Nghệ An điều chỉnh lịch học do nắng nóng
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài, căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, từ ngày 25-5, lịch học ở các trường học tại Nghệ An được điều chỉnh bảo đảm phù hợp trên cơ sở có sự đồng thuận của cha mẹ học sinh và giáo viên.
(Ảnh: MỸ HÀ)
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Sở GD-ĐT Nghệ An, đối với giáo dục mầm non, điều chỉnh lịch sinh hoạt hợp lý theo thời tiết, không tổ chức các hoạt động ngoài trời sân trường khi trời nắng nóng, không cho trẻ chơi ở sân trường khi nhiệt độ ngoài trời lên cao; Phối hợp phụ huynh lắp đủ quạt mát tại phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (nếu có), đủ nước uống, nước sinh hoạt bảo đảm an toàn cho trẻ trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
Đối với cấp tiểu học, căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp trên cơ sở có sự đồng thuận của cha mẹ học sinh và giáo viên. Những cơ sở có đủ điều kiện bảo đảm ( hệ thống phòng học, quạt mát, điều hòa,…) tiếp tục duy trì dạy học hai buổi/ngày, bán trú; thời lượng không quá 32 tiết/tuần và hoàn thành chương trình trước ngày 26-6. Cơ sở giáo dục tiểu học không thể tổ chức dạy học hai buổi/ngày, dạy học từ thứ 2 – thứ 7; thời lượng không quá 30 tiết/tuần; hoàn thành chương trình trước ngày 10-7.
Đối với cấp THCS và THPT sẽ hoàn thành chương trình theo kế hoạch dạy học đã điều chỉnh theo Công văn số 1113, ngày 3-4 của Bộ GD-ĐT và Công văn số 542 ngày 3-4 của Sở GD-ĐT Nghệ An hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II, năm học 2019 – 2020.
Việc ôn tập cho học sinh lớp 9 và lớp 12 do nhà trường thống nhất với cha mẹ học sinh để tổ chức ôn tập, rèn luyện kỹ năng cho học sinh, chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020 – 2021 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Với các lớp 6,7,8, trong thời tiết nắng nóng, các trường không tổ chức dạy thêm, học thêm để bảo đảm sức khỏe cho học sinh; lớp 10 và 11, tùy theo nguyện vọng của học sinh và điều kiện của nhà trường để tổ chức ôn tập cho các em bảo đảm vững kiến thức trước khi kết thúc năm học.
Nỗi lòng của thầy cô vùng rừng núi Nghệ An đưa bài tới tận nhà cho học sinh
Giáo viên đang ngày đêm nỗ lực ôn tập cho học sinh tại nhà. Chỉ tiếc rằng công sức thầy cô bỏ ra không ít nhưng hiệu quả thu được không như mong đợi.
Video đang HOT
Phòng tránh dịch bệnh SARS-Cov-2, học sinh cả nước được nghỉ học nhiều ngày. Vì sợ học sinh mãi chơi quên kiến thức, nhiều địa phương đã có những cách làm hay, hữu ích để giúp các em học sinh học tập, ôn luyện mỗi ngày.
Giáo viên huyện Tương Dương lên tận bản đưa đề ôn tập cho học sinh (Ảnh CTV)
Nỗi nhọc nhằn không thể nói thành lời
Nếu như ở những vùng thành thị, nhà trường chọn giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để thầy trò cùng kết nối trao đổi kiến thức thì tại vùng rừng núi tỉnh Nghệ An các trường học lại chọn cách mang bài học đến từng nhà cho học sinh ôn tập.
Giáo viên huyện Tương Dương đang chỉ bài cho học sinh ôn tập (Ảnh CTV)
Do vùng này hệ thống mạng còn chập chờn, có địa phương không có điện, không có sóng điện thoại nên thầy trò khó cùng nhau tương tác trên các ứng dụng điện tử.
Giáo viên huyện Tương Dương đến tận nhà giao bài cho học sinh (Ảnh CTV)
Để có những tập đề cương trao tay cho học sinh, nhiều giáo viên cắm bản phải vượt rừng xuống thị trấn Mường Xén photocopy đề cương ôn tập đem về..
