Ngày trở lại trường, thầy trò háo hức và âu lo
Những ngày đầu trở lại dạy và học, thầy trò và phụ huynh đều nhận thức được diễn bệnh rất khó lường nên không được chủ quan.
Đến chiều 29/2, 63/63 tỉnh thành nước ta đã công bố kế hoạch học tập trong cơn bão dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường. Ngày trở lại trường ai cũng mong nhưng trong lòng vẫn chưa hết lo âu.
Thầy trò đều háo hức và âu lo
Người ta ngóng mở lại trường học hơn cả chờ đón giao thừa năm mới, hơn cả niềm vui lớn của những tin mừng. Từng mẩu tin cập nhật, từng bệnh nhân 13, 15 và 16/16 xuất viện nhưng niềm vui không có ca mới lại chìm tan trong hàng chữ và hình ảnh các ca nhiễm mới, nước mới liên tiếp trên các phương tiện truyền thông.
Người dân chờ tin tức của các cơ quan chuyên môn và chính quyền, cơ quan quản lý bàn cách phòng chống dịch và cân nhắc thận trọng khi quyết định cho học sinh, sinh viên trở lại học tập.
Trong khi học sinh Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở vẫn tiếp tục nghỉ thì nhiều địa phương đã quyết định cho học sinh Trung học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp tới trường từ ngày 02/3/2020, và cũng có gần chục tỉnh vẫn đóng cửa trường đến hết 8/3 như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…
Mở cửa trường học với điều kiện an toàn nhất tính mạng thầy và trò và người dân trong tình thế đặc biệt chưa ai biết diễn tiến bệnh dịch thế nào thật sự là một quyết định khó khăn.
“Niềm vui háo hức và xen lẫn tâm trạng lo bệnh dịch và lo bài vở là cảm xúc chung không chỉ của các con mà còn là của bố mẹ và thầy cô. Nghỉ lâu, các con ngủ chán mắt thì dậy, đến bữa thì ăn và tự bố trí thời gian ôn bài và vui chơi” – Phụ huynh Đỗ Thị Thu Hiền, giáo viên tiếng Anh (Khai Quang, Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) năm nay có con thi 12 và thi vào lớp 10 chia sẻ.
“Mặc dù các cơ quan chức năng và nhà trường đã giúp bà con hiểu về dịch bệnh và tình hình chung nước ta và thế giới nhưng không ít người dân còn chủ quan, hiểu biết chưa đầy đủ nên hoặc quá lo lắng, hoặc thờ ơ coi thường.
Trong suốt những ngày con cháu nghỉ học tại nhà, tôi thấy một vài người chưa đồng thuận và như muốn quy trách nhiệm cho cơ quan quản lý, thậm chí còn oán trách nhà trường bắt học sinh nghỉ học dài khi dịch đã tạm lắng ở địa phương” – bác Phùng Văn Trung (khu Chợ Hốp, Hội Hợp, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) thẳng thắn cho hay.
Chị Nguyễn Thị Năm, tiểu thương chợ Hốp, Vĩnh Yên cho biết: “Tôi thì rất muốn cho 2 con (lớp 11 và lớp 9) đi học, muốn cuộc sống trở lại bình thường, muốn người Vĩnh Phúc không còn bị phân biệt đối xử nhưng chị cũng rất lo lắng dịch Covid-19 khi rộ lên chuyện cách ly ở Hà Nội, ở nước ngoài. Vừa rồi con nghỉ ở nhà không quản được vì phải kiếm sống mà con đến trường cũng không biết thế nào”.
Sau hơn một tháng nghỉ tết và nghỉ phòng chống dịch Covid-19, hầu như học sinh nào cũng háo hức trở lại lớp, gặp thầy gặp bạn. Không như mọi kỳ nghỉ khác, nghỉ lần này là phải hạn chế gặp gỡ giao lưu, tụ tập, hạn chế đi lại làm cho các trò khao khát trở lại trường.
Em Phạm Thành Dũng và Nguyễn Đức Long, lớp 12 A1, Trường Trung học phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc cho biết rất muốn đến trường để học và chuẩn bị cho kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia mặc dù được lùi đến cuối tháng 7.
