõ ràng, minh bạch, giải trình khoa học, hợp lý thì Thủ tướng sẽ chấp nhận và Chính phủ sẽ kiến nghị lên Quốc hội có nghị quyết thay đổi.
Và tôi tin là đa số đại biểu Quốc hội sẽ hoan nghênh, chứ không chê trách Bộ trưởng, nhất là trong lúc xã hội và kinh tế còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Các trường học ở Nghệ An băn khoăn trong lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 Theo quy định, trong năm học này, các trường sẽ chủ động chọn sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình phổ thông mới. Tuy nhiên, dù UBND tỉnh đã đưa ra tiêu chí nhưng việc lựa chọn của các nhà trường còn nhiều băn khoăn. Về vấn đề này, Báo Nghệ An cũng đã ghi nhận ý kiến của các nhà trường....