Nghệ An: Đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ, chất lượng sách giáo khoa mới cho học sinh

Theo dõi VGT trên

Từ năm học tới, học sinh lớp 2 và lớp 6 trên toàn tỉnh sẽ học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Chính vì vậy việc lựa chọn sách giáo khoa sao cho phù hợp và cung ứng sách giáo khoa đã được ngành Giáo dục chú trọng trên cơ sở hài hòa và sát với đối tượng học sinh.

Khách quan trong lựa chọn sách giáo khoa

Đây là năm thứ hai, Nghệ An thực hiện chọn sách giáo khoa nhằm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, nếu như những năm trước việc lựa chọn sách giáo khoa được giao cho các nhà trường thì năm nay được giao cho Hội đồng thẩm định sách giáo khoa của tỉnh nghiên cứu và bỏ phiếu lựa chọn. Thành viên hội đồng lànhững người có chuyên môn, có năng lực, trong đó 2/3 là tổ trưởng chuyên môn và giáo viên trực tiếp đứng lớp. Mỗi bộ môn sẽ có một hội đồng thẩm định riêng và có đại diện cho từng vùng, miền.

Nghệ An: Đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ, chất lượng sách giáo khoa mới cho học sinh - Hình 1

Giáo viên thành phố Vinh tập huấn triển khai chương trình sách giáo khoa mới. Ảnh: MH

Trước đó, để đảm bảo khách quan, Nghệ An đã chuyển bản mẫu sách giáo khoa các môn học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để các nhà trường lựa chọn dựa trên cơ sở đặc điểm kinh tế – xã hội địa phương, điều kiện dạy học của cơ sở giáo dục và năng lực, trình độ học sinh.

Từ ý kiến đóng góp của các nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp và chuyển cho Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa tỉnh. Sau đó, các thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa môn học tập trung thảo luận bỏ phiếu kín lựa chọn 1 hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học và tổng hợp, báo cáo kết quả nghiên cứu bằng văn bản về Chủ tịch Hội đồng.

Qua gần 2 tháng chuẩn bị, ngày 16/4/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1024/QĐ-UBND ngày 16/4/2021 về việc phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm học 2021 – 2022.

Theo đó, đối với sách giáo khoa lớp 2 các môn Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm đều là các đầu sách của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành. Riêng môn Tiếng Việt, ngoài bộ sách do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành còn có 1 đầu sách của bộ sách Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh phát hành; môn Hoạt động trải nghiệm có thêm 1 đầu sách của bộ Chân trời sáng tạo do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.

Đối với sách giáo khoa lớp 6, có 23 đầu sách được lựa chọn, trong đó 13 đầu sách do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, 5 đầu sách do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh phát hành và 5 đầu sách do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm phát hành.

Nghệ An: Đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ, chất lượng sách giáo khoa mới cho học sinh - Hình 2

Các giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (TP. Vinh) tìm hiểu, nghiên cứu về sách giáo khoa mới dành cho học sinh lớp 2. Ảnh: MH

Theo ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Việc lực chọn sách giáo khoa đảm bảo theo nguyên tắc: Nghiên cứu, lựa chọn sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông. Việc lựa chọn sách giáo khoa phải đáp ứng các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương, điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục, phù hợp với yêu cầu và trình độ học sinh. Quá trình triển khai, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, thể hiện đầy đủ tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Quá trình triển khai cũng cho thấy, năm thứ 2 thực hiện thay sách giáo khoa mới ở Nghệ An diễn ra khá thuận lợi. Trước khi lựa chọn sách mới, ngành Giáo dục Nghệ An cũng đã có đánh giá khá đầy đủ về ưu, nhược điểm của sách giáo khoa lớp 1 sau một năm thực hiện.

