Ngày kiếm cơm, tối đến trường
Họ có thể là những trẻ em lang thang, bán vé số, ở nhà tình thương, là công nhân hay những người bình dị khác. Nhưng họ cùng chung một khát khao lớn… được học chữ!
LTS:Màn đêm buông xuống, phố xá rực rỡ ánh đèn. Đây cũng là lúc tiếng cười nói, tiếng ê a học bài ở nhiều ngõ phố trường học “đặc biệt” tại TP.HCM lại vang lên. Nó đặc biệt bởi ở đó học sinh là những em nhỏ, thanh niên, người lớn tụ về trường hay lớp học để cùng tập đọc, tập viết.
Bươn chải cùng gia đình kiếm sống nhưng chiều về các em lại tươm tất áo quần, cặp sách bước vào lớp học đêm, mong có con chữ đổi đời.
“Buổi sáng, con bán được năm tờ vé số. Buổi chiều, con bán được bốn tờ nữa. Vậy muốn biết con bán được bao nhiêu vé số trong một ngày thì chúng ta làm thế nào? Nếu một tờ vé số có giá 10.000 đồng. Con bán được 10 tờ thì con có bao nhiêu tiền?…”.
Cứ 18 giờ đến 20 giờ, những bài giảng của các cô giáo ở Trường Phổ cập giáo dục Tiểu học ban đêm (nằm chung cơ sở với Trường Tiểu học Bình Hòa, quận Bình Thạnh lại vang lên như thế). Ở đây có gần 80 học sinh (HS) chia thành năm lớp, mỗi lớp chỉ từ 10 đến 15 em cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Trẻ cũng quần xanh, áo trắng và khăn quàng đỏ ngồi ngay ngắn lắng nghe cô giáo giảng bài. Thỉnh thoảng có em hỏi vọng lên: “Cô ơi, chữ này viết thế nào hả cô? Con viết thế này đúng không cô?…”.
6 giờ sáng đi bán vé số, 6 giờ tối đi học
Đó là trường hợp của em Nguyễn Thị Ngọc Mai, 13 tuổi, đang học lớp 5 tại trường này. Trước đây, gia đình em ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, vì hoàn cảnh nên chuyển lên thuê nhà trọ ngay gần chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh) sinh sống. Người mất giấy tờ, người không biết chữ, người không nghề nên bán vé số dường như là việc dễ nhất với gia đình em để có thể kiếm cơm mỗi ngày.
Mai kể, em là người duy nhất trong nhà được đi học chữ. Từ sáng sớm, mẹ em đi lấy vé số về chia cho bốn anh em đi bán. Khoảng 4 giờ 30 chiều chỉ mình em về nhà lo cơm nước, phụ việc nhà và chuẩn bị đi học.
“Thấy ai trong nhà cũng phải đi lang thang năn nỉ khách mua vé số, em sợ lắm. Nhưng nếu em chỉ đi học thì không có tiền, không có cơm ăn. May là em được học miễn phí, đầu năm học còn được tặng sách vở và quần áo nữa. Cứ lên lớp là em lại bán sách cũ để mua đồ dùng học tập nên không lo tốn tiền ba mẹ” – Mai nói.
Rồi em phấn khởi khoe: “Cô giáo nói sang năm em sẽ được vào lớp 6 ở Trường THCS Hà Huy Tập nhưng em hơi lo vì sợ không đi làm được. Em chỉ cần cố học thêm vài năm nữa rồi đi học nghề may để về mở tiệm phụ mẹ”.
Video đang HOT
Cô giáo Huỳnh Thị Hoa đang hướng dẫn từng em HS tập đếm trong giờ học toán tại lớp phổ cập ban đêm ở Trường Tiểu học Hồ Văn Cường, quận Tân Phú. Ảnh: Phạm Anh
“Thích học toán vì đi làm được khen tính tiền lẹ!”
Tranh thủ giờ nghỉ trưa ít ỏi, em Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 12 tuổi tiếp chuyện với chúng tôi tại phòng trọ nằm sâu trong hẻm 80 Phan Đình Phùng, quận Tân Phú. Vào giờ này, em thường ngủ trưa hoặc làm bài tập về nhà vì một ngày em phải đi bán hàng thuê cho ông chủ nhà từ 7 giờ sáng đến 22 giờ mới được nghỉ hẳn. Riêng thứ Hai, Tư, Sáu, hai anh em Huyền xin ông chủ nghỉ làm để đến học lớp 2 tại lớp phổ cập giáo dục ở Trường Tiểu học Hồ Văn Cường trên đường Trịnh Đình Trọng. Đây là trường học duy nhất của quận Tân Phú có tổ chức lớp học ban đêm với khoảng 15-20 em theo học từ lớp 1 đến lớp 5.
