‘Ngày thứ Sáu đen tối’ của tài chính toàn cầu
Từ thị trường chứng khoán đến giá vàng, dầu thô, tiền tệ, đều có ngày biến động kỷ lục vì kết quả trưng cầu dân ý cho thấy người Anh muốn rời EU.
Sáng hôm qua (24/6), chứng khoán châu Á đồng loạt đi lên đầu phiên. Tuy nhiên, khi kết quả kiểm phiếu dần cho thấy tỷ lệ người Anh chọn ra đi thắng thế, giá cổ phiếu bắt đầu sụt giảm. Mạnh nhất là Nhật Bản, khi chỉ số Nikkei 225 chốt phiên mất 7,9%. Kospi (Hàn Quốc) và Hang Seng (Hong Kong, Trung Quốc) giảm lần lượt 3% và 2,9%. Chứng khoán Trung Quốc có mức giảm thấp hơn khá nhiều, với chỉ 1,3%.
S&P 500 lao dốc ngay khi thị trường Mỹ mở cửa. Ảnh: CNBC
Nhà đầu tư ồ ạt rút tiền khỏi các tài sản rủi ro, để đổ vào công cụ trú ẩn, khiến giá vàng và yen Nhật tăng vọt. Mỗi ounce vàng hôm qua có lúc nhảy tới 100 USD so với giá mở cửa, lên 1.360 USD một ounce – cao nhất 2 năm. Yen Nhật hôm qua cũng tăng vọt so với USD và euro. Dù vậy, sang phiên châu Âu, giá đã bắt đầu bình ổn.
Bảng Anh cũng có ngày mất giá mạnh nhất lịch sử, khi giảm hơn 8% so với USD. Trong ngày, có lúc mức giảm lên tới 10% – hơn gấp đôi “Ngày thứ Tư đen tối” năm 1992. Hiện đồng tiền này vẫn giao dịch tại đáy 30 năm so với USD. Tuy nhiên, đồng bảng bình ổn từ sau tuyên bố từ chức của Thủ tướng Anh – David Cameron. CNBC cho rằng thời gian biểu cho việc rời đi được vạch ra có lẽ đã trấn an được nhà đầu tư phần nào.
Thị trường châu Âu mở cửa khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố chính thức, cho thấy người Anh chọn rời EU. Tất cả chỉ số các thị trường lớn vì thế đều giảm mạnh. DAX (Đức) có lúc mất tới 10%. Còn FTSE 100 (Anh) và CAC 40 (Pháp) giảm xấp xỉ 8%. Nhiều ngân hàng mất tới một phần ba vốn hóa chỉ trong nửa giờ.
Dù vậy, về cuối phiên, đà giảm đã thu hẹp phần nào. FTSE 100 chỉ mất 3,15%. Còn DAX và CAC 40 giảm 6,8% và 8%. Việc FTSE giảm nhẹ hơn so với các thị trường khác được lý giải một phần là do bảng Anh mất giá. Do nhiều công ty lớn của Anh ghi nhận lợi nhuận bằng USD và doanh thu chủ yếu đến từ thị trường nước ngoài.
Tại Mỹ, cả ba chỉ số chủ chốt của phố Wall đồng loạt đi xuống ngay đầu phiên. S&P 500 mất 2,71%, có phiên mở cửa tồi tệ nhất từ năm 1986. Nasdaq mất 3,36% và Dow Jones giảm 3%. Cả 10 nhóm ngành trong S&P 500 đều đi xuống, mạnh nhất là tài chính. Và trên sàn NYSE, cứ 24 mã giảm mới có một mã tăng.
Video đang HOT
Chốt phiên, mức giảm thậm chí còn lớn hơn. Đó là 3,6% (S&P 500), 3,4% (Dow Jones) và 4,1% (Nasdaq). Đây là phiên giảm mạnh nhất 10 tháng qua của chứng khoán Mỹ.
Biến động quá lớn tại các thị trường tài chính đã buộc các ngân hàng trung ương lên tiếng. Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) cam kết sẽ bơm ra hàng tỷ USD hỗ trợ. Trong khi Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) khẳng định sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vay của các ngân hàng để đối phó với biến động. Còn Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố “đang theo dõi sát sao” các thị trường tài chính.
