Nghệ An: Điện thoại, laptop đến tay trò nghèo trước năm học mới
Trước thềm năm học 2021 – 2022, nhiều học sinh khó khăn của Nghệ An bất ngờ nhận được quà tặng là điện thoại, laptop.
Học sinh khó khăn Trường THPT Nghi Lộc 4, huyện Nghi Lộc, Nghệ An được tặng điện thoại thông minh để học trực tuyến.
Đó là tấm lòng, sự chia sẻ, động viên của thầy cô, các bạn học sinh, nhà hảo tâm… để đồng hành, san bớt gánh nặng khó khăn cho trò nghèo trước bối cảnh chuyển từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến để phòng dịch bệnh.
Chiếc điện thoại mới của cậu học trò mồ côi
Năm nay, Hồ Hoàng Vỹ (xóm Trung Thắng, xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) chính thức vào lớp 10. Đó là chặng đường đầy nỗ lực của cậu học trò nghèo, sớm mồ côi cha.
Em Hồ Hoàng Vỹ nhận điện thoại trước năm học mới để học online
Suốt 5 năm qua, kể từ ngày bố không may qua đời, mẹ Vỹ tảo tần một mình nuôi các con khôn lớn. Nhưng một tai nạn nghiêm trọng đã khiến Vỹ vĩnh viễn mất đi chân trái. Còn 1 chân, mọi sinh hoạt, đi lại, đến trường trên đôi nạng. Bước chân khập khiễng vẫn không khiến cậu bé mới 14 – 15 tuổi từ bỏ việc học.
Theo danh sách, Vỹ vào học lớp 10C5, Trường THPT Nghi Lộc 4. Nhưng năm học mới với Vỹ lại thêm khó khăn, trở ngại, khi việc học tập chuyển sang trực tuyến do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Một chiếc laptop, hay điện thoại thông minh kết nối mạng Internet trở nên quá xa vời với mẹ con Vỹ thời điểm này. Năm học mới, nhà trường không tổ chức tập trung, tựu trường đông đủ như bình thường. Bởi vậy mà ngoài thông tin trúng tuyển vào lớp 10, Vỹ chưa được gặp gỡ bạn bè trong lớp, thầy cô, và chưa biết bắt đầu năm học thế nào trong điều kiện khó khăn thiếu thốn.
Nhưng điều bất ngờ đã đến với Vỹ, khi giáo viên chủ nhiệm tìm cách liên lạc, nắm bắt hoàn cảnh gia đình em. Cuộc vận động ủng hộ thiết bị học tập cho học sinh khó khăn như Vỹ được Trường THPT Nghi Lộc 4 nhanh chóng phát động, nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của nhiều tấm lòng hảo tâm.
Trường THPT Nghi Lộc 4, huyện Nghi Lộc, Nghệ An vận động quyên góp mua 34 chiếc điện thoại thông minh, nhờ lực lượng địa phương trao đến tay học sinh khó khăn.
Trước ngày khai giảng năm học 2021-2022, một chiếc điện thoại thông minh được nhà trường gói cẩn thận, đưa đến điểm chốt của xã Nghi Tiến, sau đó trao tận tay Hồ Hoàng Vỹ. Nhận món quà, Vỹ phấn khởi lắm. Sự động viên, quan tâm của thầy cô giáo chưa hề gặp mặt, của ngôi trường mới, đã tiếp thêm động lực cho cậu trò mồ côi, tàn tật vươn lên, phấn đấu trong hành trình mới đặc biệt này.
Video đang HOT
Theo thầy Nguyễn Văn Phương – Hiệu trưởng Trường THPT Nghi Lộc 4, qua khảo sát, trường có 34/1.417 học sinh không có thiết bị dạy học. Hầu hết đều là học sinh đầu cấp.
Trước đó, năm 2020, nhà trường từng có thời điểm dạy học trực tuyến và cũng kêu gọi hỗ trợ học sinh thiếu thốn thiết bị. Riêng năm học 2021 – 2022, việc thống kê danh sách, tìm hiểu hoàn cảnh học sinh khó khăn hơn. Do các em chưa tập trung nhập học, nhà trường chỉ có hồ sơ được chuyển từ trường THCS.
Điện thoại được đoàn viên thanh niên đến tạn nhà trao cho học sinh.
Nhưng với quyết tâm “không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau”, nhà trường đã huy động giáo viên chủ nhiệm bằng mọi cách liên lạc, kết nối với học sinh mới. Đồng thời, kêu gọi cựu học sinh, hội khuyến học, các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ trò nghèo.
