Ngày thi cận kề, hãy làm ngay điều này để ôn bài cực nhanh mà nhớ lại cực lâu
Các nhà khoa học Mỹ đã bật mí cho bạn phương pháp ôn bài đơn giản mà nhớ được kiến thức cực nhiều.
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, kỳ thi THPT Quốc gia đầy căng thẳng sẽ diễn ra. Sự lo lắng, căng thẳng, áp lực… là những gì mà các sĩ tử đang cảm thấy và trải qua.
Có lẽ ở thời điểm này, việc cố gắng nhồi nhét thêm nữa lượng thông tin khổng lồ trước khi đi thi là không tưởng.
Thay vào đó, cách tốt hơn là bạn nên đọc lại bài, những phần quan trọng để có thể tự tin bước vào kì thi cam go này.
Thế nhưng làm sao để học lượt cuối mà lại “học cực nhanh, nhớ cực lâu” đây? Nhà tâm lý Ruth Propper và các đồng nghiệp đến từ ĐH Montclair (Mỹ) sẽ bật mí cho bạn câu trả lời.
Theo nhà tâm lý Ruth thì đơn giản thôi, bạn chỉ cần nắm chặt bàn tay trái trong 90 giây khi học thôi, bộ não sẽ như được refresh, giúp bạn nạp thông tin vào não nhanh nhạy hơn.
Nhưng vì sao nắm tay mà lại tác động đến não, giúp não nhớ lâu được vậy?
Theo các chuyên gia lý giải, đó là bởi não bộ của ta chia thành 2 bán cầu trái – phải. Mỗi bên đều có chức năng thiên về hoạt động ở phía bên kia của cơ thể.
Bán cầu não trái chi phối phần lớn hoạt động của nửa phải cơ thể, có quan hệ đặc biệt với sự phát triển ngôn ngữ, nhận thức, hình thành tư duy trừu tượng.
Bán cầu não phải chi phối nửa trái cơ thể, thiên về giai đoạn nhận thức cảm tính. Với từng hoạt động, xung cảm giác tạo ra hình ảnh cụ thể về vạn vật, con người, không gian và thời gian.
Khi vận động ngón tay sẽ kích thích tế bào não ở khu vực nhất định, làm cho não phát triển.
Video đang HOT
Điều đó đồng nghĩa với việc khi cần ghi nhớ thông tin, hãy nắm chặt tay phải lại, chúng sẽ giúp kích thích tế bào não trái vận động, giúp lưu trữ thông tin tốt hơn.
Một nghiên cứu khác tiến hành trên 4 nhóm tình nguyện viên của ĐH Montclair (Mỹ) cũng cho kết quả tương tự. Cụ thể, 4 nhóm tình nguyện sẽ được yêu cầu ghi nhớ danh sách gồm 72 từ và sau đó liệt kê từ đó ra.
Nhóm 1 được yêu cầu nắm chặt tay phải khi cố gắng học và hồi tưởng từ mới học. Nhóm thứ 2 sẽ nắm tay trái khi ghi nhớ từ và khi cố gắng nhớ từ để liệt kê lại. Nhóm thứ 3 thì chọn nắm tay trái hoặc phải tuỳ thích và nhóm 4 thì không nắm tay nào cả.
Kết quả cho thấy nhóm nắm tay trái khi hồi tưởng từ liệt kê danh sách từ nhiều hơn. Điều đó cho thấy, mối quan hệ giữa việc nắm tay và kích thích phần ghi nhớ của não bộ.
Vậy nên, khi ôn bài trước khi thi, bạn đừng bỏ lỡ mẹo vặt nhỏ mà có võ này nhé! Chúc các bạn có kỳ thi an toàn và may mắn!
Nguồn: sciencedaily
Theo Helino
Kiếm 9 điểm mỗi môn dễ như cách của thủ khoa khối A ĐH Bách Khoa Hà Nội
Theo kinh nghiệm ôn thi đại học mà Văn Hiện đúc rút, điều quan trọng nhất trong giai đoạn nước rút không phải là kiến thức, mà chính là tâm thế. Bên cạnh đó, chàng thủ khoa này cũng bật mí những 'mẹo' nhỏ giúp sĩ tử kiếm điểm trong kỳ thi sắp tới.
