Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Chuyện ở giảng đường trên không
Có mặt tại Trung đoàn 920, đang giờ huấn luyện bay mới thấy hết sự vất vả cực nhọc của nghề bay, sự tận tụy của đội ngũ giảng viên và sự miệt mài rèn luyện của các học viên.
Mở máy, sẵn sàng lên đường băng cất cánh. (Nguồn: phongkhongkhongquan.vn)
Làm thầy giáo đã khó, làm thầy giáo người lính không quân lại càng khó hơn bao giờ hết, bởi môi trường sư phạm nơi đây rất đặc biệt.
Ngoài giảng đường ở mặt đất, các giờ thực hành bay, huấn luyện chiến đấu đều ở trên không.
Đó là những câu nói vui nhưng rất đúng bản chất của việc dạy và học tại Trung đoàn Không quân 920 thuộc Trường Sỹ quan Không quân ( Khánh Hòa) về nghề Nhà giáo.
Có mặt tại Trung đoàn 920, đang giờ huấn luyện bay mới thấy hết sự vất vả cực nhọc của nghề bay, sự tận tụy của đội ngũ giảng viên và sự miệt mài rèn luyện của các học viên.
Vừa kết thúc luyện tập bay kèm vòng kín – tập cất và hạ cánh với nhiều thao tác quan trọng trong vòng 5 phút cho học viên làm quen với máy bay trên bầu trời – Võ Tá Khương, học viên phi công Phi đội 2, Trung đoàn 920, Trường Sỹ quan Không quân chia sẻ đây không phải là lần đầu tập bay của anh nhưng khi kết thúc vòng bay thuận lợi, Khương vẫn nhớ như in cảm giác ngày đầu, vui sướng, hạnh phúc khi được cầm lái máy bay.
Bây giờ, trong các bài bay, anh đã chủ động và tự tin hơn, thầy giáo chỉ ngồi buồng lái để xem và can thiệp khi thật cần thiết.
Khương cho biết thêm trong quá trình bay, mỗi lần anh vội vàng, thầy sẽ trấn tĩnh ngay. Thầy giảng giải bằng hành động, lời nói, nhờ vậy mà anh tích lũy thêm được rất nhiều kinh nghiệm sau mỗi lần thực hành bay cùng thầy.
Video đang HOT
Phi công ra tiếp thu máy bay. (Nguồn: phongkhongkhongquan.vn)
Thầy giáo Đại úy Nguyễn Văn Nhất có 7 năm hướng dẫn học viên phi công Iak -52 cho biết do đặc thù là giảng đường trên bầu trời, nên mỗi giờ dạy anh đều yêu cầu học viên rất cao.
Học viên phải tuyệt đối trung thành với với những kiến thức đã được dạy; thực sự thành thuộc xử lý bất trắc, do bất trắc diễn ra rất ngắn, đòi hỏi mỗi học viên phải xử lý tình huống từ lớn thành nhỏ, từ nhỏ về bình thường và hạ cánh an toàn, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.
Chỉ cần một sai sót nhỏ là không còn cơ hội để sửa sai. Do đó, trong quá trình học ở mặt đất cũng như trên không, thầy cố gắng truyền hết những kỹ năng khi đối mặt với nguy cơ như mây tích điện, đám mây dày đặc… để các học viên ổn định tâm lý và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
“Chúng tôi luôn nghiêm khắc trong việc giảng dạy, nắm bắt chính xác tâm lý, cố gắng tìm hiểu tính cách từng học viên để có những bài giảng, huấn luyện phù hợp, giúp cho các em dễ hiểu, bình tĩnh trong khi thao tác máy bay. Tinh thần này trở thành lẽ sống trong mỗi người làm thầy dạy bay như chúng tôi, bởi giai đoạn đầu nghiêm túc và chính xác, cuộc đời bay của một phi công cũng theo đó mà phát triển thuận lợi,” thầy giáo, Đại úy Nguyễn Văn Nhất chia sẻ.