Nghệ An: Đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ, chất lượng sách giáo khoa mới cho học sinh - Hình 3

Video đang HOT

Giờ học của học sinh lớp 1 huyện Tương Dương. Ảnh: MH

Theo đó, dù Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 có nhiều điểm ưu Việt so với các chương trình trước đây. Ngoài sách giáo khoa, các học liệu điện tử đi kèm đa dạng, phong phú, dễ khai thác, sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên xây dựng được các bài học hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn học sinh; học sinh dễ hiểu, hứng thú hơn với các tiết học, đỡ nhàm chán; học sinh được tham gia nhiều hoạt động, trải nghiệm từ đó hình thành được nhiều kỹ năng quan trọng. Cuối năm học, học sinh đạt được nhiều kỹ năng vượt trội như: kỹ năng đọc, giao tiếp, tự chủ, tự học, tư duy phản biện; học sinh năng động, tự tin hơn nhiều.

Sớm cung ứng đủ sách giáo khoa cho học sinh

Để việc thay sách giáo khoa thuận lợi, ngay sau khi UBND tỉnh quyết định phê duyệt các đầusách giáo khoa lớp 2 và lớp 6, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục sách giáo khoa được lựa chọn. Đồng thời, cung cấp thông tin bằng văn bản cho các nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn về danh mục, số lượng SGK mỗi nhà xuất bản cần cung ứng cho các cơ sở giáo dục tại địa phương để kịp xuất bản, cung ứng cho các cơ sở giáo dục phổ thông trước ngày khải giảng năm học mới.

Nghệ An: Đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ, chất lượng sách giáo khoa mới cho học sinh - Hình 4

Trường THCS Lê Mao (TP. Vinh) cho ý kiến về sách giáo khoa lớp 6. Ảnh: MH

Với đặc thù của tỉnh Nghệ An, địa phương có 11 huyện miền núi, trong đó có 5 huyện miền núi cao, đặc biệt khó khăn thì đây là một việc hết sức cần thiết do điều kiện đi lại của phụ huynh khó khăn, việc cung ứng sách đến tận tay phụ huynh còn nhiều hạn chế.

Điều này cũng để thực hiện đúng theo Văn bản hướng dẫn số 367/BGDĐT – GDTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm kịp thời “cung ứng đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ đến các cơ sở giáo dục phổ thông, các đơn vị liên quan, đáp ứng nhu cầu của giáo viên, phụ huynh và học sinh trên địa bàn trước ngày 15/8/2021″. Hiện các địa phương căn cứ theo kế hoạch năm học đã được phê duyệt cũng đã rà soát chính xác số lượng học sinh lớp 2 và lớp 6 cho năm học tới và đây sẽ là căn cứ để Nghệ An tổng hợp và phối hợp với các nhà xuất bản và các nhà cung ứng chuẩn bị sách giáo khoa cho năm học tới.

Liên quan đến vấn đề này, ngày hôm nay 4/6, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành văn bản yêu cầu thống kê nhu cầu sử dụng sách giáo khoa lớp 1, 2 năm học 2021-2022.

Nghệ An: Đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ, chất lượng sách giáo khoa mới cho học sinh - Hình 5

Nhờ được trang bị thiết bị dạy học hiện đại, việc áp dụng học liệu điện tử sẽ giúp cho việc triển khai sách giáo khoa mới được thuận lợi và hiệu quả. Ảnh: MH.

Văn bản chỉ rõ, hiện để kịp thời cung cấp thông tin cho các nhà xuất bản có sách giáo khoa được lựa chọn về danh mục, số lượng sách giáo khoa mỗi nhà xuất bản cần cung ứng cho các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, các nhà trường cần thống kê nhu cầu sử dụng sách giáo khoa . Trong đó, đối với sách giáo khoa lớp 2, căn cứ Quyết định số 1024/QĐ-UBND ngày 16/4/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm học 2021 – 2022 để đăng ký, đảm bảo 100% học sinh có đủ sách giáo khoa để học.

Đối với sách giáo khoa lớp 1, các trường cần tiếp tục rà soát, thống kê sách hiện có, đối chiếu với nhu cầu, đăng ký sách bổ sung, thay thế, đảm bảo không để học sinh nào thiếu sách giáo khoa. Riêng các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, các trường gửi danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn đề nghị Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tặng sách giáo khoa (theo nội dung tại Công văn số 1047/GDTH ngày 27/5/2021 của Sở GD&ĐT).

