Ngày Tết, người cao tuổi nên ăn uống theo nguyên tắc nào?
Mỗi khi Tết đến xuân về, các gia đình Việt đều đoàn tụ để đón xuân, mừng tuổi, cầu mong ông bà, cha mẹ luôn khỏe mạnh, sống lâu làm chỗ dựa về tinh thần cho con cháu.
Người cao tuổi nên sắp xếp để các cụ ăn 3-4 bữa vào những giờ cố định.
Tuy nhiên, muốn chăm sóc tốt cho ông bà, cha mẹ, con cháu cũng cần có những hiểu biết khoa học về sức khỏe. Theo TS. BS. Phạm Vân Thúy, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bữa ăn của cha mẹ ông bà Tết cần theo nguyên tắc sau:
Giảm lượng ăn do nhu cầu năng lượng giảm
Người có tuổi nên giảm lượng ăn vào do nhu cầu năng lượng giảm, luôn đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày.
Ăn đúng giờ
Bữa sáng, trưa, tối ăn đúng giờ, bữa sáng không nên ăn quá muộn, bữa tối không nên ăn quá khuya, dù ngon miệng cũng chỉ nên ăn vừa đủ no để dễ tiêu hóa. Ăn nóng, thức ăn nên luộc, hấp nấu chín mềm. Nên xây dựng thực đơn cho các bữa ăn và thay đổi món ăn giữa các ngày.
Không nên ăn các thức ăn có nhiều mỡ
Nên ăn thịt nạc, cá, giò lụa, đậu phụ, cơm tẻ. Không nên ăn các thức ăn có nhiều mỡ như thịt nấu đông, giò mỡ, giò thủ, thịt mỡ, lòng, mề, gan…
Quá trình tiêu hóa hấp thu chất đạm kém đi ở người cao tuổi, đi đôi với quá trình thối rữa ở đại tràng, làm xuất hiện độc tố. Nếu bị táo bón, chất độc này bị hấp thu trở lại, gây nhiễm độc trường diễn. Vì thế, cần hạn chế ăn thịt (nhất là thịt mỡ) và thay bằng ăn cá (3-5 bữa/tuần). Nên ăn nhiều chất đạm nguồn gốc thực vật như: đậu đỗ, lạc, vừng, đậu phụ, chứa nhiều chất xơ, có tác dụng giữ cholesterol thừa trong ống tiêu hóa, sau đó nó được thải ra ngoài.
Khi cơ thể thừa chất ngọt, nó sẽ chuyển thành mỡ dự trữ. Ở người cao tuổi, hoạt động của men lipase phân giải mỡ giảm dần và cơ thể có xu hướng thừa mỡ trong máu, dễ gây bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế ăn chất béo, nên sử dụng dầu thực vật tốt hơn so với mỡ động vật vì nó có a xít béo không no.
Video đang HOT
Bữa ăn phải cân đối, đảm bảo đủ nhu cầu các chất sinh năng lượng là chất đạm, chất bột, chất béo, tuy nhiên, cũng nên ăn đủ rau xanh và hoa quả chín (400 g/người/ngày) để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất.
Ăn nhiều rau xanh
Các loại rau xanh như rau ngót, cải cúc, súp lơ xanh, cà chua, cà rốt,… các loại gia vị (hành, tỏi, húng, mùi, thì là, mùi …), các loại quả chín như cam, quýt, đu đủ, hồng, xoài, dưa hấu, vú sữa… có chứa nhiều vitamin A, B, C, E,…các chất chống ôxy hóa giúp cơ thể dễ tiêu, làm chậm quá trình lão hóa. Các chất xơ trong rau quả có tác dụng nhuận tràng và tăng đào thải cholesterol.
Không ăn mặn
Không nên ăn mặn, giảm muối, hạn chế ăn đồ muối (tổng lượng muối trong khẩu phần dưới 5 g/người/ngày) giúp phòng tránh một số bệnh tim mạch, huyết áp.
Hạn chế ăn đường
Hạn chế ăn đường, đồ ngọt như các loại bánh, mứt, kẹo… Ăn tăng các thực phẩm giàu canxi như cá, đặc biệt là sữa (mỗi ngày 200-400ml).
Hạn chế uống bia rượu
Trước bữa ăn có thể dùng chút rượu nhẹ như rượu vang đỏ (30-50 ml/ngày) để khai vị, có tác dụng tốt cho tuần hoàn. Tuy nhiên, không nên cố mời, ép các cụ uống rượu bia, và bản thân cũng đừng vì quá vui bạn bè hay chiều lòng con cháu mà uống nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt người mắc bệnh về dạ dày, hen suyễn, tiểu đường, tăng huyết áp…
Uống nhiều nước
Gia đình cần thường xuyên quan tâm, nhắc nhở ông bà, cha mẹ nhớ uống nước thường xuyên.