Và hằng ngày, trên các nẻo đường nơi Kỳ Sơn, Tương Dương, nhiều người thường bắt gặp các thầy cô giáo trên xe chở thùng tài liệu đến với các bản làng nơi gần cũng như nơi xa xôi.
Có những nơi giáo viên không thể đi xe mà len lỏi trên những con đường dốc đá chênh vênh, những con đường mưa trơn nhầy nhụa, những con đường phải đi qua nhiều ngọn núi, khe suối lại còn sạt lở nên khá mất an toàn.
Nhiều khi phải đi cả đường thủy và tự chèo thuyền hoặc thuê thuyền của dân vì nhà các em ở bên lòng hồ Bản Vẽ.
Được biết, mùa này nơi đây mưa và lạnh, sương mù dày đặc, đường dốc đứng quanh co, thầy cô chân mang ủng, tay ôm tập đề cương không ít lần té lên té xuống nhưng vẫn phải gắng gượng đứng dậy để đi tiếp.
Đâu chỉ đi một lần, cứ vài ba hôm thầy cô phải quay lại để đổi đề và giảng giải những điều học sinh cần hỏi.Đến nơi, tìm được nhà đôi khi cũng chẳng gặp được trò vì nhiều em theo cha mẹ lên nương rẫy và ở lại.
Cách ôn tập này có hiệu quả không?
Chúng tôi đã trực tiếp nói chuyện với khá nhiều giáo viên những thầy cô đang trực tiếp mang đề vượt rừng đến nhà học sinh. Nhiều người cùng chung một nhận xét làm theo chỉ thị của cấp trên, làm theo phong trào chứ thật sự chẳng hiệu quả gì.
Nói rồi, một giáo viên giải thích: Học sinh vùng này ngày 2 buổi đến trường dưới sự kèm cặp của giáo viên còn không học bài, không làm bài tập thì làm gì bây giờ đưa bài tập xuống mà chúng làm cho?
Trong khi, phần lớn phụ huynh không thể dạy kiến thức cho con và không có thói quen dạy cho con học.
Một số thầy cô giáo khác cho biết thêm, khi nghỉ Tết, học sinh chỉ mang chiếc ba lô với ít bộ quần áo còn sách vở, bút viết để luôn tại trường. Nay, bảo chúng ôn bài lấy gì mà ôn?
Nói rồi, thầy cô khẳng định: "Không phải chúng tôi chối bỏ trách nhiệm, không phải thấy khổ mà than, mà không muốn làm. Một lớp cũng chỉ dăm em chịu học còn phần đông khá lười.
Nếu thật sự các em ham học, cần học chúng tôi cũng chẳng tiếc công. Nhưng đằng này, nhiều em khi phát đề cương thế nào khi thu lại vẫn như thế ấy nên buồn chán thấy không thực tế".
Chủ trương có tâm nhưng việc làm không hiệu quả thấy thương cho giáo viên nơi này
Trong một lần nói chuyện với thầy Thái Văn Thành Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An chúng tôi càng hiểu hơn điều này.Chủ trương mang bài tập đến nhà từng học sinh của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho thấy lãnh đạo ngành giáo dục nơi đây luôn trăn trở vì học sinh của mình.
Thầy Thành cho biết, học sinh nghỉ học mà không kiểm soát kĩ các em ở nhà còn nguy hiểm hơn. Khi các em nghỉ học, giáo viên sẽ vất vả nhiều hơn khi phải lên kế hoạch ôn tập, phải đến tận nhà giúp đỡ các em học tập.
Và nay, thầy cô giáo của tỉnh Nghệ An đang ngày đêm nỗ lực về việc ôn tập cho học sinh tại nhà. Chỉ tiếc rằng công sức của những giáo viên huyện miền núi bỏ ra không ít nhưng hiệu quả thu được lại chẳng như mong đợi. Hỏi phải biết làm sao đây?
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net.vn
Giáo viên ở miền sơn cước dạy chữ thời SARS-CoV-2 Trước thực trạng học sinh (HS) phải nghỉ học dài do dịch SARS-CoV-2, giáo viên ở nhiều trường thuộc vùng cao Nghệ An đã băng rừng, vượt suối đến từng nhà bổ trợ kiến thức cho HS. Cách làm này của các giáo viên vùng cao không những tuân thủ việc phòng chống dịch SARS-CoV-2 mà còn giúp các HS củng cố kiến...