“Xét về biến động giá, thị trường đã đi quá xa. Đó là vì họ đặt cược vào kết quả ở lại. Nhưng thị trường đã sai. Nhà cái đã sai. Và kết quả là số tiền họ đổ vào cũng sai nốt. Cái chúng ta thấy hôm qua chính là sự tái điều chỉnh rủi ro”, Michael Hewson – nhà phân tích thị trường tại CMC Markets cho biết.
Hà Thu (theo CNBC)
Theo VNE
Bà Như Loan dọa hủy niêm yết cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai
"Cứ 4 tuần là lại tới hạn trả lãi, mệt mỏi ghê lắm. Tôi không dám cam kết một điều gì. Tuy nhiên, cổ đông gây sức ép quá thì tôi cũng phải hủy niêm yết", bà Loan nói.
Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2016, Quốc Cường Gia La (QCG) đã trình kế hoạch mục tiêu doanh thu năm 2016 đạt 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 100 tỷ, lần lượt tăng 288-366% so với cùng kỳ. Để đạt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục cho 2016, cách Hội đồng quản trị (HĐQT) đưa ra là kiếm tiền thật nhanh từ các dự án dễ thanh khoản, không đầu tư dàn trải.
Phải kiếm tiền nhanh
Trước đó trong năm 2015, cả doanh thu, lợi nhuận của công ty đều sụt giảm mạnh, đạt lần lượt 385 tỷ và 21 tỷ đồng.
Bà Như Loan dọa hủy niêm yết cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai
Không còn tình cảnh bĩ cực như nhiều năm trước, đến thời điểm này chiến lược đầu tư của QCG được điều chỉnh phù hợp hơn. Tận dụng những dự án khả thi và tính thanh khoản cao để đưa vào thị trường bán nhanh, kiếm tiền nhanh để có vốn đầu tư dài hạn.
Theo chia sẻ của HĐQT, năm 2016 QCG sẽ không đầu tư dàn trải, tập trung vào dự án sinh lợi nhanh thu dòng tiền tái đầu tư, mua tiếp cổ phần tại một số dự án để sở hữu 100% chủ động triển khai hoạt động.
Năm qua, QCG đã mua được nhiều dự án và cần nguồn tiền để đầu tư cho tương lai nhưng sẽ không thực hiện ồ ạt. Hiện QCG có 15 dự án BĐS đã và đang triển khai tại TP HCM và Đà Nẵng, cùng một số dự án cao su và thủy điện ở Gia Lai.
Bà Loan cho rằng, co giai đoạn 2014 - 2015, QCG thi công nhiều công trình nên nợ vay ngân hàng vẫn còn cao. Nợ vay dài hạn hiện nay trên 1.400 tỷ đồng. Giờ QCG phải lấy ngắn nuôi dài, luân chuyển đổi chiều. "Điều này có nghĩa là trước đây chúng tôi lấy tiền từ dự án ở TP HCM nuôi dự án ở Đà Nẵng, nay thì sẽ ngược lại. QCG đang còn nhiều quỹ đất tốt nằm rải rác ở TP.HCM, nhưng chúng tôi phải biết để dành cho tương lai", bà Loan nói.
Lãnh đạo QCG cũng cho biết, tuỳ thuộc vào từng thời điểm của thị trường mà công ty sẽ chọn những dự án nào để khởi công xây dựng. Rút kinh nghiệm từ nhiều năm trước, QCG sẽ không dám sử dụng vốn vay để đầu tư dàn trải dự án, do thị trường BĐS vẫn còn nhiều bất ổn.
Nếu cổ đông gây áp lực sẽ hủy niêm yết
HĐQT trình cổ đông kế hoạch kinh doanh 2016, gồm doanh thu thuần đạt 1,500 tỷ đồng, tăng trưởng 288% và lãi trước thuế 100 tỷ đồng, tăng 316% so với thực hiện năm trước. Đây là kế hoạch kinh doanh mà QCG đã mong thực hiện được trong hai năm qua 2014 và 2015, nhưng kết quả thực tế luôn thấp hơn nhiều. Riêng trong năm 2015, công ty chỉ thực hiện được 26% kế hoạch doanh thu và 31% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Bà Loan chia sẻ, tài sản của QCG nhiều nhưng chỉ là dở dang, chưa hoàn thành nên rất khó để đem lại doanh thu, lợi nhuận. Nguyên nhân do có rất nhiều như thủ tục, nguồn vốn hạn hẹp.