Nghệ An: Đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ, chất lượng sách giáo khoa mới cho học sinh - Hình 6

Văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: MH

Sau khi thống kê, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành, thị tổng hợp nhu cầu từ các cơ sở giáo dục trực thuộc gửi về Sở danh mục, số lượng sách giáo khoa (lớp 1, 2 và lớp 6) hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn phối hợp với các đơn vị cung ứng sách giáo khoa để đảm bảo cung ứng sách giáo khoa đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng.

Về vấn đề cung ứng sách giáo khoa cho năm học mới, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành khẳng định: Việc thống kê số lượng, nhu cầu sử dụng sách giáo khoa ở cơ sở là nhằm để báo cáo cho các nhà xuất bản chuẩn bị đủ sách giáo khoa cho tất cả học sinh trong năm học tới, đảm bảo không có học sinh nào bị thiếu sách giáo khoa.

Các phụ huynh, các nhà trường có thể lựa chọn các đơn vị cung ứng phù hợp, vừa đảm bảo khách quan, vừa thuận lợi nhưng quan trọng nhất là phải đảm bảo chất lượng do các nhà xuất bản có uy tín sản xuất, tránh tình trạng sách giả, sách lậu.

Trong năm học 2020 – 2021, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí942 triệu đồng để mua 5.050 bộ sách giáo khoa trang bị cho thư viện các trường tiểu học vùng khó khăn cho học sinh đăng ký mượn. Năm học 2020-2021, các Nhà xuất bản cung ứng đủ đảm bảo 100% HS có sách giáo khoa để học tập.

Dự kiến trong năm học 2021 – 2022, tỉnh sẽ cấp kinh phí để mua 2000 bộ sách giáo khoa mới để hỗ trợ 6 huyện miền núi cao và cấp cho học sinh nghèo, học sinh khó khăn.

Coi lại quy trình chọn sách giáo khoa

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đã đề nghị như vậy xung quanh câu chuyện sách giáo khoa (SGK) lớp 1 còn chưa được cơ quan chức năng giải quyết ngã ngũ.

Coi lại quy trình chọn sách giáo khoa - Hình 1

Các em học sinh đọc sách tham khảo tại một nhà sách trên đường Trường Sa, Q.3, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

"Trước đây chúng ta chỉ có duy nhất 1 chương trình, 1 bộ SGK. Bây giờ để chống độc quyền, thị trường có nhiều bộ SGK để các nhà giáo chọn lựa bộ sách tốt nhất cho học sinh của mình. Tuy nhiên, trên thực tế có bộ sách không đạt chất lượng vẫn được nhà trường chọn lựa. Vậy là do đâu? Tôi cho rằng: đó là do quy định chọn SGK" - TS Huỳnh Công Minh, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nhận định.

"Rất may năm nay trường tôi không chọn bộ SGK lớp 1 có ngữ liệu môn tiếng Việt gây nhiều tranh cãi và khó khăn cho học sinh. Nhưng tôi tự đặt câu hỏi rằng: Tại sao cuốn sách có nội dung như thế mà lọt qua cửa thẩm định với những nhà giáo thâm niên, những chuyên gia đầu ngành về môn tiếng Việt? Có phải do sự nể nang nhau hay còn có lý do tiêu cực khác?"

Cô H. (hiệu trưởng một trường tiểu học tại TP.HCM)

Thị trường cho ra thị trường

Theo ông Minh, khi cả nước dùng chung 1 bộ SGK thì nhiều người cho rằng người dân bị Nhà nước ép mua bộ sách đó. Thời nay, việc chọn sách giao về cho các trường tiểu học, ban giám hiệu các trường được ví như những "ông nhà nước nhỏ". Bởi họ có quyền định đoạt bộ sách nào được sử dụng chính trong trường của mình.