Khi được thông báo chỉ học buổi sáng và đến học với những hạn chế nhất định và thầy cô giám sát chặt chẽ hơn ngày thường, hai em cũng vẫn vui và coi đó như những thử thách có thể chỉ một lần trong đời. Học ở nhà một mình không vui như ở trường, nên chúng em muốn tới lớp ngày khi nào được phép.
Theo thầy giáo Lê Hùng Cường, dạy môn Thể dục tại Trường Trung học phổ thông Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc có con học lớp 3 và lớp 1, lo nhất không phải chuyện đi học khi nào mà là vấn đề thầy cô và học sinh sẽ thực hiện phòng chống dịch thế nào, an toàn đến đâu khi các con dù có khẩu trang nhưng vẫn ngồi chung phòng và vui đùa cùng nhau?
Video đang HOT
Chuẩn bị tâm thế tốt để dạy và học hiệu quả
Bệnh tật không chừa ai nên cả thầy trò và phụ huynh, cả các quan chức nhà nước và các y bác sĩ đều bình tĩnh ứng xử và hành động thận trọng.
Các nhà trường Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên và trường chuyên nghiệp được tổ chức dạy và học một buổi sáng từ ngày 2/3 đã họp bàn và thống nhất thực hiện theo các chỉ dẫn của cơ quan chuyên môn.
Tuy nhiên dù có sự chuẩn bị về tâm lý, tâm trạng và các điều kiện vật chất chu đáo đến đâu vẫn khó có thể làm mọi người bớt lo lắng, nhất là chúng ta ở tâm chấn của dịch Covid-19 và tình hình nóng về dịch Covid-19 được cập nhật từng giờ.
Thầy và trò cùng chia sẻ thông tin, làm chủ bản thân và tích cực ủng hộ và thực hành nghiêm túc các giải pháp, biện pháp theo chỉ dẫn của cơ quan chuyên môn và ngành Giáo dục.
Khi chúng ta hiểu biết đầy đủ và nghiêm túc về dịch bệnh, khi chúng ta tin tưởng vào các kế hoạch thận trọng của Chính phủ và của nhà trường, chúng ta sẽ không hoang mang, không buồn phiền và hoài nghi hoang tưởng.
Chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. (Ảnh: Văn Lự)
Điều quan trọng là chúng ta cần đặt niềm tin vào công tác phòng chống dịch của nước ta. Chỉ khi ta tin tưởng vào công tác điều trị của bác sĩ, tin tưởng vào sự điều hành của các cơ quan hữu trách, chúng ta sẽ bình tĩnh nhìn nhận mọi diễn biến của dịch bệnh một cách xác đáng và lạc quan.
Thực tế hôm nay và những ngày đầu trở lại dạy và học, thầy trò và phụ huynh đều nhận thức được diễn bệnh rất khó lường nên không được chủ quan, không được lơ là xem thường các biện pháp, giải pháp được phát tận tay thầy và trò.
Trao đổi việc giảng bài với học trò khẩu trang và thầy cô cũng khẩu trang, có bất tiện không, thầy Trần Thanh Long, dạy môn Giáo dục Công dân tại Trường Trung học phổ thông Vĩnh Yên, cho rằng dạy và học như thế làm sao khó chịu bằng các thầy trò thời chiến tranh, mũ rơm, học dưới hầm…
Còn theo học sinh Chu Đức Hiếu, lớp 11 A4, Trường Trung học phổ thông Trần Phú, Thành phố Vĩnh Yên thì “đó là cách thể hiện mốt thời trang có “1-0-2″ của học sinh Xteen thời dịch Covid-19. Chúng em sẽ cố gắng học tập để lưu lại những hình ảnh tuyệt vời này làm kỷ yếu thời trai trẻ.”
“Chuẩn bị tâm thế tốt, đối mặt khó khăn và dịch bệnh, thầy và trò trung học đến trường cần chuẩn bị chu đáo bài vở và các phụ trang, đồ dùng và giữ gìn vệ sinh an toàn cho mình và mọi người, thực hiện các chỉ dẫn của cơ quan chuyên môn ở nhà cũng như ở trường và nơi đông người chắc chắn chúng ta sẽ có những giờ học, tuần học hiệu quả” – Cô giáo Nguyễn Thị Mai Chang, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Vĩnh Yên, Thành phố Vĩnh Yên, khẳng định khi kết thúc buổi họp Hội đồng giáo dục chuẩn bị cho tuần học đầu tiên năm 2020 này.