Tuy nhiên, HĐQT đã rất cố gắng. HĐQT rất xin lỗi cổ đông về việc không hoàn thành nhiệm vụ. Công ty đã và đang thực hiện, dự kiến tung ra thị trường trong giai đoạn 2016-2017 hàng loạt dự án ở khu vực TP HCM và Đà Nẵng để cải thiện tình hình.
Riêng với Phước Kiển - dự án lớn nhất và có quỹ đất lớn nhất - triển khai 8 năm nay và đã đạt công tác đền bù 95%- Công ty đang hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch, thu hồi đất và giao đất cũng như thi công bờ kè, hạ tầng giao thông. HĐQT cho biết, quyết tâm đưa sản phẩm của dự án ra thị trường vào năm 2017 và mang lại nguồn thu, lợi nhuận ổn định giai đoạn 2017 - 2020.
Từ năm 2016 trở đi, nguồn thu đến từ dịch vụ Toà nhà 24 Lê Thánh Tôn và thủy điện trước mắt sẽ mang về cho nguồn thu ổn định 120 - 140 tỷ đồng/năm (chưa tính đến doanh thu của dự án cao su, nếu thị trường giá cao su tốt). Từ năm 2017 trở đi thì nguồn thu từ dịch vụ sẽ tăng từ 200 đến 250 tỷ đồng/năm từ nguồn thủy điện Iyarai 1, 2, AYUN TRUNG và Trung tâm thương mại Giai Việt, dự án 24 Lê Thánh Tôn, chưa tính dự án cao su.
Tuy nhiên, với giá cổ phiếu hiện nay liên tục nằm dưới đáy nên việc huy động vốn thông qua sàn đang trở nên khó khăn. Nhiều cổ đông cũng cho rằng, nếu như vậy nguy cơ QCG hủy niêm yết rất có thể xảy ra, vì không có nhu cầu huy động vốn trên sàn.
Nếu điều đó xảy ra thật thì quyền lợi của cổ đông sẽ bị ảnh hưởng. Cổ đông đòi hỏi một cam kết từ HĐQT về việc duy trì niêm yết trong thời gian tới.
Bà Loan chia sẻ với cổ đông, cuộc sống của bà đã giành hết cho QCG, nguồn tiền của riêng bản thân cũng đổ vào các dự án, và làm gì cũng nghĩ đến cổ đông. Đi vay cũng vì quyền lợi của cổ đông mà trả giá từng đồng lãi suất, tận dụng hết mối quan hệ cá nhân để có đủ nguồn tiền. Do vậy, bà mong nhận được sự thông cảm, sẻ chia từ cổ đông.
"Tôi đã làm hết sức vì cổ đông và vì QCG, xin cổ đông hãy đặt mình vào vị trí của tôi để có thể thông cảm. Ai cũng muốn vay tiền làm dự án chứ nhưng áp lực lãi vay kinh khủng lắm. Cứ 4 tuần là lại tới hạn trả lãi, mệt mỏi ghê lắm. Tôi không dám cam kết một điều gì. Tuy nhiên, cổ đông gây sức ép quá thì tôi cũng phải hủy niêm yết", bà Loan nói.
Theo Zing News
Xuất khẩu và thị trường vàng chao đảo vì Brexit Hàng loạt mặt hàng xuất khẩu của Viêt Nam sẽ bị ảnh hưởng sau khi Anh rời EU. Việc Anh rời khỏi EU (sự kiện Brexit) sẽ tác động gián tiếp tới các doanh nghiệp Việt Nam (VN) có quan hệ thương mại với khu vực EU như dệt may, giày dép, cà phê, thủy sản... thị trường vàng, chứng khoán, USD cũng...