Nghệ An: Bàn giải pháp hạn chế tai nạn, thương tích và đuối nước cho trẻ em
Sáng ngày 28/3, Sở GD&ĐT tổ chức Hội thảo giáo dục phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước trong trường tiểu học, giai đoạn 2018 – 2020.
Dạy bơi cho học sinh trong bể bơi mini tại trường Tiểu học thị trấn Anh Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An)
Cùng dự có đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa Thể thao, các ban ngành liên quan, và đại diện các Phòng GD&ĐT trên địa bàn tỉnh.
Tại hội thảo, Sở GD&ĐT báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh tiểu học trong năm 2017. Theo đó, việc thực hiện trong thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu về cơ sở vật chất, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, và cộng đồng còn chưa bền vững. Công tác xã hội hóa dạy bơi cho học sinh còn nhiều hạn chế, số giáo viên được cấp chứng chỉ dạy bơi ít (8 giáo viên)…
Tham gia thảo luận, nhiều đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm và những bài học về công tác phòng chống tai nạn, thương tích đuối nước tại địa phương mình. Trong đó, được quan tâm nhất là tổ chức dạy bơi cho trẻ trong trường học như một kỹ năng sinh tồn vô cùng cần thiết.
Để triển khai có hiệu quả kế hoạch trong giai đoạn 2018 – 2010 các đơn vị cần tập trung các nhóm giải pháp: Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo. Xây dựng và nhân rộng mô hình ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn. Tiếp tục tăng cường giáo dục nâng cao kỹ năng ngăn ngừa, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
Các địa phương và nhà trường triển khai thực hiện mục tiêu dạy bơi trong năm 2018, theo đăng ký là 136 trường tổ chức dạy bơi hoặc liên kết với các đơn vị khác để tổ chức. Tích hợp các nội dung phòng chống tai nạn thương tích đuối nước trong các hoạt động day học.
Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của học sinh, phụ huynh, cộng đồng, tăng cường vận động, huy động xã hội hóa trong công tác phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước. Xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị cho các nhà trường… Đồng thời, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo viên.
Về phía Sở GD&ĐT, ông Thái Huy Vinh – Phó GĐ Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết Sở sẽ phối hợp với các sở ngành liên quan, tham mưu, đưa ra các văn bản chỉ đạo, để việc triển khai có hiệu quả kế hoạch. Mục tiêu hướng đến xây dựng, cải thiện môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, tích cực.
Hồ Lài
Video đang HOT
Theo giaoducthoidai.vn
Hướng dẫn cách thiết lập sơ đồ giải bài tập mạch điện Vật lí 9
Cô Lê Thị Loan - giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) - chia sẻ kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách thiết lập sơ đồ giải bài tập về phần mạch điện trong chương trình vật lí 9.
ảnh minh họa
Những sai lầm thường gặp
Thông qua quá trình giảng dạy, cô Lê Thị Loan nhận thấy học sinh thường hay gặp phải những khó khăn và sai lầm sau: Chưa thành thạo trong việc nhận biết cách mắc các vật dẫn trong mạch điện, đặc biệt là mạch điện hỗn hợp.
Một số học sinh nhận biết được cách mắc nhưng khi vận dụng các công thức, các mối quan hệ hay đặc điểm của từng cách mắc vào để giải bài tập thì còn lúng túng.
Còn hay nhầm lẫn công thức của đoạn mạch mắc nối tiếp với công thức của đoạn mạch mắc song song.
Đối với mạch điện mắc hỗn hợp không tường minh, các em khó khăn nhất là không vẽ lại được mạch điện.
Để khắc phục những khó khăn và sai lầm mà học sinh hay mắc phải trong chuyên đề này, giáo viên cần tăng cường rèn luyện học sinh vận dụng công thức của đoạn mạch mắc nối tiếp và song song để tính các đại lượng I, U, R trong mạch điện. Nhận biết cách mắc cá điện trở trong mạch điện và tính điện trở của mạch.
Cùng với đó, vẽ lại mạch điện không tường minh thành mạch điện tường minh dựa vào các điểm chú ý. Nếu học sinh gặp khó khăn chưa nhận biết được cách mắc hay chưa vẽ lại được mạch điện thì phải dùng câu hỏi định hướng giúp các em vượt qua khó khăn đó. Yêu cầu học sinh thiết lập các mối quan hệ giữa các đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm.