"Từ những lý do trên có thể kết luận ngay rằng để tránh những sai sót trong SGK, phải để cho quy luật thị trường được phát huy tối đa: sách tốt, nội dung hay sẽ được nhiều người mua và sử dụng; sách kém chất lượng sẽ bị quay lưng. Chỉ có vậy nhà làm sách mới dụng công nhiều hơn và cạnh tranh lành mạnh để cho ra đời những bộ sách hay" - ông Minh nói.

Tương tự, ThS Lê Ngọc Điệp - nguyên trưởng Phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM - cũng cho rằng để tránh tình trạng sai sót như SGK môn tiếng Việt lớp 1 năm nay, việc đầu tiên cần thay đổi chính là quy trình, quy định chọn SGK.

"Việc chọn sách phải được giao cho giáo viên đứng lớp quyết định chứ không phải cả một ban bệ như hiện nay, nhưng có khi việc quyết định sử dụng bộ sách nào lại là quyền của người khác chứ không phải giáo viên. Và cũng không loại trừ tình trạng có trường chọn SGK vì lý do tế nhị khó nói ra, chứ không phải căn cứ vào nội dung - hình thức của quyển sách" - ông Điệp nói.

Theo ông Điệp, hiện nay chúng ta đã có chương trình chuẩn, giáo viên có thể sử dụng cả 5 bộ sách đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt để giảng dạy (ví dụ bài 1 họ sử dụng bộ sách A, nhưng với bài 2 sử dụng bộ sách B), các nhà quản lý cũng nên quản lý theo chương trình và chuẩn kiến thức - kỹ năng, chứ không nên quản lý theo nội dung SGK.

Ông Điệp cho biết thêm: "Trước đây, nước ta cũng từng có giai đoạn tồn tại nhiều bộ SGK cùng lúc và có bộ SGK không thể "đứng" được trên thị trường vì chất lượng kém. Bây giờ nếu thực hiện được điều này, chắc chắn các nhà làm SGK phải chú trọng đến nội dung của sách nhiều hơn".

Ông Nguyễn Tùng Lâm - thành viên tổ tư vấn cho Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục - cho rằng việc chọn lựa SGK bản chất là của giáo viên và các nhà trường. Dù là thực hiện theo luật nào, quy trình chọn sách cũng cần đi lên từ giáo viên đứng lớp, từ các nhà trường. Việc chọn sách vừa qua có bất ổn, các trường chọn sách nhưng giáo viên chưa được tiếp cận đầy đủ, chưa nghiên cứu kỹ sách dẫn tới những "hạt sạn" của SGK khi dạy học mới biết. Vấn đề này cần phải xem lại để rút kinh nghiệm cho việc chọn SGK lớp 2, lớp 6 tránh những bất cập, tiêu cực, nhất là khi việc chọn sách sắp tới do UBND cấp tỉnh quyết định.

Ai dám thay đổi ngữ liệu bài dạy?

Với vai trò là người quản lý cấp trường, cô H. - hiệu trưởng một trường tiểu học ở TP.HCM - đề nghị để bộ SGK lớp 2 mới không rơi vào tình trạng "dậy sóng" như bộ SGK lớp 1, Hội đồng thẩm định SGK hãy làm việc công tâm và khách quan.

Theo cô H., dù Bộ GD-ĐT đã thay đổi Hội đồng thẩm định SGK nhưng cần bổ sung thêm biện pháp chế tài: nếu hội đồng thẩm định sách không làm tròn nhiệm vụ của mình, để SGK có những sai sót không thể chấp nhận được thì phải bị phạt để làm gương cho các hội đồng thẩm định khác, vì sắp tới chúng ta có hàng loạt bộ SGK mới ở các khối lớp.

Trong khi đó, một giáo viên lớp 1 ở nội thành TP.HCM còn phản ảnh: "Khi phát hiện SGK có nhiều ngữ liệu không phù hợp, một số nhà quản lý cấp cao phát biểu trên báo rằng giáo viên có thể thay thế ngữ liệu bài học. Nhưng thực tế không dễ dàng như vậy vì nhiều người đã quá quen với suy nghĩ "SGK là pháp lệnh", trong đó có cả cán bộ quản lý. Bây giờ SGK không còn là pháp lệnh nữa nhưng giáo viên chúng tôi vẫn không dám thay đổi ngữ liệu bài học vì sợ sai, sợ hiệu trưởng, hiệu phó, khối trưởng chuyên môn bắt lỗi...".

