Ngày hội tư vấn tuyển sinh 2013 tại ĐH Bách Khoa
Sáng ngày mai, chủ nhật, tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ diễn ra “Ngày hội Tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2013″.
Theo ban tổ chức, ngày hội Tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2013 sẽ có hơn 110 gian tư vấn của trên 80 các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề và các đơn vị hoat động trong lĩnh vực giáo dục.
Đinh Mạnh Ninh – chàng ca sĩ ‘trà đá’ được giới trẻ rất yêu thích.
Các khu vực tư vấn chuyên sâu: gỡ rối hướng nghiệp – chọn lối vào đời, tư vấntâm lý, sức khỏe… sẽ giúp học sinh giải quyết mọi thắc mắc. Đặc biệt, trong ngày 10/3, Trường Bách Khoa sẽ mở cửa các phòng thí nghiệm của sinh viên cho các khách thăm quan.
Ban tổ chức gắn hệ thống 40 máy tính kết nối internet để các em chủ động tra cứu thông tin, trắc nghiệm kiến thức, trắc nghiệm lựa chọn ngành nghề theo năng lực và sở thích. “Ở phần trắc nghiệm kiến thức, chúng tôi đã cài sẵn phần mềm có chứa nội dung trắc nghiệm bốn môn vật lý, hóa học, sinh học, tiếng Anh để giúp học sinh tự kiểm tra lại kiến thức của mình. Kho đề thi với gần 100 bộ đề thi các môn được đặt riêng các chuyên gia có uy tín thực hiện với nội dung, độ khó và thời gian như một đề thi tuyển sinh ĐH. Sau khi hoàn thành, chương trình sẽ cho biết câu nào làm đúng, câu nào sai, tổng số điểm bài làm là bao nhiêu” – một thành viên ban tổ chức cho biết.
Video đang HOT
Bạn sẽ gặp á hậu Hoàng Anh – sinh viên trường Văn Hóa trong gian giới thiệu của trường này tại ngày hội.
Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2013 còn mời các ca sĩ như Đinh Mạnh Ninh, hai á hậu Dương Tú Anh và Đỗ Hoàng Anh cùng tham dự. Dự kiến ngày hội này sẽ thú hút 15 đến 20 nghìn học sinh tham gia.
NGỌC HÀ
Theo Infonet
Trường nghề buồn hiu mùa tuyển sinh
Vào mùa tuyển sinh hằng năm, trong khi các trường ĐH hân hoan với một mùa tuyển sinh mới thì cũng là lúc các trường nghề buồn hiu bởi nhiều quy định bất lợi khiến các trường thiệt đơn, thiệt kép.
Thông tư 57 của Bộ GD-ĐT quy định các trường ĐH không đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) được xem là tín hiệu vui cho các trường nghề vì sẽ có một lượng lớn thí sinh không vào TCCN trong các trường ĐH sẽ tính đến phương án học nghề.
Thế nhưng tháng 6/2011, khi Bộ GD-ĐT sửa đổi điều 6 trong Thông tư 57, nêu rõ các trường ĐH không phải ngừng tuyển sinh hệ TCCN ngay năm 2012 mà xây dựng lộ trình giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh hệ này (mỗi năm giảm không thấp hơn 20% so với chỉ tiêu năm 2011) để dừng tuyển sinh hệ đào tạo này trước năm 2017 khiến các trường nghề lại rơi vào hụt hẫng.
Bộ GD-ĐT sửa đổi điều 6 trong Thông tư 57 khiến các trường TCCN hụt hẫng - Ảnh minh họa
Theo lãnh đạo một trường nghề, trong khi chờ đến năm 2017 thì các trường ĐH cũng kịp vét hết thí sinh, bằng chứng là nhiều trường ĐH không những không giảm mà còn tăng chỉ tiêu đào tạo hệ TCCN.
Trước thực trạng thừa thầy, thiếu thợ, quy định về phân luồng học sinh sau THCS và THPT cũng được xem là hy vọng cho các trường nghề thì cũng ngay sau đó, Bộ GD-ĐT ra quy định siết chặt liên thông. Lý do bộ đưa ra là để kiểm soát chất lượng đầu vào và giữ vững cấu trúc nguồn nhân lực, tránh tình trạng người học nghề rầm rộ thi liên thông lên ĐH.
Thế nhưng, lãnh đạo nhiều trường nghề lại cho rằng quy định này đã dập tắt mong muốn học lên của người học bởi tâm lý thí sinh lâu nay chỉ coi trường nghề là chỗ tạm trú, dù thế nào cũng phải có bằng ĐH. Vì thế, quy định này không giúp các trường nghề mà còn khiến họ tuyển sinh chật vật hơn vì người học thà ở nhà ôn thi cho đến khi đậu ĐH cho bằng được chứ nhất quyết không chịu học nghề.
Theo ông Nguyễn Đắc Hiển, Trưởng Phòng Đào tạo Trường Trung cấp nghề Công nghệ - Kỹ thuật Hùng Vương, vì hầu hết trường nghề đều tổ chức xét tuyển nên các trường trung cấp nghề lại gánh thêm phần thiệt thòi bởi ngoài một số ít đối tượng không đủ điều kiện xét học CĐ thì đều đăng ký xét tuyển vào CĐ nghề, chứ không đời nào chịu vào trung cấp.
Chính vì quy định này, theo nhiều chuyên gia, đã nảy sinh một hệ lụy khác, đó là hầu hết trường trung cấp đều cố "chạy" nâng lên thành trường CĐ dù không đủ chuẩn về cơ sở vật chất. Để cầm cự trong điều kiện tuyển sinh quá khó khăn, ngoài một số ít trường có điều kiện chuyển hướng đào tạo theo chuẩn quốc tế, không ít trường phải cho thuê trang thiết bị, tuyển sinh sơ cấp ngắn hạn khiến các trường nghề xa rời mục tiêu đào tạo chính thống.
Chỉ khi nào Bộ GD-ĐT trả việc đào tạo nghề cho các trường nghề, khi đó các trường mới có thể trụ được.
Theo Đặng Trinh (Người lao động)
Tuyển sinh và "liệu pháp sốc" Vài tháng nữa mùa tuyển sinh 2013 sẽ bắt đầu. Thời điểm này các trường đang ra sức khởi động các chương trình tư vấn tuyển sinh. Trong khi ở các "lò" luyện, hàng ngàn thí sinh vẫn đang ngày đêm văn ôn, võ luyện chuẩn bị bước vào cuộc đua sinh tử. Tuy nhiên, đối với một bộ phận không nhỏ thí...