Ngày nghỉ của học sinh trong dịch bệnh nCoV được tính như thế nào?
Những ngày học sinh nghỉ vì lo ngại nhiễm bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra sẽ được tính như thế nào?
Sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, sẽ có học sinh thuộc những đối tượng có thể trạng yếu, khả năng miễn dịch kém; mắc các bệnh ho, sốt, cảm cúm, gia đình chủ động cho con nghỉ học vì lo ngại nhiễm bệnh do chủng mới của vi rút Corona gây ra.
Ngày nghỉ của học sinh trong dịch bệnh nCoV được tính như thế nào?
Những ngày học sinh nghỉ vì lo ngại nhiễm bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra sẽ được tính như thế nào?
Nếu tổng số ngày nghỉ quá 45 buổi có được lên lớp khi học lực và hạnh kiểm đạt yêu cầu?
Theo Điều 15, Thông tư số: 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo “Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm;
Học lực cả năm loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại chưa đạt, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình”.
Học sinh được nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Corona (Ảnh minh hoạ: Lã Tiến)
Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyệt nhiên không có quy định nào về số ngày nghỉ của học sinh khi Nhà nước công bố xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm.
Video đang HOT
Theo Luật số 03/2007/QH12 của Quốc hội: Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, không có điều luật nào nói về việc đánh giá học sinh liên quan đến ngày nghỉ khi Nhà nước công bố xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm.
Đôi điều kiến nghị đến cơ quan chức năng
Khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm, sẽ có những học sinh không đến trường học vì lý do sức khỏe; hoặc có phụ huynh quá lo lắng mà cho con nghỉ học nhưng vẫn tham gia các hình thức học tập khác như tự học, trực tuyến v.v…; kết quả học tập vẫn đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng; hạnh kiểm vẫn đạt yêu cầu.
Thế nhưng tổng số ngày nghỉ của học sinh có thể vượt quá 45 buổi (Nếu trường học hai buổi/ngày thì chỉ có 23 ngày), học sinh sẽ không được lên lớp; điều này sẽ thiệt thòi cho học sinh.
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra nói riêng, dịch bệnh truyền nhiễm nói chung ngày càng diễn biến phức tạp.
Vì thế, các cơ quan chức năng cần có quy định riêng về số ngày nghỉ của học sinh khi nhà nước công bố dịch bệnh truyền nhiễm, để đảm bảo quyền lợi của những học sinh không thể đến trường nhưng vẫn đạt yêu cầu về học lực và hạnh kiểm.
Phụ huynh có cần cho học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona?
Để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, các địa phương đã cho học sinh nghỉ học đồng loạt để chống dịch.
Căn cứ vào điều kiện thực tế ở địa phương, các cơ quan chức năng sẽ có quyết định cho học sinh đi học lại khi nào.
Quyết định cho học sinh khi nào đi học lại sẽ tôn trọng sức khỏe, tính mạng của học sinh là trên hết; chỉ khi sức khỏe, tính mạng của học sinh an toàn nhất, cơ quan chức năng mới đưa học sinh trở lại trường học tập.
Vì vậy, phụ huynh không cần quá lo lắng, nếu sức khỏe con cái mình bình thường, chỉ cần trang bị khẩu trang vải hợp vệ sinh; trang bị kiến thức phòng ngừa dịch bệnh là cho con cái đến trường.
Việc tập trung học tập của học sinh tại trường học, ngoài kiến thức còn học được những điều khác mà các hình thức học tập khác không thể có.
Vì vậy chỉ trừ trường hợp bất khả kháng, phụ huynh nên cho con mình đến trường để học tập trung.
Tài liệu tham khảo:
1: thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Thong-tu-58-2011-TT-BGDDT-Quy-che-danh-gia-xep-loai-hoc-sinh-trung-hoc-co-so-133268.aspx
2:chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&;_page=1&mode=detail&document_id=51257
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net.vn
Linh hoạt và sáng tạo trong đánh giá học sinh
Chưa đầy 8 tháng nữa, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ đồng loạt triển khai trên cả nước, bắt đầu từ lớp 1. Thời điểm hiện tại, Bộ GD-ĐT đang gấp rút tổ chức tập huấn giáo viên, trong đó tập trung phổ biến chương trình và phương pháp giảng dạy. Nhiều ý kiến lo ngại chương trình sẽ khó đạt hiệu quả nếu phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh không thay đổi.
Vẫn nặng kiểm tra kiến thức
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, thầy Hoàng Sĩ Đăng, giáo viên môn Kỹ năng sống Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), cho biết việc đánh giá học sinh hiện nay đang dựa trên 2 tiêu chí là học lực và hạnh kiểm. Tuy nhiên, có một nghịch lý là học sinh nếu xếp loại giỏi về học lực sẽ được khen thưởng nhưng hạnh kiểm được đánh giá tốt lại không được biểu dương.
Ngoài ra, tất cả quy định về xếp loại, đánh giá học sinh hiện nay đều chỉ công nhận thành tích về học lực, hạnh kiểm chỉ được xem là một trong những tiêu chí phụ để đánh giá, công nhận thành tích học sinh.
Ở góc độ khác, theo thầy Nguyễn Tường Thịnh, Tổ Toán Trường THPT Nguyễn Du, giáo viên sau khoảng 10 năm đi dạy sẽ bắt đầu có cảm giác nhàm chán vì việc dạy cứ lặp lại.