Ngồi nắn nót từng nét chữ, thỉnh thoảng Huyền lại góp chuyện: “Con thích học trường Nhà nước hơn vì được học vẽ, học nhạc. Con muốn làm ca sĩ nhưng học ở trường đêm chỉ dạy chữ thôi”.
Huyền kể: Mẹ làm tạp vụ, ba làm phụ hồ, hai anh em đều làm thuê cho ông chủ nhà, mỗi tháng khoảng 1,5 triệu đồng/người. Trước đây, hai anh em từng đi làm cho cửa hàng cung cấp bia cho các quán nhậu với 600.000 đồng/tháng/người. Vì mất giấy khai sinh, khai nhầm họ tên nên không đi học lớp thường, đến khi có hồ sơ thì đã quá tuổi.
Khi tôi hỏi em thích đi học hay đi làm hơn, Huyền hồn nhiên: “Con thích cả hai. Ba mẹ con đi làm chỉ đủ trả nợ thôi, anh em con phải làm để phụ ba mẹ trả tiền nhà, mua đồ lặt vặt trong nhà nữa. Con cũng thích đi học, nhất là môn toán vì con tính tiền rất nhanh, ông chủ hay khen con tính tiền lẹ quá nên con thích lắm”.
“Bé công nhân” học lớp 4
Cứ 16 giờ 30, chiếc xe buýt số 18 trở thành phương tiện đi học quen thuộc đưa em Lê Thị Thanh Vy, 12 tuổi, Hóc Môn đến Trường Tiểu học An Hội (đường Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp) để kịp vào lớp học bắt đầu từ 17 giờ 30. Nhà em lâu nay là một phòng trọ của công ty may với năm thành viên. Anh trai Vy học xong lớp 9 rồi lên quận 1 phục vụ quán cơm, Vy cũng không được đi học ở trường ngày, phải ở nhà phụ việc gia đình. Lên 10 tuổi, Vy theo chân mẹ tìm cách làm hồ sơ giả để vào làm chung công ty may với mẹ.
Vy tâm sự: “Thấy mấy bạn trong xóm đi học, em thích lắm nhưng không dám xin mẹ cho đi. Khi tám tuổi, em nói nhỏ với mẹ: “Mẹ tìm lớp cho con đi học chữ nha?” Thấy mẹ chỉ “ừ” em thương mẹ lắm. May có người bạn của mẹ giới thiệu lớp học miễn phí này, em vui lắm vì em vẫn được đi làm. Em của em cũng đã sáu tuổi rồi nhưng chưa được đi học, em sẽ nói mẹ cho em gái em vô học cùng luôn”.
Nhắc đến việc học, Vy tự tin: “Năm nay em học lớp 4 rồi, biết đọc, viết rành luôn. Mưa to em cũng sẽ đi học vì cô giáo thương tụi em lắm, gặp các bạn cũng vui nữa. Em sẽ học lên cao để được làm cô giáo dạy học cho nhiều học sinh khác”…
Mỗi ngày đạp xe chục cây số đi học Đó là em Trần Thanh Cường, 13 tuổi, đang học lớp 5. Nhà em ở phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức. Ba mẹ ly dị, em sống với ba và mẹ kế. Ba em chạy xe ôm, em phụ mẹ kế làm giấy tại nhà buổi sáng và buổi tối. Buổi trưa từ thứ Hai đến thứ Sáu, em đạp xe lên lớp tình thương Vinh Sơn (quận Bình Thạnh) rồi chiều tối qua Trường Tiểu học Bình Hòa học chữ. Vì đi học khó, em tranh thủ học cả hai nơi cho dễ hiểu.
