Nghệ An chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm theo ‘phong trào’
Mặc dù đã tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, tình trạng dạy thêm, học thêm, chạy đua học ngoại ngữ theo “phong trào” tại Nghệ An vẫn còn diễn ra phức tạp, cần được chấn chỉnh.
Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Công văn 4549/UBND.VX về việc chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm trái quy định trên địa bàn.
Theo đó, thực hiện Thông tư 17/2012/TT-BGDDT, ngày 15/5/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định 01/2013/QĐ.UBND.VX ngày 11/01/2013 của UBND tỉnh Nghệ An về quy định dạy thêm, học thêm.
Tình trạng dạy thêm, học thêm trái quy định trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn còn diễn ra phổ biến.
Trong thời gian qua, Sở GD&ĐT Nghệ An, UBND các huyện, thành thị đã tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, đưa hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn từng bước đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, tình trạng dạy thêm trái quy định ở một số địa bàn dân cư vẫn còn diễn ra như tổ chức dạy trước chương trình cho các cháu chuẩn bị vào lớp 1, tổ chức học thêm văn hóa, ngoại ngữ… tại nhà một số giáo viên; các trung tâm ngoại ngữ, du học quảng cáo, chiêu sinh rầm rộ và có một số biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh… gây áp lực đối với phụ huynh, học sinh và tạo dư luận xã hội không tốt đối với công tác quản lý giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Để tiếp tục chấn chỉnh việc day thêm, học thêm, chạy đua học ngoại ngữ theo “phong trào”… trong dịp hè 2017, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong ngành giáo dục đào tạo và toàn xã hội về chủ trương không dạy thêm, học thêm trái quy định, học ngoại ngữ theo “phong trào”… để các em học sinh dành thời gian trong dịp hè tổ chức các hoạt động vui chơi phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần.
Chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục, UBND các phường, xã, thị trấn cùng phối hợp thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành.
Việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giáo dục kỹ năng sống… cho các em học sinh cần được đẩy mạnh.
Đồng thời, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao, Tỉnh đoàn hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh cho học sinh, sinh viên tại nơi cư trú… nhằm đáp ứng nhu cầu của phụ huynh về chăm sóc, giáo dục học sinh trong các ngày nghỉ, ngày hè, thực hiện đúng kế hoạch năm học đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra; xử lý nghiêm đối với cá nhân giáo viên, các tổ chức vi phạm quy định và trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị có người vi phạm. Phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân tăng cường công tác giám sát, phát hiện và đầu tranh với việc dạy thêm trái quy định.
Theo Việt Hòa / Infonet
Từ tranh cãi 'thấu cảm' đến đề thi Ngữ văn chưa trọn vẹn
TS Trịnh Thu Tuyết, giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, nêu quan điểm của mình sau nhiều ý kiến tranh luận về đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2017.
Kỳ thi THPT quốc gia 2017 đã khép lại, tuy nhiên dư âm của nó vẫn còn khá đậm trong cuộc sống xã hội. Trong đó, câu hỏi trong phần Đọc hiểu của đề thi Ngữ văn thu hút nhiều ý kiến trao đổi trái chiều.
Zing.vn giới thiệu bài viết của TS Ngữ văn Trịnh Thu Tuyết, giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội về vấn đề này. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Ngữ liệu đọc hiểu cần chọn lọc
Đọc hiểu là hoạt động trí tuệ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người nhằm tiếp nhận, xử lý thông tin, tri thức từ các văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng.
Trong nhà trường, trước khi có câu hỏi đọc hiểu trong cấu trúc đề thi từ năm 2014, hoạt động đọc hiểu đã được thực hiện như một việc đương nhiên, bắt buộc trong hoạt động dạy và học môn Ngữ văn. Thậm chí, nhiều năm nay, nhà trường đã có ý thức thay các thuật ngữ "phân tích", "bình giảng"... trong giờ học văn thành "đọc hiểu văn bản".
Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn có sử dụng từ "thấu cảm" gây tranh cãi.