Phương pháp chung giải bài toán về mạch điện có các điện trở mắc nối tiếp
3 bước giải bài toán về mạch điện có các điện trở mắc nối tiếp được cô Lê Thị Loan lưu ý như sau:
Bước 1: Nhận biết cách mắc các điện trở trong mạch điện.
Bước 2: Áp dụng các công thức cho đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song để viết phương trình xác lập các mối quan hệ giữa các đại lượng đã cho và đại lượng cần tìm.
Bước 3: Giải các phương trình vừa viết được.
Các điểm cần chú ý khi nhận biết cách mắc trong mạch điện:
Nếu trong mạch điện có Vôn kế và Ampe kế thì phải chú ý:
Cô Lê Thị Loan đồng thời lưu ý phương pháp giải các dạng bài tập về phần mạch điện gồm các điện trở mắc nối tiếp như sau:
Dạng bài tính cường độ dòng điện: Học sinh nhận biết cách mắc các vật dẫn trong sơ đồ; tìm giá trị hiệu điện thế tương ứng giữa hai đầu đoạn mạch (hay vật dẫn) hoặc điện trở tương đương của đoạn mạch cần xác định cường độ dòng điện.
Dạng bài tính hiệu điện thế: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong mạch. Tính cường độ dòng điện qua các đoạn mạch cần tính hiệu điện thế (nếu biết điện trở) hoặc tính điện trở tương đương của các đoạn mạch (nếu biết các giá trị cường độ dòng điện). Tính toán theo yêu cầu đầu bài.
Dạng bài tính điện trở: Căn cứ vào công thức tính điện trở R = U/I để xác định đại lượng cần tìm. Tìm mối quan hệ giữa hiệu điện thế của đoạn mạch với hiệu điện thế của các điện trở thành phần hoặc hiệu điện thế của các mạch nhánh. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Bài tập về phần mạch điện gồm các điện trở mắc song song
Cô Lê Thị Loan phương pháp giải các dạng bài tập về phần mạch điện gồm các điện trở mắc song song như sau:
Dạng bài tính cường độ dòng điện: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong sơ đồ. Tìm giá trị hiệu điện thế tương ứng giưa hai đầu đoạn mạch (hay vật dẫn) hoặc điện trở tương đương của đoạn mạch cần xác định cường độ dòng điện. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Dạng bài tính điện trở: Căn cứ vào công thức tính điện trở R = U / I để xác định đại lượng cần tìm. Tìm mối quan hệ giữa hiệu điện thế của đoạn mạch với hiệu điện thế của các điện trở thành phần hoặc hiệu điện thế của các mạch nhánh. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Dạng 3 bài tính hiệu điện thế: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong mạch. Tính cường độ dòng điện qua các đoạn mạch cần tính hiệu điện thế (nếu biết điện trở) hoặc tính điện trở tương đương của các đoạn mạch (nếu biết các giá trị cường độ dòng điện). Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Bài tập về phần mạch điện mắc hỗn hợp
Dạng bài tính cường độ dòng điện: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong sơ đồ. Tìm giá trị hiệu điện thế (điện trở tương đương) tương ứng giữa hai đầu đoạn mạch hay vật dẫn cần xác định cường độ dòng điện. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Dạng bài tính hiệu điện thế: Nhận biết cách mắc các vật dẫn trong mạch. Tính cường độ dòng điện qua các đoạn mạch cần tính hiệu điện thế (nếu biết điện trở) hoặc tính điện trở tương đương của các đoạn mạch (nếu biết các giá trị cường độ dòng điện). Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Dạng bài tính điện trở: Căn cứ vào công thức tính điện trở R = U/I để xác định đại lượng cần tìm. Tìm mối quan hệ giữa hiệu điện thế của đoạn mạch với hiệu điện thế của các điện trở thành phần hoặc hiệu điện thế của các mạch nhánh. Tính toán theo yêu cầu của đề bài.
Theo Giaoducthoidai.vn
Giáo viên miền Tây tự góp tiền đến Đà Nẵng học 'dạy bơi' Trường tiểu học ở Cần Thơ được cho tự ý tổ chức cho giáo viên ra Đà Nẵng học "dạy bơi" suốt một tuần mà không xin phép lãnh đạo. Trường tiểu học Giai Xuân 3 được công nhận đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015. Ảnh: Cửu Long. 10 giáo viên cùng hiệu phó và hiệu trưởng trường tiểu học Giai Xuân...