Trò chuyện với Thủ khoa hôm nay sẽ giới thiệu đến các sĩ tử câu chuyện về chàng trai đạt 29,3 điểm khối A kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 - Lưu Văn Hiện (SN 1999, quê xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định). Văn Hiện từng theo học tại trường THPT A Hải Hậu và hiện đang là sinh viên năm nhất chuyên ngành Điện - Điều khiển và Tự động hóa trường ĐH Bách Khoa.
Số điểm mà chàng trai Nam Định này đạt được trong kỳ thi THPT năm vừa rồi lần lượt là: Toán: 9,8; Vật Lý: 9,5; Hóa Học: 10.
Thủ khoa khối A Lưu Văn Hiện
Chuẩn bị tâm thế tốt
Theo kinh nghiệm ôn thi đại học mà Văn Hiện đúc rút, điều quan trọng nhất trong giai đoạn nước rút đối với sĩ tử không phải là kiến thức, mà chính là tâm thế. Chàng thủ khoa đưa ra những lý giải:
'Thứ nhất: Kỳ thi quan trọng sắp đến, chắc hẳn ai cũng mang trong mình niềm háo hức đậu đại học, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những nỗi lo về kỳ thi, điều đó là hoàn toàn bình thường. Nhưng vì lo lắng quá cho kỳ thi sắp tới mà các bạn không thể tập trung, lo sợ những kết quả không mong muốn sẽ đến, dẫn đến trạng thái 'thua trước khi vào trận' thì làm sao các bạn có thể đạt được kết quả như bản thân mong muốn?
Thứ hai: Có những bạn rất tự tin về khả năng mình có thể đỗ đại học, đó là điều rất tốt, tuy nhiên nếu như quá tự tin sẽ dẫn đến chủ quan, mà ở giai đoạn này, chủ quan là một điều nguy hiểm!'.
Theo Văn Hiện, hai trường hợp trên có điểm chung là khiến các sĩ tử 'không hành động' bởi chỉ có hành động mới tạo ra kết quả, vì vậy, có 'tâm thế tốt' là điều rất quan trọng.
Lưu Văn Hiện là cựu học sinh trường THPT A Hải Hậu, Nam Định
Để có một 'tâm thế tốt', sĩ tử cần chuẩn bị tốt về sức khỏe. Mỗi ngày ngủ sớm hơn 1 tiếng, cố gắng dậy từ 5h30-6h00 tập thể dục, nghe nhạc hoặc tắm buổi sáng, như thế các bạn sẽ tràn đầy năng lượng trong một ngày.
'Tưởng tượng một chút về khoảnh khắc các bạn bước ra phòng thi với phong thái tự tin, khoảnh khắc cầm tờ giấy báo trúng tuyển đại học. Như thế sẽ giúp các bạn có thêm động lực để vượt qua kỳ thi', Văn Hiện chia sẻ.
Tâm thế tốt rồi, bắt tay vào hành động thôi!
Chàng thủ khoa khối A của ĐH Bách Khoa cũng đưa ra lời khuyên rằng các sĩ tử cần lập cho mình một kế hoạch học tập cụ thể trong giai đoạn này. Ví dụ, trong một tuần mình dành ra 5 tiếng ôn thi mỗi môn, môn Toán ôn vào thứ 2 và 4, Vật lý vào thứ 3 và 6, Hóa học vào thứ 5 và 7. Mục tiêu mỗi tuần làm được 7 đề, 80% trong số đó đạt trên 9,5 điểm, còn lại không dưới 8 điểm.
Khung giờ học tốt nhất mà Văn Hiện đưa ra là 20-22h, mỗi ngày học 4 tiếng trên lớp và 2 tiếng ở nhà, một tuần học 5 buổi, buổi chiều cậu bạn thường nghỉ ngơi, đi chơi để giảm stress. Buổi tối, Hiện thường sang nhà bạn thân cùng ôn thi để học hiệu quả hơn. Thời gian còn lại, Hiện tập trung giảm stress chứ không phải lúc nào cũng có sách bên cạnh.