Nguyễn Văn Lự
Theo giaoduc.net
Dạy học từ xa: Giải pháp học tập hiệu quả "mùa" dịch Covid-19
Có ý kiến cho rằng, nếu thời gian nghỉ học tiếp tục kéo dài do dịch bệnh thì cần có những giải pháp cụ thể để đảm bảo chất lượng giáo dục.
Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã lùi kỳ thi THPT Quốc gia nhưng nhiều học sinh, giáo viên và phụ huynh vẫn lo lắng cho chất lượng các kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi THPT.
Đâu là giải pháp tối ưu?
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, bệnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Hiện nay, dịch đã bùng phát ở một số quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đề nghị, đối với học sinh, sinh viên là đối tượng có thể chủ động phòng chống dịch, có thể cho đi học trở lại từ ngày 2/3 tới. Còn đối với học sinh mầm non, tiểu học, có thể cho lùi lại 1 - 2 tuần, tùy theo tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp nên chưa thể quyết cho học sinh đi học trở lại vào thời gian cụ thể ngay tại cuộc họp này, mà cần chờ đến ngày 27 - 28/2 mới "chốt" vấn đề này.
Bộ GD-ĐT đã công bố chính thức khung thời gian năm học 2019 - 2020, với 4 mốc thời gian được điều chỉnh:
1. Kết thúc năm học trước ngày 30/6/2020.
2. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 15/7/2020.
3. Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 15/8/2020.
4. Thi trung học phổ thông Quốc gia từ ngày 23/7/2020 đến ngày 26/7/2020.
TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Đại học (Bộ GD-ĐT) cho rằng, rất khó khăn để quyết định thời điểm nào cho học sinh quay trở lại trường khi diễn biến dịch đang rất phức tạp. Thời gian nghỉ học đã kéo dài 1 tháng nhưng các giải pháp mà Bộ GD-ĐT đưa ra mang tính rất thụ động.
Nghĩa là, tùy theo tình hình dịch, nếu dịch căng thì Bộ cho nghỉ, cứ nghe ngóng từ tuần này sang tuần khác khiến học sinh, giáo viên và cả xã hội lo lắng, vì việc học bị gián đoạn khá lâu. Ngay bây giờ, Bộ GD-ĐT cần chủ động tìm giải pháp chứ không thể thụ động như thời gian qua. Ví dụ, trước đây giải pháp khi đến mùa lũ đồng bằng Sông Cửu Long phải cho học sinh nghỉ học sớm, nhưng sau đó chúng ta đã tìm ra giải pháp "sống chung với lũ", tương tự như vậy, ngành giáo dục cần tìm ra giải pháp "sống chung với dịch".
"Thời gian này là cơ hội để các trường suy nghĩ về việc triển khai đại trà dạy học trực tuyến, chứ không chỉ trong các đợt thiên tai, dịch họa. Trong mấy ngày gần đây, đã có kênh truyền hình Vĩnh Long, Đồng Nai, Quảng Ninh, TP HCM... dạy học qua kênh truyền hình, nhưng mới chỉ dạy cho lớp 9 và lớp 12 (là lớp chuẩn bị thi chuyển cấp-PV). Tuy nhiên, mới chỉ dạy theo hình thức ôn tập, còn theo tôi Bộ cần chỉ đạo để thống nhất trên toàn quốc là dạy kiến thức mới. Đang lúc "nước sôi, lửa bỏng" cần làm ngay, chỉ cần có quyết tâm cao là làm được..." - TS Lê Viết Khuyến
TS. Khuyến cho biết, hiện nay, có một số trường đã triển khai đào tạo trực tuyến nhưng không phải nơi nào cũng có điều kiện áp dụng.