Từ năm 2014, Bộ GD&ĐT chính thức bổ sung câu hỏi đọc hiểu vào cấu trúc bắt buộc của các đề thi môn Ngữ văn. Theo đó, các yêu cầu về nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao đối với các yếu tố thuộc giá trị nội dung và hình thức văn bản được dần hình thành, trở thành tiêu chí xác định yêu cầu đọc hiểu.
Để đạt tới các yêu cầu đó, học trò phải được cung cấp và rèn luyện từ kiến thức tới kỹ năng đọc hiểu, trong đó, nguồn kiến thức chủ yếu là kiến thức tiếng Việt (phong cách ngôn ngữ chức năng, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, các biện pháp tu từ...); kiến thức văn học sử (tác giả, tác phẩm); kiến thức thi pháp học, văn bản học... Đó cũng là những kiến thức học trò đã được học từ THCS tới THPT.
Bài đọc hiểu được cấu trúc bởi hai yếu tố thiết yếu là ngữ liệu đọc hiểu và hệ thống câu hỏi đọc hiểu. Ngữ liệu đọc hiểu có thể lấy từ nhiều nguồn, tập trung vào hai dạng chính là văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng. Câu hỏi đọc hiểu sẽ được xây dựng theo văn bản của ngữ liệu đọc hiểu.
Nhiều giáo viên, trong đó có tôi, rất quan tâm chọn lọc văn bản làm ngữ liệu đọc hiểu. Tôi tự thấy nhiều đề được ghi nhận cũng chủ yếu do hiệu ứng từ những văn bản văn chương mang giá trị nhân văn cao quý.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta đâu chỉ tiếp xúc những văn bản chuẩn mực, trong sáng và cao quý để khẳng định và ngợi ca một chiều. Vì thế, trừ những văn bản vi phạm các quy chuẩn đạo đức, thẩm mỹ... gây phản cảm, hãy để học trò được rèn luyện các thao tác tư duy, năng lực thẩm mỹ, năng lực tiếp nhận, khả năng phản biện khi tiếp xúc các văn bản đọc hiểu phong phú đa dạng của cuộc sống xã hội.
Đề thi THPT quốc gia có những câu hỏi phi logic
Trở lại với phần đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2017, tôi nghĩ đoạn văn này, với tất cả những vấn đề của nó, vẫn có thể trở thành ngữ liệu tốt để kiểm tra khả năng đọc hiểu của học trò với tư duy độc lập sáng tạo và năng lực phản biện, thậm chí cả kiến thức về tâm lý học, xã hội học, ngôn ngữ học...
Hãy bắt đầu từ câu hỏi 2 trong đề thi. Sự phi logic trong câu hỏi: "Theo tác giả, thấu cảm là gì" sẽ khiến học trò mỉm cười: "Hãy hỏi tác giả ấy" và sau đó, các em sẽ chép lại hầu như toàn bộ đoạn 1.
Vấn đề sẽ thay đổi nếu chúng ta mạnh dạn thay bằng một câu hỏi đạt tới mức độ thông hiểu: "Anh/chị có chia sẻ quan điểm của tác giả khi cho rằng &'thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ... là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó" hay không? Giải thích nguyên nhân khiến anh/chị đồng tình hoặc phản đối?".
TS Trịnh Thu Tuyết.
Từ đó, học trò có thể sẽ nhận ra yêu cầu "nhìn thế giới bằng con mắt người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ" là phi lý, bởi nếu khả năng ấy được thực hiện, bạn sẽ không còn là chính mình với những thấu hiểu cảm thông mang tính khách quan nữa.
Mỗi người hãy luôn là chính mình với những trải nghiệm cùng khả năng quan sát, xét đoán, tư duy để "thấu hiểu" và tấm lòng nhân ái để "cảm thông".
Các em cũng có thể nhận ra yêu cầu "hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó" luôn là một điều không tưởng. Điều này, từ xưa, ông bà ta đã nhắc: "Sông sâu còn có kẻ dò", và các em cũng đã được đọc bài thơ tình số 28 của Tagore để hiểu: "Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy / Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu".