Chưa kể việc thay đổi ngữ liệu bài học, theo giáo viên này, là không hề đơn giản vì muốn thay đổi phải in bài cho 46 học sinh trong lớp để các em nhìn vào đó mà học, không nhìn vào SGK nữa. "Thế nên tôi vẫn đề nghị nội dung SGK phải chuẩn, phải hay, chứ không thể làm qua loa rồi sửa đổi" - giáo viên này nói.

TS Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội - cũng cho rằng tuy Bộ GD-ĐT nói đã trao quyền chủ động cho giáo viên, giáo viên có thể chủ động thay đổi ngữ liệu nếu ngữ liệu trong SGK không phù hợp nhưng thực tế hầu hết các giáo viên đều lúng túng, khó khăn trong khi dạy học. Theo bà Hương, với một chương trình hoàn toàn mới như vậy, giáo viên rất cần những hướng dẫn cụ thể và thiết thực hơn. Không chỉ SGK có vấn đề ở khâu biên soạn, thẩm định, mà khâu tập huấn cũng chưa tốt để họ có thể chủ động như mong muốn của Bộ GD-ĐT.

Thực nghiệm tốt mới tránh sai sót

TS Vũ Thu Hương cũng cho rằng khâu thực nghiệm SGK lớp 1 vừa rồi có bất cập. Cụ thể, việc thực nghiệm cần phải triển khai trong 1-2 năm. Nhưng trên thực tế các đơn vị biên soạn chỉ thực nghiệm 1-2 tháng. Đây là việc cần khắc phục trong quá trình biên soạn, thẩm định SGK các lớp tiếp theo. "Nếu thực nghiệm nghiêm túc trước khi áp dụng thì dù có xảy ra sự cố, việc chỉnh sửa cũng dễ dàng, tránh tốn kém, lãng phí" - bà Hương nói.

Coi lại quy trình chọn sách giáo khoa - Hình 2

Không chỉ sách giáo khoa có "sạn", tình trạng phụ huynh hoa mắt với sách tham khảo cũng cần được giải quyết - Ảnh: MAI THƯƠNG

Nguyên thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng cần triển khai dạy thực nghiệm rộng rãi 6-8 tháng để có đánh giá cụ thể từ phía các cơ sở giáo dục, học sinh và giáo viên.

Có chung quan điểm, GS Phạm Tất Dong - phó chủ tịch Hội Khuyến học VN - đề xuất việc thực nghiệm cần phải chọn mẫu với số lượng đảm bảo có thể đánh giá chính xác. Cụ thể, các mẫu thực nghiệm phải đại diện của từng vùng miền, từ thành phố tới vùng nông thôn, miền núi và hải đảo. Ngoài ra, thực nghiệm cần phải đa dạng về chất lượng để có sự đánh giá phổ quát và có thời lượng thực nghiệm phù hợp.

ThS Lê Ngọc Điệp góp ý: "Bộ SGK lớp 2, lớp 6 cần phải được giảng dạy thực nghiệm bài bản và khoa học chứ không thể làm gấp gáp, vội vàng như bộ SGK lớp 1 vừa rồi. Tôi nhớ trước đây bộ SGK tiểu học năm 2000 được dạy thử nghiệm trong 2 năm học, ban biên soạn sách phải đi thực tế xuống rất nhiều trường, nghe góp ý của rất nhiều giáo viên rồi về chỉnh sửa xong mới xuất bản. Nếu bộ SGK lớp 1 mà được dạy thực nghiệm như vậy sẽ tránh được những sai sót đáng tiếc ở môn tiếng Việt".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024
Hà Hồ hạnh phúc khoe ảnh đón sinh nhật của Lisa và Leon, mới 4 tuổi đã được giáo dục cẩn thận thế này
08:00:45 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"
09:18:30 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Iran tăng mạnh sản lượng dầu để hỗ trợ nền kinh tế

Thế giới

13:56:25 05/11/2024
Ngoài ra, Hội đồng kinh tế Iran cũng xem xét lại các chương trình tiết kiệm năng lượng tiêu thụ - với sự tham gia của khu vực tư nhân - để giải quyết tình trạng mất cân bằng khí đốt những tháng lạnh giá trong năm.

