Ngày Thể thao Việt Nam: Mơ về một tầm cao mới
Ngày thể thao Việt Nam (TTVN) 27/3 cũng là ngày mà những người làm thể thao ôn lại những mặt được và chưa được trong 1 năm hoạt động thể thao, và quan trọng nhất là nghĩ về mục tiêu vươn đến tầm cao mới.
Một kỳ SEA Games khác thường
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của TTVN trong năm nay vẫn là SEA Games 28. Nói gì thì nói, đấu trường khu vực vẫn là sân chơi quan trọng, vừa giúp cho ngành thể thao thẩm định được chất lượng của thể thao nước nhà, vừa là bàn đạp để chúng ta nghĩ đến chuyện tấn công vào các đấu trường cao hơn như Asiad hay Olympic.
So với mọi năm, SEA Games 28 diễn ra trong bối cảnh có nhiều điều lạ. Điều lạ đầu tiên với hầu hết người hoạt động thể thao trong khu vực đấy là về mặt thời điểm tổ chức. Thay vì diễn ra vào cuối mỗi năm lẻ, nước chủ nhà Singapore lại tổ chức đại hội từ mùa hè, thời điểm cuối tháng 5 và đầu tháng 6.
Chính điều này khiến cho kế hoạch tập huấn và việc chọn điểm rơi phong độ của nhiều môn phải thay đổi cho phù hợp. Rõ nhất là trong đợt nghỉ Tết Nguyên Đán vừa rồi, hầu hết các VĐV đỉnh cao đều thu ngắn tối đa những ngày nghỉ Tết, vì SEA Games đã ở ngay trước mắt.
Điều lạ thứ hai là BTC chủ nhà loại khá nhiều môn thế mạnh của TTVN (nhóm các môn võ), thay vào đó là những môn mạnh của nước chủ nhà Singapore.
Ánh Viên là một trong những VĐV được đầu tư trọng điểm để hướng đến đấu trường Olympic
Dù vậy, nếu để ý kỹ, hầu hết các môn có trong chương trình thi đấu SEA Games 28, vốn là thế mạnh của Singapore như Cưỡi ngựa nghệ thuật, 3 môn phối hợp (bơi, đua xe đạp, chạy bộ), đấu kiếm, hockey trên cỏ, bóng mềm, bóng nước… đều là các môn có trong chương trình thi đấu của các kỳ Olympic.
Video đang HOT
Những môn này vốn lạ với TTVN vì chúng ta ít tập trung đầu tư, chứ không phải nó lạ với phong trào Olympic thế giới. Thế nên, đấy cũng là một cách tiếp cận khác với đấu trường SEA Games, theo hướng gần giống với đấu trường Olympic (từ thời điểm tổ chức cho đến các môn thi), và TTVN không phải không có cái hay khi tiếp cận với kỳ SEA Games 28 trái thông lệ này.
Từ đầu tư dàn trải sang đầu tư trọng điểm?
Ngày TTVN mỗi năm cũng là dịp để những người làm thể thao nước nhà đánh giá lại tính hiệu quả trong công tác đầu tư suốt 1 năm qua. Và nếu để ý kỹ, có thể thấy trong thời gian gần đây, xu hướng đầu tư của TTVN đã bắt đầu có sự chuyển dịch đáng kể: Đó là chuyển từ đầu tư dàn trải tốn kém, sang đầu tư trọng điểm.
Sở dĩ phải nói đến câu chuyện đầu tư trọng điểm vì thay cho sự dàn trải mà mỗi kỳ SEA Games chúng ta lại thay đổi nhiều nhóm môn thi, trong đó có nhiều môn chỉ chơi một lần rồi bỏ, người ta quay sang đầu tư trọng điểm nhóm môn có trong chương trình thi đấu Asiad và Olympic, để vừa không lạc lỏng với xu thế chung của toàn cầu, vừa có giá trị sử dụng lâu dài.
Nhóm môn và nhóm VĐV trọng điểm đang được đầu tư mạnh phải kể đến Ánh Viên (bơi lội), Thạch Kim Tuấn (cử tạ), Phan Thị Hà Thanh (thể dục dụng cụ), tổ cự ly ngắn và trung bình trong môn điền kinh… Những cái tên kể trên đều đã tiếp cận với trình độ châu Á. Rồi còn phải kể thêm Hoàng Xuân Vinh (bắn súng), Quách Thị Lan, Bùi Thị Thu Thảo (điền kinh).
Dĩ nhiên, việc chuyển đổi hướng đầu tư từ dàn trải sang trọng điểm không thể thực hiện trọn vẹn trong một sớm một chiều. Rồi ngay cả các môn và các VĐV đang được đầu tư trọng điểm cũng có lúc bị tính sai về điểm rơi, do một số nhà quản lý quá ham thành tích mà sắp VĐV của mình thi đấu quá nhiều giải, kể cả các giải vốn dành cho học sinh – sinh viên.
Rồi cũng có những sự lãng phí nhất định trong công tác đầu tư, vì chưa đúng phương pháp mà nhiều tài năng vốn đầy triển vọng nay đang có dẫu hiệu giẫm chân tại chỗ, như trường hợp của Hoàng Quý Phước (bơi).
Bên cạnh đó, vẫn có những lãng phí trong việc sử dụng các cơ sở vật chất phục vụ thể thao, nhiều công trình quy mô lớn được hình thành nhưng không được sử dụng hết công suất, hoặc chưa đúng với công năng.