Thượng tá Nguyễn Ngọc Thắng, Chính ủy Trung đoàn 920 Trường Sỹ quan Không quân cho biết nghề bay là một nghề đặc thù mang tính chất khổ cực và nguy hiểm, cho nên, công tác đào tạo tuyển chọn được làm rất kỹ và toàn diện.
Mỗi học viên bay ngoài thể chất khỏe mạnh, kiến thức đầy đủ cần phải một bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng dũng cảm, tinh thần kỷ luật cao, sự quyết tâm, trách nhiệm, ý chí hoàn thành nhiệm vụ bay là rất quan trọng.
Thành phần kỹ thuật giao nhiệm vụ trước ngày bay. (Nguồn: phongkhongkhongquan.vn)
Thượng tá Nguyễn Ngọc Thắng khẳng định nghề bay là một nghề khó, cần phải kiên trì rèn luyện, học tập, có bản lĩnh và cùng nhiều yếu tố khác, nhất định sẽ thành công.
Anh tâm niệm nếu muốn đào tạo học viên trưởng thành bản thân học viên phải là những người có ý niềm tin, nhất là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đồng đội, tình yêu với bầu trời tự do của Tổ quốc, người thầy phải tạo nhiều cơ hội cho học viên điều khiển, nhưng phải kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của trò trong quá trình bay, bởi chỉ cần một sai sót nhỏ, rất ít hoặc không thể sửa sai.
Trung tá Nguyễn Công Tráng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 920 – Trường Sỹ quan Không quân, trải lòng học viên phi công phải thường xuyên rèn luyện trong điều kiện khắc nghiệt, phức tạp, do đó bản thân mỗi phi công phải nhận thức đúng về nghề nghiệp, có quyết tâm khắc phục những khó khăn, gian khổ như vậy mới có thể đi tiếp, dành cả đời mình bên khoang lái. Người thầy chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ ở những bước đi đầu tiên trong chinh phục bầu trời.
“Với chúng tôi, việc đào tạo nhiều phi công cho đất nước, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới là nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng. Do đó, khi tổ chức các ban bay thực hành trên máy bay Iak-52, chúng tôi chú trọng 3 quá trình: Xây dựng bản lĩnh chính trị, tâm lý và động cơ học tập đúng đắn cho học viên; bồi dưỡng nhiều chuyên ngành bay, thông tin, khí tượng, dẫn đường và điều hành bay và ngoại ngữ để học viên có kiến thức sử dụng hiệu quả các trang bị khí tài hiện có của Trung đoàn; chú trọng rèn luyện thể lực cho học viên, đặc biệt là môn thể thao chuyên ngành, hoạt động bổ trợ cho việc bay cũng như ứng dụng chiến đấu về sau này,” Thượng tá Nguyễn Công Tráng chia sẻ.
Điều thú vị nhất ở những lớp học tại Trung đoàn 920 là mỗi một thế hệ phi công tốt nghiệp ra trường, không ai là không nhớ đến người thầy đầu tiên của mình. Đa số cho biết đó là một mối quan hệ đặc biệt, trên cùng một khoang lái, hai phi công không chỉ là hai thầy trò mà họ còn là mối quan hệ sinh tử, là anh-em đồng đội, là cha-con và hơn cả thế nữa.
Chính vì thế, trải qua bao nhiêu năm, họ vẫn luôn dành một góc trong tim để yêu thương, tôn kính và hiếu thuận với người thầy dạy bay.
Hết lớp này đến lớp khác, truyền thống tôn sư trọng đạo được vẫn là “khuôn vàng thước ngọc.” Do đó, càng biết ơn những người thầy đầu tiên, bao thế hệ người thầy ở lại trường giảng dạy ngày nay tiếp tục phấn đấu, học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm bay, kỹ năng sư phạm ứng dụng trong việc giảng dạy và đặc biệt là truyền thêm lửa đam mê nghề bay cho các học viên khi thực hành, huấn luyện trên không; giúp các học viên mới tự tin, vững bước chinh phục bầu trời, bảo vệ Tổ quốc, vùng trời, vùng biển./.