G-Dragon bị "ném đá"

Nhạc quốc tế

13:51:44 05/11/2024
Vừa qua, G-Dragon tái xuất làng nhạc với single Power. Phải chờ hơn nửa thập kỷ, fan mới có thể được nghe nhạc mới của G-Dragon, sự kiện này gây chấn động châu Á.

Bức ảnh khoe lưng trần của cô dâu khiến tất cả phải hốt hoảng

Netizen

13:51:06 05/11/2024
Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ nhiều hình ảnh một cô dâu trong một tiệm váy cưới, gây chú ý vì ngoại hình. Theo đó, khoác lên mình thiết kế váy cưới cúp ngực cô nàng để lộ tấm lưng, bờ vai và đôi tay cơ bắp lực lưỡng.

Giữa lúc Kỳ Duyên gặp sóng gió tại Miss Universe, Thiên Ân gây hoang mang vì 1 bài đăng

Sao việt

13:42:11 05/11/2024
Sau khi đường ai nấy đi với Minh Triệu, Hoa hậu Kỳ Duyên và Đoàn Thiên Ân được cho là đang có mối quan hệ đặc biệt.

Khuyên chân thành: 7 cách thiết kế nhà giúp sống chung với bố mẹ chồng vui vẻ, hòa thuận

Sáng tạo

13:34:07 05/11/2024
Nhà tôi có 7 thiết kế thân thiện với bố mẹ già, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung lại giúp cuộc sống trở nên vui vẻ, dễ dàng.

Lisa bị miệt thị "hư hỏng" vì hở bạo chưa từng thấy, 1 sao nhí phản ứng bất ngờ

Sao châu á

13:24:06 05/11/2024
Hành động của Lil Tay nhận được nhiều sự ủng hộ của cư dân mạng. Đa số đều cho rằng trang phục của Lisa phù hợp với show diễn nội y, và nữ idol không xứng bị mạt sát như vậy.

Giúp da khỏe đẹp với thực phẩm giàu flavonoid

Làm đẹp

13:19:50 05/11/2024
Cách sử dụng tốt nhất để đảm bảo hấp thụ đủ lượng flavonoid là ăn nhiều trái cây tươi, rau quả tươi hàng ngày. Nếu chế biến qua nhiều công đoạn thì hàm lượng flavonoid có thể bị giảm đi.

"Cô gái xấu xí" Minh Khuê nói lý do hiếm hoi nhận lời đóng cảnh nóng 18+

Hậu trường phim

13:07:12 05/11/2024
Trước đây, Minh Khuê từng chia sẻ rất ngại đóng cảnh nóng, thậm chí, cô sẵn sàng từ chối nếu biết vai diễn có những cảnh thân mật về thể xác.

Bị đau đầu uống trà gừng được không?

Sức khỏe

13:05:39 05/11/2024
Uống trà gừng ấm vào buổi tối trước khi ngủ sẽ góp phần làm giảm các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn... hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu và giúp ngủ ngon hơn.

Lý giải sức hút từ bi kịch trong phim kinh dị gắn mác 18+ "Thần dược"

Phim âu mỹ

12:50:36 05/11/2024
Bộ phim kinh dị The Substance (Thần dược) với sự góp mặt của nữ diễn viên kỳ cựu Demi Moore, được gán mác 18+ khi trình chiếu tại Việt Nam.

Khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu tại dự án trạm quan trắc nước Bạc Liêu

Pháp luật

12:04:11 05/11/2024
Ngày 4.11, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, liên quan dự án xây dựng 3 trạm quan trắc nước mặt tự động, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu đã ra quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.