Thầy giáo này bày tỏ: "Đã nhiều lần tôi tự hỏi mình là thầy giáo hay thợ dạy. Bởi dạy học theo truyền thống là truyền tải đúng và đủ kiến thức theo phân bổ chương trình, việc lặp đi lặp lại cùng một đơn vị kiến thức năm này qua năm khác tất yếu sẽ dẫn đến nhàm chán".
Học sinh Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) trong một hoạt động tư vấn hướng nghiệp
Trước thực tế này, TS Nguyễn Thị Bích Hồng, giảng viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM, cho rằng một trong những nguyên tắc của giáo dục trong thời đại mới là tính linh hoạt và sáng tạo. Ở đó, người thầy phải sâu sát học sinh trong từng tình huống, uyển chuyển trong triển khai các phương pháp giảng dạy nhằm đánh giá toàn diện học sinh.
Theo các chuyên gia giáo dục, chương trình GDPT mới chuyển từ nền giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang giáo dục về phương pháp, dạy học sinh kỹ năng tự học, cách sử dụng và khai thác các công cụ nhằm thích ứng nhanh với hoàn cảnh, có khả năng học tập suốt đời. Do đó, nội dung và hình thức đánh giá người học cần được thay đổi để không chỉ phân loại trình độ kiến thức, kỹ năng, mà còn đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức, phương pháp xử lý, giải quyết vấn đề của người học.
Tuy nhiên, cán bộ một phòng GD-ĐT cho biết, các buổi tập huấn chương trình GDPT mới gần đây vẫn nghiêng về "dạy chữ", chưa quan tâm đúng mức đến dạy người, mục tiêu phát triển năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Th.S Nguyễn Hồng An, Trưởng bộ môn Tâm lý Trường Đại học Hoa Sen, đặt vấn đề: "Chúng ta đặt mục tiêu giáo dục toàn diện nhưng cơ chế khen thưởng, đánh giá học sinh hiện nay tập trung quá nhiều vào các danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, trong khi đối tượng học sinh chưa giỏi - vốn chiếm tỷ lệ không hề nhỏ ở các trường phổ thông - vẫn bỏ ngỏ tiêu chí đánh giá".
Cần sự chủ động của giáo viên
Theo cô Nguyễn Nguyệt Lệ, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), để đổi mới giáo dục, giáo viên cần được giao quyền chủ động đánh giá học sinh. Trong đó, tiêu chí đánh giá không chỉ căn cứ vào học lực mà cần quan tâm nhiều khía cạnh khác như đạo đức, năng khiếu, ý thức lao động... của học sinh.
Nhiều năm qua, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai ngoài việc tổ chức khen thưởng học sinh vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm học còn tăng cường các hình thức đánh giá học sinh theo tuần, tổ chức khen thưởng đột xuất học sinh sau các kỳ thi, hội thi để khuyến khích sự chủ động, tích cực trong học tập của các em.
Thầy Nguyễn Tường Thịnh quan niệm, truyền đạt kiến thức cho học sinh chỉ là một phần yêu cầu giảng dạy, quan trọng hơn là việc kích thích các em hình thành tư duy phản biện, có quan điểm sống rõ ràng. "Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong bối cảnh mới, người thầy ngoài nghiệp vụ sư phạm phải học thêm các khóa học về kỹ năng, có hiểu biết và tiếp xúc với nhiều ngành nghề khác để tương tác với học sinh", thầy Thịnh cho biết.
Ngoài ra, giáo viên này gợi ý, người thầy trong quá trình tổ chức lớp học triển khai nhiều hoạt động, áp dụng hình thức học tập và kiểm tra, đánh giá khác nhau sẽ thu hút học sinh, tạo ra nhiều tình huống khác nhau giúp các em phát triển năng khiếu và tư duy sáng tạo. Dạy học khi đó không còn nhàm chán đối với cả thầy lẫn trò.
Với chương trình GDPT mới, các trường phổ thông đang đứng trước thử thách là thay đổi toàn bộ cấu trúc, nội dung, phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nếu người dạy chưa thoát khỏi tâm lý "thi gì, học đó" (mà đáng lẽ phải là "học gì, thi đó"), chịu áp lực từ thành tích trong thi cử thì mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất cho người học khó triển khai trong thực tế.
Để khắc phục điều đó, các chương trình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo chương trình GDPT mới ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn còn cần trang bị về nhận thức, giúp giáo viên hiểu rõ vai trò và vị trí của mình trong đổi mới giáo dục. Khi tâm lý giáo viên hoàn toàn được cởi trói, dạy học không chạy theo thành tích mà hướng đến đáp ứng nhu cầu người học thì đổi mới mới mang tính lâu dài và ổn định.
THU TÂM
Theo SGGP
Cần có tiêu chí xếp loại hạnh kiểm học sinh mới Một học sinh chỉ luôn xếp hạnh kiểm Trung bình vì em hay nghịch ngợm, vi phạm nội quy lại không tốt bằng một học sinh chỉ toàn xếp loại hạnh kiểm Tốt? Cuối học kỳ 1, câu chuyện xếp loại hạnh kiểm học sinh đang là đề tài để nhiều người quan tâm, bình luận. Việc xếp loại hạnh kiểm học sinh...