Trung bình nên bổ sung nước khoảng 1,5-2 lít nước/ngày, số lượng nước 1 ngày bao gồm: nước lọc đã nấu chín, nước trong thức ăn, nước canh, nước quả,… Uống nước cũng cần điều độ, không nên uống nhiều một lần mà nên uống làm nhiều lần. Khi không cung cấp đủ, cơ thể thiếu nước sẽ có biểu hiện da khô, hay bị táo bón, các chất cặn bã đào thải qua thận không được thông thoát sẽ bị đọng lại, dễ tạo thành sỏi đường tiết niệu.
Ngủ trưa từ 30 phút – 1 giờ
Người cao tuổi nên sắp xếp để các cụ ăn 3-4 bữa vào những giờ cố định; ngủ khoảng 7-8 tiếng và ngủ trưa từ 30 phút đến 1 tiếng một ngày, ngủ đúng giờ.
Nghỉ ngơi và luyện tập đúng giờ như ngày thường, duy trì chế độ tập thể dục, tập dưỡng sinh hay đi bộ vừa sức để khí huyết được lưu thông; không nên đi xa quá, không đi chơi khuya.
Theo baogiaothong
Dinh dưỡng ngày tết cho người cao tuổi
Người cao tuổi có nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, xương khớp... nên ăn uống cân bằng để cơ thể khỏe mạnh.
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, bữa ăn của người cao tuổi trong ngày tết cần đảm bảo đầy đủ chất đạm, chất bột, chất béo để cung cấp năng lượng. Ngoài ra cần ăn đủ rau xanh và hoa quả chín để tăng cường chất xơ, vitamin và chất khoáng như canxi, vitamin D...
Nên dùng bữa như thế nào?
Tuy nhiên, người cao tuổi cần hạn chế dầu, mỡ, đường ngọt để tránh một số bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp...
Người cao tuổi cần hạn chế dầu, mỡ, đường ngọt để tránh một số bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp... Ảnh: Internet
Người cao tuổi cũng không nên ăn mặn, hạn chế ăn đồ muối (tổng lượng muối trong khẩu phần dưới 5 g/người/ngày) giúp phòng tránh một số bệnh tim mạch, huyết áp. Hạn chế ăn đường, đồ ngọt như các loại bánh, mứt, kẹo...
Ăn tăng các thực phẩm giàu canxi như cá, đặc biệt là sữa (mỗi ngày 200-400 ml).
Đồng thời, cần đảm bảo chế độ ăn ổn định, ăn 3-4 bữa mỗi ngày. Nên ăn thịt nạc, cá, giò lụa, cơm tẻ.. và các chất đạm có nguồn gốc thực vật như: đậu đỗ, lạc, vừng, đậu phụ, chứa nhiều chất xơ, có tác dụng giữ cholesterol thừa trong ống tiêu hóa, sau đó nó được thải ra ngoài.
Không nên ăn các thức ăn có nhiều mỡ như thịt nấu đông, giò mỡ, giò thủ, thịt mỡ, lòng, mề, gan...
Uống nhiều nước
Ở người cao tuổi cảm giác khát nước giảm đi khiến họ không bổ sung đủ nước cho cơ thể. Do đó cần nhắc nhở người cao tuổi tăng cường uống nước, nên uống nước lọc hoặc nước trà loãng, uống một cốc nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
Người già cũng cần hạn chế uống các loại nước chứa chất kích thích như cà phê, rượu, nước ngọt có ga... Có thể uống rượu vang nhưng chỉ tối đa là một chén nhỏ trong ngày tết để vui cùng gia đình. Người bị gout kết hợp đái tháo đường kiêng hoàn toàn các loại rượu, bia, cà phê, chè...
Hoạt động thể chất
Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, trong dịp tết không chỉ người cao tuổi mà ai cũng tiêu thụ nhiều thực phẩm nhưng lại ít vận động. Do đó người thân nên dặn các cụ ăn đúng bữa, ngủ khoảng 7-8 tiếng và ngủ trưa từ 30 phút đến 1 tiếng một ngày, ngủ đúng giờ.
Nghỉ ngơi và luyện tập đúng giờ như ngày thường, duy trì chế độ tập thể dục, tập dưỡng sinh hay đi bộ vừa sức để khí huyết được lưu thông; không nên đi xa quá, không đi chơi khuya. Những ngày thay đổi thời tiết, trời rét hay mưa phùn, người cao tuổi nên vận động ở trong nhà.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
Tiểu đêm hơn 2 lần mà không phải do uống nước nhiều, bạn cần nghĩ ngay đến 3 căn bệnh nguy hiểm dưới đây Đừng chủ quan với phản ứng bình thường này của cơ thể. Nếu số lần tiểu đêm hơn 2 lần mà bản thân không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu khởi phát của một số căn bệnh. Viêc đi tiểu vao ban đêm co thê khiên nhiêu ngươi cam thây kho chiu vi lam gian đoan giâc ngu, vi vây...