Không học sinh nào bị bỏ lại phía sau
Vừa qua, Sở GD&ĐT Nghệ An chính thức ban hành kế hoạch dạy học trực tuyến. Đây được xem là giải pháp tối ưu trong bối cảnh dịch bệnh, dù thực tế triển khai gặp nhiều khó khăn. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến.
Tại huyện Kỳ Sơn, trong số gần 10.000 học sinh tiểu học chỉ khoảng 2.500 em đáp ứng được phương tiện học trực tuyến. Nhưng chỉ có 500 học sinh có máy tính, còn lại gần 2.000 học sinh phải học qua điện thoại. Ngoài ra, có gần 5.000 học sinh ở những vùng không có kết nối Internet. Số lượng học sinh bậc THCS có thiết bị học trực tuyến cũng chưa đến 30%.
Còn huyện Tương Dương, chỉ 47,5% học sinh tiểu học và 33,7% học sinh THCS đủ điều kiện học trực tuyến.
Thống kê trên toàn tỉnh của Sở GD&ĐT Nghệ An, ở vùng thuận lợi, tỷ lệ học sinh có đủ điều kiện để học trực tuyến là 90%, còn các vùng còn lại tỷ lệ chỉ khoảng 60%.
Cựu học sinh nhiều trường học ủng hộ tiền hỗ trợ các em khó khăn trong năm học 2021-2022.
Trước thực tế trên, các địa phương đã xây dựng phương án dạy học trong hoàn cảnh mới. Bên cạnh đó, nhiều trường vận động kêu gọi cựu học sinh, giáo viên và nhà hảo tâm.
Trường THPT Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) đã có thư ngỏ gửi cựu học sinh, các cá nhân, tổ chức hảo tâm góp kinh phí mua thiết bị học trực tuyến cho học sinh khó khăn. Sau 3 ngày kêu gọi, nhà trường đã huy động được số tiền hơn 40 triệu đồng.
Thầy Dương Văn Sơn – Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Qua khảo sát ban đầu, có 19 học sinh thiếu phương tiện học trực tuyến, và 3 em thiếu mạng Internet, chủ yếu thuộc khối 10.
“Số kinh phí kêu gọi được, nhà trường sẽ mua máy tính, hoặc điện thoại thông tin tặng học sinh khó khăn, đảm bảo có đủ điều kiện học trực tuyến. Chúng tôi cũng mong việc hỗ trợ này sẽ giúp các em có thêm niềm vui, động lực lên lớp online trong năm học đặc biệt, nhiều khó khăn này”, thầy Dương Văn Sơn nói.
Cô Nguyễn Quỳnh Liên – Hiệu trưởng Trường THCS Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, Nghệ An nhận hỗ trợ từ phụ huynh học sinh.
Dù chỉ là ngôi trường ở vùng nông thôn, nhưng Trường THCS Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu cũng kêu gọi được 40 triệu đồng chỉ sau 1 tuần phát động. Trong đó, phần lớn kinh phí đền từ phụ huynh, cựu học sinh… Đặc biệt, riêng tập thể lớp 9A do cô Hoàng Thị Thu Hương chủ nhiệm đã huy động được gần 10 triệu đồng.
Cô Hương cho biết: Từ lớp 6, các bạn đã nuôi lợn tiết kiệm và năm nào cũng có những món quà nhỏ dành tặng cho học sinh khó khăn trong lớp. “Con lợn” tiết kiệm được “nuôi” cho đến tận bây giờ, khi các em lên lớp 9.
“Năm nay, vì đã cuối cấp, lớp tôi cả 40/40 em đều được gia đình trang bị đủ thiết bị dạy học. Nhưng với tinh thần tương thân tương ái, khi nhà trường phát động, các em sẵn sàng ủng hộ “con lợn” tiết kiệm. Các em muốn chia sẻ với chính bạn bè trong trường của mình, để bạn nào cũng có điều kiện học tập. Điều đáng mừng hơn nữa, phụ huynh cũng đồng tình và có người âm thầm giúp đỡ hàng triệu đồng”, cô Hương nói.
Cô Nguyễn Quỳnh Liên – Hiệu trưởng Trường THCS Diễn Kỷ chia sẻ: Với kinh phí vận động được, nhà trường đã mua 19 chiếc điện thoại (mỗi chiếc giá 1,7 triệu đồng) và nhờ đoàn thanh niên xã trao tận tay gia đình học sinh. Số tiền còn lại nhà trường trao cho con của một giáo viên trong trường mới mất vì bệnh hiểm nghèo, nhằm động viên cháu trước thềm năm học mới. Đến nay, 100% học sinh của trường có đủ phương tiện, các thầy cô chỉ tập trung dạy trực tuyến, không phải đi phát phiếu bài tập và thu bài nữa.