Chính vì vậy, ngày 20/2, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có công văn gửi Thủ tướng, Bộ GD-ĐT đề xuất giải pháp là vẫn cho các trường tiếp tục hoạt động, nhưng thay phương thức học truyền thống (mặt đối mặt) bằng hình thức học từ xa, cụ thể là học truyền hình. Những bài học đó học sinh có thể lưu lại, nếu chưa rõ có thể xem lại hoặc trao đổi với giáo viên của lớp mình những phần chưa hiểu (giáo viên sẽ đóng vai trò trợ giảng).
GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho rằng: HS-SV nghỉ học trong mùa dịch Covid-19 là cần thiết nhưng nếu kéo dài, hơn 20 triệu học sinh nghỉ học quá lâu sẽ tác động xấu đến nhiều mặt giáo dục và xã hội. Tốt hơn là, toàn xã hội cần chung sức với ngành giáo dục triển khai các giải pháp vĩ mô để chủ động đối phó với mọi diễn biến có thể của đại dịch mà không chỉ thụ động cho HS-SV nghỉ học chờ hết dịch.
Trước đây chúng ta đã từng thực hiện dạy học trên truyền hình và bây giờ kênh VTV7 vẫn duy trì tuy rằng thời gian không nhiều. Hiện cả nước có hàng trăm kênh truyền hình từ Trung ương đến địa phương là lợi thế để triển khai dạy học trên truyền hình. Nhà nước nên huy động các kênh truyền hình cùng tham gia vào hoạt động giảng dạy nhiều giờ trong ngày, thậm chí cả ngày theo phương thức phi lợi nhuận.
"Nếu chủ trương từ trên và có sự đồng thuận của các sở GD-ĐT địa phương, các trường, đài phát thanh - truyền hình địa phương thì việc dạy học đại trà trên 63 tỉnh, thành phố của cả nước trước hết là học sinh phổ thông, sẽ không gặp khó khăn đáng kể nào". - GS. Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam
Khi các kênh truyền hình cùng tham gia cần có quy định rõ ràng thời khóa biểu cho từng môn học đối với từng khối lớp, áp dụng chung thống nhất trên cả nước hoặc cho từng tỉnh, thành phố. Các sở GD-ĐT sẽ lựa chọn giáo viên bộ môn giỏi lên dạy trên truyền hình. Học sinh ở nhà học một mình hoặc học nhóm vài ba em ngồi chung học trực tuyến, bên cạnh có phụ huynh quản lý theo dõi. Việc theo dõi, hướng dẫn đánh giá kết quả học tập của học sinh vẫn do đội ngũ giáo viên ở các trường đảm nhiệm.
"Muốn làm được như vậy thì người đứng đầu ngành và đứng đầu các địa phương cần sớm ra quyết định để các đài truyền hình chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục triển khai việc dạy học" - GS. Quân nhấn mạnh.
Có thể xét tốt nghiệp trung học phổ thông?
Dù Bộ GD-ĐT có quyết định lùi các kỳ thi THPT Quốc gia nhưng các gia đình có con em đang học lớp 12 thì vẫn có sự lo xa. Câu hỏi đặt ra là: Nếu cứ phải lùi năm học thêm 1-2 tháng không có học kỳ 2 thì học sinh lớp 12 sẽ ôn luyện, tốt nghiệp phổ thông và được tuyển vào đại học theo cách nào? Đây là vấn đề nóng đang thu hút sự quan tâm của giáo viên, lãnh đạo các trường THPT, các trường đại học, cao đẳng.
Bởi thế, mới đây lại có ý kiến đề xuất xét tốt nghiệp THPT thay vì tổ chức một kỳ thi THPT Quốc gia căng thẳng, tốn kém, trong khi tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nào cũng cao ngất ngưởng. Thầy Minh Long (Hà Nội) đề xuất: Trường hợp có dịch bệnh như năm nay thì không cần phải tổ chức thi tốt nghiệp nữa, chỉ cần lấy số liệu thống kê tỷ lệ tốt nghiệp mấy năm gần đây của các trường THPT làm chuẩn, trường nào tốt nghiệp 99,5 - 100% thì năm nay cho tốt nghiệp luôn khỏi phải thi, lấy điểm thi học bạ của cả năm lớp 10 - 11 và HK1 năm 12 chia trung bình là xong (trên 5,0 là tốt nghiệp).