Để đạt được số điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia, sĩ tử cần phải chuẩn bị tâm thế tốt
'Đối với môn Toán, các sĩ tử cần tập trung vào hình học phương pháp tọa độ trong không gian nếu muốn điểm số trên 9 điểm' - theo Văn Hiện. Ở phần này có khá nhiều tính chất dễ nhớ mà các bạn rút ra trong quá trình làm đề. Tự làm đề mới có thể nhớ lâu được. 40 câu đầu nằm trong tầm khá dễ, hãy tập trung thời gian vào những câu này.
Với Vật Lý, theo Hiện phần khó nhất là điện xoay chiều. Phần này có những công thức áp dụng khá nhanh vào bài thi trắc nghiệm mà các sĩ tử cần nhớ. Điện xoay chiều là chìa khóa để bạn đạt được điểm trên 9.
Còn môn Hóa Học, Văn Hiện khuyên các sĩ tử ở hai phần chính, đó là Peptit và kim loại HNO3: 'Peptit hãy lưu ý về hệ số H2O, còn kim loại HNO3 hãy nhớ 90% là có NH4 '. Với Lý và Hóa, cần tập trung vào 35 câu đầu.
Luyện nhiều sẽ thành phản xạ
Theo kinh nghiệm của Văn Hiện, tất cả những công thức nhanh giúp bạn rút ngắn thời gian làm bài thi đáng kể, nhưng đó không phải là bí quyết. Bí quyết để đạt điểm cao là phải bỏ công sức rèn luyện một cách khoa học. Nếu như không rèn luyện nhiều dạng bài tập thì dù có cho bạn tất cả công thức tính nhanh, những mẹo hay đến đâu, bạn cũng khó có thể đạt điểm cao. Quá trình ghi nhớ thông tin phải gắn liền với sự lặp đi lặp lại trong ôn luyện.
Hiện tại, Văn Hiện đang là sinh viên năm nhất ĐH Bách Khoa Hà Nội
Văn Hiện nói cậu chỉ đọc duy nhất sách giáo khoa và sách bài tập nhưng khẳng định rằng: 'Chỉ với lượng bài tập và kiến thức trong sách giáo khoa thì sẽ không thể thành thủ khoa được. Bạn nên luyện đề do thầy cô cung cấp và tài liệu. Mình nhớ lượng đề cương mình làm năm lớp 12 phải bằng 2 năm lớp 10 và 11 cộng lại, chỉ làm đề và làm đề'.
Về việc học lý thuyết, các sĩ tử không thể cầm quyển sách và học thuộc như một cái máy, điều quan trọng là phải ôn luyện, thực hành. Đây chính là bí quyết để Văn Hiện ghi nhớ được lý thuyết: 'Làm bài tập hình học giúp mình tưởng tượng rất tốt, học Hóa học và Vật lý thú vị nhất ở thực hành, thật là thiếu sót khi chỉ học lý thuyết mà không có thực hành'.
Một điều nữa mà Văn Hiện muốn nhắn nhủ đến các sĩ tử là: 'Khó quá thì bỏ qua. Bạn không cần trở thành thủ khoa mới chứng minh được năng lực của mình. Và hãy ghi nhớ khi một cánh cửa khép lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra, khi các bạn đã cố hết sức thì dù kết quả có ra sao, các bạn cũng sẽ không hối hận, bạn đã làm rất tốt rồi'.
Theo tiin.vn
Đây là những virus nhân tạo chết chóc bậc nhất mà con người không thể chống đỡ nếu đại dịch xảy ra Chỉ là virus nhân tạo, nhưng vì vậy mà nó sẽ trở nên nguy hiểm nếu lọt ra ngoài. Clade X - virus cúm bùng phát từ phòng thí nghiệm tại Đức và Venezuela - là một trong những virus nguy hiểm nhất trong lịch sử. Nó có một số đặc điểm vay mượn từ virus Nipah tại Ấn Độ. Và chỉ trong...