“Qua kêu gọi, chúng tôi đã vận động được hơn 40 triệu đồng để mua, cung cấp 34 điện thoại thông minh và sim 3G, 4G cho 34 em khó khăn. Đảm bảo 100% học sinh của trường có đủ thiết bị, kết nối mạng Internet để học trực tuyến. Dù khó khăn, năm học vẫn sẽ được triển khai đến học sinh đầy đủ nhất”, thầy Nguyễn Văn Phương nói.
Học sinh một số trường ở Nghệ An được tặng thiết bị học trực tuyến
Những chiếc máy tính được trang bị kịp thời từ sự hỗ trợ của thầy cô và những nhà hảo tâm đã giúp cho nhiều gia đình vơi bớt gánh nặng của năm học mới, đặc biệt trong hoàn cảnh toàn ngành Giáo dục phải chuyển sang dạy học bằng hình thức online.
Điện thoại cho học trò nghèo
Một tuần trước, khi chủ trương dạy học trực tuyến được Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An chính thức ban hành, Ban Giám hiệu Trường THCS Diễn Kỷ (Diễn Châu) đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm của các lớp thống kê thiết bị học trực tuyến của học sinh trong toàn trường. Qua danh sách các lớp gửi lên, trong số hơn 600 học sinh của năm học này có khá nhiều học sinh không có các thiết bị như máy tính, ipad hoặc điện thoại để học trực tuyến.
Đây thực sự là một khó khăn của nhà trường trong việc triển khai nhiệm vụ năm học và điều này có thể làm gián đoạn việc học của học sinh. Để kịp thời hỗ trợ cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thông qua mạng xã hội và các hội cựu học sinh, hội phụ huynh, ban giám hiệu nhà trường kêu gọi các nhà hảo tâm, các cựu học sinh... hỗ trợ máy tính, điện thoại cũ... cho học sinh có phương tiện học tập. Chỉ sau khoảng 1 tuần triển khai, gần 40 triệu đồng đã được ủng hộ, trong đó phần lớn là từ phụ huynh và các cựu học sinh của nhà trường.
Những món quà sẽ giúp học sinh vượt qua khó khăn. Ảnh: P.V
Trong số những lớp tham gia tích cực thì lớp 9A của cô giáo Hoàng Thị Thu Hương là một trong những lớp triển khai hiệu quả, khi cả lớp đã huy động được gần 10 triệu đồng và dự kiến số tiền này có thể hỗ trợ được cho 3 - 4 em mua điện thoại thông minh.
Chia sẻ thêm về điều này, cô Hương cho biết: Từ năm học lớp 6, học sinh trong lớp đã nuôi "ống lợn tiết kiệm" và năm nào cũng có những món quà nhỏ để tặng những học sinh còn khó khăn của lớp. Năm học này, so với nhiều lớp khác, lớp chúng tôi may mắn hơn vì đến thời điểm này 40/40 học sinh của lớp đã có đủ thiết bị dạy học. Tuy vậy, với tinh thần tương thân, tương ái, khi nhận được phát động của cô giáo chủ nhiệm và nhà trường, các thành viên trong lớp đã hưởng ứng tích cực vì các em cũng muốn các bạn của mình có đủ phương tiện để học trực tuyến, đặc biệt là với học sinh cuối cấp lớp 9. Chúng tôi cũng rất vui bởi phụ huynh trong lớp cũng đồng tình ủng hộ và có những người ủng hộ từ 3 - 5 triệu đồng.
Phụ huynh Trường THCS Diễn Kỷ ủng hộ tiền mua thiết bị cho học sinh khó khăn. Ảnh: P.V
Đến thời điểm này, qua trao đổi, cô giáo Nguyễn Quỳnh Liên - Hiệu trưởng nhà trường cũng rất vui mừng khi hiện tại 100% học sinh của trường đã có đủ điện thoại để học: Từ nay đến khi năm học mới bắt đầu, nhà trường sẽ nhờ Đoàn xã trao 19 chiếc điện thoại tại gia đình học sinh, mỗi điện thoại giá 1.700.000 đồng. Số tiền còn lại nhà trường sẽ trao cho con của một giáo viên trong trường mới mất vì bệnh ung thư để động viên các cháu trước thềm năm học mới. Nếu có đủ phương tiện thì năm học này các cô chỉ tập trung dạy trực tuyến, không phải đi phát phiếu, thu bài nữa...