Số còn lại thì cho hiệu trưởng các trường THPT tự ôn tập 1 tháng, tự cho kiểm tra rồi quyết định. Về vấn đề tuyển sinh là việc của các trường đại học, quyền tự chủ của các trường. Đừng lo tuyển như vậy không có chất lượng vì chất lượng của trường đại học đã có các tổ chức kiểm định và thị trường lao động đánh giá bằng trả lương. "Mở cửa" đầu vào và duy trì chất lượng đầu ra bằng kiểm tra đánh giá của trường đại học quan trọng hơn nhiều và chính xác hơn là dùng một kỳ thi của lớp 12.
Phụ huynh Thu Hồng (Hà Nội) cũng đồng tình với ý kiến trên và cho rằng, việc xét tốt nghiệp sẽ giảm căng thẳng, tốn kém và rất phù hợp trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Tuy nhiên, việc xét tốt nghiệp các trường cần làm nghiêm túc, công bằng, tránh "làm đẹp học bạ".
"Giáo dục đang thay đổi, học sinh đang ngày càng trở thành trung tâm, quá trình học tập cần diễn ra suốt đời và bằng cấp không phải là quá quan trọng, chính vì thế mà 1-2-3 tháng hay là cả một học kỳ chả là gì so với việc học cả một đời, quyết định cho tốt nghiệp hay xét tuyển ĐH theo quá trình học sẽ là một cải cách lớn của giáo dục Việt Nam..." -Thầy Nguyễn Minh Long- (Hà Nội)
Về ý kiến có nên xét tốt nghiệp THPT, TS Khuyến cho rằng, như thời kỳ chống Mỹ những vùng bị ném bom nhiều quá phải bỏ tốt nghiệp, nếu chúng ta cứ nghĩ tràn lan hết tuần này sang tuần khác mà không có phương án "sống chung với dịch" thì thậm chí có khi phải chấp nhận nghỉ học 1 năm. Tuy nhiên, nếu chúng ta thực hiện được giải pháp dạy học trên truyền hình thì việc tổ chức thi vẫn có thể thực hiện. Chỉ cần quyết tâm cao của các bộ, ngành thì có thể triển khai ngay được giải pháp này./.
Theo VOV
Chuẩn bị kịch bản vừa đi học vừa tiếp tục phòng chống dịch Theo đề nghị của Bộ GD&ĐT, các tỉnh, TP căn cứ tình hình để cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ học thêm 1 đến 2 tuần, riêng học sinh THPT và khối giáo dục nghề nghiệp sẽ quay trở lại trường từ ngày 2-3. Như vậy, việc đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch khi học sinh...





Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?
Nhạc việt
21:43:25 22/02/2025
Tình thế nguy hiểm của nhóm nữ không có "lỗ hổng visual"
Nhạc quốc tế
21:40:16 22/02/2025
Ukraine đề nghị mua LNG của Mỹ
Thế giới
21:23:29 22/02/2025
"Thần đồng" học xong chương trình tiểu học trong 1,5 ngày, 10 tuổi thi đỗ ĐH nhưng nhanh chóng lâm vào bi kịch: Chuyện gì đã xảy ra?
Netizen
21:01:39 22/02/2025
Cuối cùng, nỗi lo sợ của MC Quyền Linh với Lọ Lem - Hạt Dẻ đã xảy đến!
Sao việt
20:36:02 22/02/2025
Chó dại thả rông chạy vào chợ cắn 3 người ở Bình Thuận
Sức khỏe
20:06:11 22/02/2025
Nam thần "ma ca rồng" của showbiz bất ngờ thông báo hủy cưới, chia tay bạn gái diễn viên kém 19 tuổi
Sao châu á
19:58:35 22/02/2025
Erling Haaland bổ sung vào bộ sưu tập siêu xe của mình liên tiếp
Sao thể thao
19:57:20 22/02/2025
Kinh hoàng clip nữ diễn viên bị xe đụng, hoảng loạn nhưng phản ứng của ekip mới gây phẫn nộ
Hậu trường phim
19:49:08 22/02/2025
Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ
Lạ vui
18:16:32 22/02/2025