Tuy nhiên, cần ghi nhận hết sức khách quan về những nỗ lực mà những người làm thể thao đã và đang thực hiện trong thời gian vừa rồi, trong bối cảnh mà TTVN đã có một số bước chuyển mình, cùng một thế hệ VĐV được đào tạo bài bản ở các môn cơ bản, được định hướng tấn công thẳng vào đấu trường Olympic 2016 như Thạch Kim Tuấn và Nguyễn Thị Ánh Viên.
Trọng Vũ
Theo Dantri
Việt Nam rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18
Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp làm việc với OCA và các đối tác liên quan để có phương án phù hợp rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội.
Ngày 17/4/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về việc đăng cai và chuẩn bị tổ chức ASIAD 18 vào năm 2019. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh và lãnh đạo các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Thủ tướng đã chỉ đạo rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội. (Ảnh minh họa)
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, báo cáo của Văn phòng Chính phủ và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng kết luận:
Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ đã có chủ trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đăng cai tổ chức các sự kiện thể thao khu vực, quốc tế, trong đó có ASIAD vào thời điểm thích hợp nhằm góp phần phát triển thể dục thể thao và kinh tế - xã hội của đất nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành vận động và được chấp nhận đăng cai tổ chức ASIAD 18 năm 2019 tại Hà Nội.
Chính phủ Việt Nam cảm ơn Hội đồng Olympic châu Á (OCA) đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong phát triển thể dục thể thao nói chung và ủng hộ thành phố Hà Nội đăng cai tổ chức ASIAD 18 nói riêng.
Việt Nam chưa có kinh nghiệm tổ chức sự kiện thể thao lớn như ASIAD. Việc chuẩn bị đăng cai ASIAD 18 chưa chặt chẽ. Khi vận động đăng cai, chưa có Đề án để bảo đảm tổ chức thành công ASIAD nếu được chấp nhận.
Cho đến nay, Đề án tổ chức ASIAD 18 vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện đang còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận về mục đích ý nghĩa và còn khác nhau rất lớn về tổng mức đầu tư cũng như các nguồn kinh phí cụ thể (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, nguồn xã hội hóa, nguồn thu từ ASIAD).
Việc đăng cai và tổ chức thành công các sự kiện thể dục thể thao khu vực, quốc tế sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế của đất nước. Tuy nhiên, nếu tổ chức không chu đáo, không thành công thì sẽ ảnh hưởng ngược lại.
Thực tế qua các sự kiện thể dục thể thao lớn đã được tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy hầu hết là nguồn thu không bù đắp đủ chi phí và hiệu quả sử dụng nhiều công trình sau khi tổ chức là không cao.
Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta còn có nhiều khó khăn. Ngân sách Nhà nước (cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) rất hạn hẹp và phải tập trung ưu tiên đầu tư cho nhiều nhiệm vụ hết sức cấp thiết khác. Mặt khác, việc đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình phải có để phục vụ cho ASIAD 18 theo hình thức xã hội hóa như: sân đua xe đạp lòng chảo, làng vận động viên, khu thi đấu đua ngựa và 5 môn phối hợp... cũng như dự kiến nguồn thu từ ASIAD để bổ sung cho kinh phí tổ chức là chưa có cơ sở chắc chắc và rất khó đảm bảo.
Qua cân nhắc các mặt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẩn trương làm việc với Hội đồng Olympic châu Á (OCA) và các đối tác liên quan để có phương án phù hợp rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội. Việt Nam sẽ xin đăng cai tổ chức ASIAD vào thời điểm thích hợp.
Tháng 11/2012, Hội đồng Olympic châu Á (OCA) công bố Việt Nam sẽ là chủ nhà của Asian Games lần thứ 18 năm, diễn ra vào năm 2019 (ASIAD 18). Dự kiến, nước đăng cai bỏ ra 150 triệu USD để đầu tư cho công tác tổ chức. Tuy nhiên, thời gian qua, có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh con số kinh phí 150 triệu USD. Dẫn chứng cho thấy, ASIAD 2006 tại Qatar là 2,48 tỷ USD, Á vận hội 2010 ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào khoảng 20 tỷ USD, hay con số này dự kiến ở Incheon, Hàn Quốc cuối năm nay đã là 1,1 tỷ... Do vậy, nhiều người lo ngại về tính khả thi cũng như sự tính toán kỹ lưỡng của con số nói 150 triệu USD tại Việt Nam. Ngày 18/3 vừa qua, trong phiên giải trình với Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ VH-TT - DL Hoàng Tuấn Anh khẳng định tính khả thi của con số 150 triệu USD cho sự kiện này. Theo Bộ trưởng, con số 150 triệu USD trong đề án ASIAD là hoàn toàn khả thi, sau khi đã được tách riêng những chi phí phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố, địa điểm thi đấu sang ngân sách Trung ương nằm trong chiến lược phát triển chung. Ngày 29/3, tại phiên giải trình lần 2 của Bộ VH-TT &DL và Ủy ban Olympic VN, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tính đến phương án rút lui đăng cai ASIAD.
Theo Khampha
Nghi can cán chết người tại giải đua xe đạp đầu thú - Chiều 5-3, Thượng tá Nguyễn Văn Thọ, Chánh văn phòng Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết: Công an huyện Định Quán đang tạm giữ hình sự đối với Ngô Tiến Phụng (22 tuổi, ngụ thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang) để điều tra về hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiên giao thông đường bộ....