Nỗ lực của các nhà trường
Do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 nên ngay sau ngày khai giảng, từ ngày 6/9, học sinh trên toàn tỉnh Nghệ An từ cấp tiểu học đến THPT sẽ triển khai dạy học bằng hình thức online. Phương án này được xem là giải pháp tối ưu nhất trong hoàn cảnh hiện nay, nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt là thiết bị học của học sinh. Trên thực tế, qua khảo sát của nhiều địa phương, số học sinh có đủ trang thiết bị để học còn rất khiêm tốn, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi cao.
Tại huyện Kỳ Sơn, trong số 9.730 học sinh tiểu học của huyện thì chỉ có 2.579 học sinh có phương tiện để học và trong số này cũng chỉ khoảng 500 học sinh có máy tính, còn lại gần 2.000 học sinh phải học qua điện thoại. Ngoài ra, có gần 5.000 học sinh ở những vùng không có kết nối Internet. Số lượng học sinh ở bậc THCS có thiết bị học trực tuyến cũng chiếm chưa đến 30% với 1.640/6.067 học sinh.
Hay như ở huyện Tương Dương, toàn huyện có 7.420 học sinh Tiểu học nhưng chỉ có 47,5% học sinh đủ điều kiện học trực tuyến, cấp THCS có 4.984 học sinh nhưng chỉ có 33,7% đủ điều kiện để học. Trước đó, qua thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, tại các vùng thuận lợi, tỷ lệ học sinh có đủ điều kiện để học trực tuyến là 90%, còn các vùng còn lại chỉ khoảng 60% học sinh đủ điều kiện theo học.
Trường THPT Nghi Lộc 4 trang bị điện thoại cho các học sinh khó khăn học trực tuyến 2. Ảnh: P.V
Để khắc phục những khó khăn trên, thời gian qua, các địa phương và nhà trường cũng đã xây dựng các phương án dạy học trong hoàn cảnh mới. Bên cạnh đó, nhiều trường học cũng đã tập trung kêu gọi, vận động để hỗ trợ thiết bị học trực tuyến cho học sinh.
Tại Trường THPT Nghi Lộc 4, qua khảo sát của nhà trường, năm nay trường có 34/1.417 học sinh không có thiết bị dạy học. Để giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn và với tinh thần "không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau", nhà trường đã huy động học sinh cũ, hội khuyến học trường được hơn 40 triệu đồng để mua, cung cấp 34 điện thoại thông minh và sim 3G, 4G, đảm bảo 100% học sinh của trường có đủ thiết bị để học trực tuyến từ năm học này.
Tại Trường THPT Kim Liên, lá "thư ngỏ" cũng được hiệu trưởng nhà trường gửi đến các tổ chức, doanh nghiệp và phụ huynh học sinh sau khi khảo sát đang có khoảng 20 học sinh không có phương tiện học trực tuyến. Bức thư cũng chia sẻ về những khó khăn và mong muốn sự chung tay của toàn xã hội sẽ giúp nhà trường và học sinh thực hiện được mục tiêu "học sinh nghỉ học không ngừng học" và sẽ "thắp sáng ước mơ" cho những học sinh nghèo được học tập.
Qua 24 giờ triển khai, thầy giáo Dương Văn Sơn - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Chúng tôi rất vui vì dù phát động trong một thời gian ngắn nhưng nhà trường đã quyên góp được gần 30 triệu đồng. Số tiền này nhà trường sẽ cân nhắc và lựa chọn phương tiện thích hợp để kịp thời trao đến tay cho học sinh trước thời điểm năm học mới bắt đầu. Đây sẽ là những phương tiện rất hữu ích để các em có thể học trực tuyến trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp...
Ngành Giáo dục tập huấn để tổ chức dạy học trực tuyến. Ảnh: M.H
Sự chia sẻ của thầy cô, của nhà hảo tâm cũng cho thấy sự đồng hành và quyết tâm của nhân dân tỉnh nhà đối với sự học của con trẻ. Và đây sẽ là động lực để giáo viên, học sinh bước vào một năm học mới dù khó khăn nhưng vẫn tràn đầy niềm vui, niềm hy vọng...
Thầy cô tự tin dạy chương trình mới Trong bối cảnh dịch bệnh, cán bộ, giáo viên tham gia bồi dưỡng chương trình mới dưới hình thức trực tuyến và tự bồi dưỡng tại nhà. Ngành giáo dục tỉnh Kon Tum cũng chủ động hỗ trợ SGK cho học sinh khó khăn. Học sinh vùng khó huyện Tu Mơ Rông làm quen với chương trình SGK lớp 1. Đảm bảo 100%...