Câu hỏi số 3 yêu cầu "Nhận xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích" là câu hỏi kiểu "mớm cung" khi học trò chỉ cần chép lại câu mở đoạn "Thấu cảm xảy ra trong khoảnh khắc của cuộc sống" là có thể đủ ý.
Đáp án của Bộ GD&ĐT cho câu hỏi gây tranh cãi trong đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2017 .
Nếu sửa câu hỏi thành: "Theo anh/chị, trong ba ví dụ của văn bản, hành vi nào thực sự thể hiện sự thấu cảm, hành vi nào chỉ "giống như" sự thấu cảm? Vì sao?" thì học trò sẽ thể hiện được quan điểm riêng của mình khi nhận ra việc một đứa trẻ lên ba thấu cảm với một bé sơ sinh là điều phi lý. Cả cái nhăn mặt của cô gái khi nhìn bạn uống thuốc cũng không hề là ví dụ đắc địa cho sự thấu cảm.
Câu 4 hỏi ý kiến riêng của học trò về quan niệm "Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm" được coi là câu hỏi duy nhất đạt được yêu cầu về tư duy và trải nghiệm của học trò.
Tuy nhiên, để tránh nội dung trả lời câu hỏi 4 trùng lặp với nội dung đoạn văn nghị luận sau đó (câu 1, phần Làm văn), với một đoạn văn có khá nhiều vấn đề về tư duy, thao tác lập luận có thể thay thế bằng câu hỏi hướng tới kiểm tra năng lực tư duy phản biện của học trò.
Đó là: "Một trong ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận là "tính chặt chẽ trong lập luận". Hãy nhận xét về sự thể hiện đặc trưng đó trong đoạn trích?".
Trên đây là một vài suy nghĩ cá nhân về kiểu câu hỏi đọc hiểu trong hoạt động dạy và học của trường phổ thông. Suy nghĩ không để tranh cãi, chỉ để góp thêm một góc nhìn về tính cần thiết của kiểu bài đọc hiểu, đặc biệt hướng tới mong muốn rèn luyện năng lực tư duy độc lập cho học trò, vì sau này khi rời khỏi nhà trường, các em phải tự mình đặt ra những câu hỏi.
Nói về tranh luận từ "thấu cảm" vào đề thi Ngữ văn gây xôn xao cộng đồng mạng, Bộ GD&ĐT khẳng định không có sai sót. Theo đó, từ "thấu cảm" được trích trong Thiện, Ác và Smartphone của tác giả Đặng Hoàng Giang (NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275).
TS Sái Công Hồng, Phó cục trưởng Cục quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, thông tin tổ ra đề khẳng định đề thi môn Ngữ văn chính xác.
Đề thi môn Văn được đánh số 2 phần riêng biệt gồm I và II, trong đó phần I có mục đích là đọc hiểu, còn đọc hiểu cái gì, lấy dữ liệu ở đâu, tiêu chí lấy dữ liệu như thế nào thuộc quy trình làm đề thi, Bộ GD&ĐT không công bố được.
Trước ý kiến, câu 2 thuộc phần I - Đọc hiểu có hỏi: "Theo tác giả, thấu cảm là gì" là câu hỏi "ngô nghê" vì đề bài đã có sẵn câu trả lời, ông Sái Công Hồng lý giải: "Thứ nhất, nếu đọc từ đầu phần 1 có lời đề dẫn yêu cầu rõ ràng 'đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau', sau đó có 4 câu hỏi gắn với lời đề dẫn trên, câu hỏi 2 là một thành tố trong 4 câu hỏi đó.
Theo Zing
Bộ GD&ĐT giải thích từ 'thấu cảm' trong đề thi Ngữ văn gây tranh cãi Theo TS Sái Công Hồng, Bộ GD&ĐT đã làm việc với ban ra đề thi và khẳng định đề Ngữ văn THPT quốc gia 2017 không có sai sót. Ông Sái Công Hồng - Phó cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT, cho biết Bộ GD&ĐT đã nhận được phản hồi thông tin về sử dụng từ "thấu...