Tối 25/0, em Thanh Cường (bìa trái)là một trong 25 em được nhận học bổng và quà từ mạnh thường quân vì nghị lực học tập. Ảnh: Phạm Anh Mỗi em một hoàn cảnh nhưng chịu khó lắm. Có em mồ côi cha mẹ, ở với dì nhưng dì không cho đi học, bắt em phải nhặt rau để phụ bán hàng ngoài chợ. Em trốn đi học một, hai buổi rồi nghỉ học. Thấy em nghỉ nhiều, tôi gọi điện thoại mới biết là em xin nghỉ luôn vì nhà nghèo, đi học sẽ bị dì mắng và đánh đòn. Em hứa khi nào được đi học, em sẽ chép bài lại. Nghe mà thương lắm. Cô Trần Thị Thu, giáo viên dạy lớp 2
Trường Phổ cập giáo dục phường 12, quận Bình Thạnh Kết thúc năm học 2012-2013, TP.HCM còn 3.079 người từ 15 đến 35 tuổi và 48.772 người từ 36 tuổi trở lên (chiếm tổng số 1,67% người trong độ tuổi) chưa được xóa mù chữ. Hiện nay, toàn TP có 259 điểm dạy học với 3.321 người (với 357 lớp phổ cập giáo dục xóa mù chữ buổi đêm từ lớp 1 đến lớp 5), chủ yếu tập trung ở những địa bàn đông dân nhập cư, lao động nghèo như quận 8, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Thạnh, Củ Chi, quận 12… Chương trình học tương tự trường bình thường. Khi đạt chuẩn yêu cầu kiến thức, người học vẫn được xét tốt nghiệp tiểu học, THCS, THPT để làm nền tảng học nghề hoặc học tiếp lên cao.
Theo TNO
Khu nội trú tiền tỷ bỏ hoang
Trong khi học sinh ở huyện Tây Trà kế bên phải góp tiền làm chòi ở quanh trường để học chữ, thì tại xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ, khu nhà nội trú được xây dựng khá khang trang, trị giá tiền tỷ lại gần như bị bỏ hoang vì không có học sinh.
Không có học sinh ở vẫn xây
Vào năm 2001, từ nguồn ngân sách nhà nước, Ba Tơ đã tiến hành xây dựng khu nhà nội trú gồm 5 phòng cho học sinh Trường THCS Bán trú Ba Vinh (xã Ba Vinh). Theo thầy Phạm Văn Bừng - Hiệu phó nhà trường, vào thời điểm trên, xã lân cận là Ba Điền nằm cách Ba Vinh khoảng 5km vẫn chưa có trường THCS, học sinh xã này phải đến học tại đây.
Khu nhà nội trú của trường THCS Bán trú Ba Vinh không có học sinh ở đã nhiều năm nay.
Vì vậy việc xây khu nhà nội trú Ba Vinh là nhằm tạo điều kiện cho số học sinh Ba Điền ở để đi học. Thế nhưng do đường đi khá thuận lợi, lại không phải qua sông suối, đèo dốc cao nên các em vẫn đi về hàng ngày. Dù các thầy cô của trường ra sức vận động, nhưng chỉ có một vài em chịu ở lại khu nội trú ít ngày rồi cũng về, vì vậy hầu hết các phòng của khu nội trú đều bỏ trống.
Khu nhà nội trú của trường THCS Bán trú Ba Vinh không có học sinh ở đã nhiều năm nay.
Tuy không có người ở, thế nhưng không hiểu vì sao đến khoảng đầu năm 2011, huyện Ba Tơ lại tiếp tục đầu tư trên 1,1 tỷ đồng để xây và đưa vào sử dụng thêm 6 phòng ở mới, cùng khu nhà ăn... tại khu nội trú này. Và cũng như số phận của 5 phòng trước đó, số phòng mới này đến nay vẫn đóng cửa.
Tốn thêm tiền tu bổ
Dù không có học sinh ở, thế nhưng cũng không thể bỏ mặc công trình này nên hàng năm, ngân sách của huyện lại phải chi ra một khoản để tu sửa.
Riêng đợt mưa bão vào khoảng cuối năm 2011, gió lốc đã "lột" gần hết mái tôn của 3/6 phòng mới xây; đồng thời làm hư hỏng một số cửa khác của khu nội trú. Huyện Ba Tơ tốn trên 60 triệu đồng để sửa chữa lại.
Cách đây mấy hôm, thấy phòng bỏ không nên UBND xã Ba Vinh đã đề nghị lãnh đạo trường cho số cán bộ dưới xuôi lên công tác tại địa phương thuê ở lại làm việc.
Thầy Bừng cho biết: Để tránh lãng phí, trong thời gian tới, trường sẽ vận động số em có nhà ở bên kia suối (thuộc thôn 1, 2, 10 của xã) vào ở. Thế nhưng cũng chưa biết các em có đồng ý không.
Theo TNO
Vẫn biết rằng không nên "ép" trẻ học chữ trước, nhưng... Hàng trăm độc giả đã gửi ý kiến chia sẻ quanh việc cho trẻ đi học chữ trước khi vào lớp 1. Nhiều độc giả có chung quan điểm rằng không nên cho trẻ đi học trước, tuy nhiên không ít gia đình vẫn phải "cố" cho con đi học chữ vì một số nguyên nhân... Bé gái tên Vân (nhà ở Q.12,...