Thầy giáo mặc áo dài đi dạy, tại sao không?
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài đã để lại những ấn tượng đẹp cho người nước ngoài. Nhưng trang phục này đâu chỉ dành riêng cho phái nữ.
Thầy Hồ Minh Quang, Trưởng khoa Đông Phương học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, mặc áo dài khi dạy học - AN CHIÊN
Những năm gần đây, vào dịp lễ tết, chúng ta thường bắt gặp những hình ảnh đẹp khi trẻ em và đấng mày râu cũng mặc những chiếc áo dài "lung linh sắc màu" trên đường phố, ở các điểm du lịch, khu vui chơi...
Tham quan phố đi bộ Nguyễn Huệ, Nhà Văn hóa Thanh niên, Khu cảnh đồi - Phú Mỹ Hưng (TP.HCM)... , điều ấn tượng nhất, đẹp nhất trong tôi là hình ảnh nam giới và trẻ em khoác trên mình chiếc áo dài. Có những gia đình, cả bốn thành viên du xuân đều mặc áo dài. Nhìn hình ảnh ấy, tôi thích thú và rất đỗi tự hào.
Trẻ em mặc áo dài trông thật ngây thơ và đáng yêu. Với nam giới, áo dài vừa đẹp vừa lịch lãm.
Trong các cuộc thi sắc đẹp thế giới, đâu chỉ phái đẹp chọn trang phục áo dài mà các "nam vương" cũng tự tin mặc trang phục này.
Thời đại văn minh, hiện đại, chiếc áo dài càng được tôn vinh để tạo nên nét đẹp riêng của người Việt Nam. Áo dài không chỉ làm toát lên ở vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính cho phụ nữ mà còn thể hiện vẻ lịch lãm cho nam giới. Chính vì thế, trong những dịp lễ hội nào đó hay trong điều kiện cho phép, nam giới cũng nên mặc áo dài để lan tỏa nét đẹp này.
Bức vẽ 4 nam sinh trong chiếc áo dài của Vũ Văn Hoàn (23 tuổi, ở Hà Nội) - VĂN HOÀN
Trước hết nên khuyến khích thầy giáo mặc áo dài trong những điều kiện cho phép. Bài viết Thầy giáo nhiều năm mặc áo dài đi dạy trên báo Thanh Niên rất thú vị. Có nhiều điều kiện phù hợp để thầy Hồ Minh Quang,Trưởng khoa Đông Phương học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, mặc áo dài trên giảng đường, trước hàng trăm sinh viên. Hình ảnh này cần được khuyến khích ở trường học, nhất là giáo viên dạy THPT và giảng viên đại học.
Trong điều kiện thoải mái nhất nên khuyến khích nam giáo viên có thể mặc áo dài đến trường vì môi trường sư phạm chính là nơi "truyền cảm hứng" hiệu quả nhất đối với thế hệ trẻ. Hình ảnh này lúc đầu có thể chưa quen với nhiều người nhưng lâu dần sẽ trở nên quen thuộc và thú vị.
Đến trường tiểu học đón con, vừa nhìn thấy cô giáo, bà mẹ đùng đùng đòi đổi giáo viên vì: Thế này hư hết các cháu! Sau khi những hình ảnh của cô Lưu được đăng tải lên mạng xã hội, nhiều phụ huynh đã lên tiếng chê trách. Mới đây, một cô giáo trẻ ở Trung Quốc bất ngờ nổi như cồn và gây ra nhiều luồng tranh cãi trên mạng xã hội. Theo đó cô Lưu 23 tuổi, hiện đang được phân đi thực tập tại một...