Ngày hội nghiệp vụ “Giáo dục 4.0″ của Trường Đại học Sư phạm Huế lần thứ 11
Ngày hội nghiệp vụ là một trong những hoạt động truyền thống của Trường Đại học Sư phạm, ĐH Huế (viết tắt là ĐHSP Huế), được tổ chức 2 năm một lần, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV.
Chủ đề Ngày hội nghiệp vụ của Trường ĐHSP Huế lần thứ 11 hướng đến đó là Giáo dục 4.0
Trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, Ngày hội nghiệp vụ lần thứ 11 với chủ đề Giáo dục 4.0 tạo cơ hội cho sinh viên những cơ hội thể nghiệm và khẳng định sức bật của tuổi trẻ, sự năng động, sáng tạo trong nghiệp vụ chuyên môn. Được đánh giá là có nhiều đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung, Ngày hội nghiệp vụ Giáo dục 4.0 đang tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt đối với sinh viên.
Thiết kế video clip giới thiệu về ngôi trường Đại học Sư phạm Huế và ngành học; Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm là các nội dung mới lần đầu có mặt trong sân chơi nghiệp vụ của ĐHSP Huế và tạo được dấu ấn mạnh mẽ từ “sắc màu của sức trẻ” đến “những ý tưởng đột phá”; Thiết kế Kế hoạch bài học và tổ chức hoạt động dạy học tiếp tục được tổ chức một cách tự nhiên, sống động trên đối tượng học sinh phổ thông, trẻ mầm non, khẳng định sự kết nối của hành trình đào tạo nghề ở Trường ĐHSP Huế với thực tiễn. Nhân dịp này, Báo Giáo dục Thời đại đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thành Nhân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Huế về Ngày hội nghiệp vụ Giáo dục 4.0.
PGS.TS Nguyễn Thành Nhân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Huế trao đổi về Ngày hội nghiệp vụ Giáo dục 4.0
Trải qua 10 lần Trường tổ chức thành công Ngày hội nghiệp vụ, PGS.TS Nguyễn Thành Nhân có thể thông tin thêm về những định hướng của BGH nhà trường thông qua những hoạt động tại Ngày hội nghiệp vụ.
Ngày hội nghiệp vụ luôn diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng do chính những nội dung thú vị, hấp dẫn, luôn tạo cơ hội thể hiện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên. Các hoạt động gắn với nghề nghiệp tương lai được tổ chức liên tục từ cấp Khoa đến cấp Trườngkhông chỉ rèn luyện nghiệpvụ cho người học mà còn nuôi dưỡng ở các em tình yêu, niềm đam mê nghề nghiệp.
Chúng tôi luôn chú trọng việc tạo ra môi trườnghọc tập tích cực để từ Ngày hội nghiệp vụ, sinh viên các Khoa hiểu biết lẫn nhau, nỗ lực chia sẻ kinh nghiệm cả trong giao tiếp lẫn nghiệp vụ chuyên môn. Hoạt động này cũng nhằm quảng bá hoạt động, chất lượng đào tạo của ngôi trường có bề dày truyền thống hơn 60 năm, tiếp tục khẳng định vị thế của 1 trong 7 trường sư phạm trọng điểm cả nước.
Những năm qua, Trường ĐHSP Huế đã không ngừng đổi mới hoạt động quản trị đại học và đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện công tác nâng cao chất lượng đội ngũ, nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên,… Hiện tại, Trường có 376 cán bộ viên chức; tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học 97,43%; giảng viên có trình độ tiến sĩ trên 60%. Để đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, từ năm học 2008 – 2009, Trường chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ đối với hệ đại học chính quy và từ năm học 2013-2014 đối với đào tạo thạc sĩ.
Sinh viên Trường ĐHSP Huế tham gia nội dung thi “Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường phổ thông”
Video đang HOT
Hằng năm, Trường đều thực hiện khảo sát sinh viên tốt nghiệp và lấy ý kiến nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo, từ đó nghiên cứu tiếp tục điều chỉnh cập nhật chương trình trong phạm vi cho phép. Hiện nay, Trường đang triển khai xây dựng chương trình đại học hệ chính quy trên cơ sở thống nhất 70% số lượng tín chỉ với các trường đại học sư phạm trọng điểm trong cả nước.
Đứng trước xu hướng bão hòa nhu cầu nguồn nhân lực ngành sư phạm, Trường đã tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bằng các chương trình tiên tiến (chương trình Vật lí tiên tiến, chương trình Kĩ sư quốc gia INSA Val der Loire, chương trình đào tạo các ngành sư phạm Toán học, Tin học, Hoá học, Vật lí, Sinh học và Giáo dục Tiểu học bằng tiếng Anh…); tổ chức đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên các bậc học từ trình độ trung cấp, cao đẳng lên trình độ đại học cho trên 30.000 giáo viên; tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho hàng vạn giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục.
So với các lần trước, trong điều lệ Ngày hội nghiệp vụ lần này nội dung tổ chức các hoạt độngnâng cao năng lực nghiệp vụ cho sinh viên có nhiều điểm mới, PGS.TS Nguyễn Thành Nhân có thể nói rõ hơn về điều này?
Chúng ta đều biết, tháng 12/2018, Chương trình Giáo dục phổ thông mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục đại học, cũng đang chuyển mình để hội nhập quốc tế theo hướng hiện đại hoá. Vì vậy, Ngày hội nghiệp vụ năm nay lấy chủ đề Giáo dục 4.0, theo đó,tất cả các hoạt động được triển khai đồng bộ theo tinh thần kết nối, sáng tạo.
Chẳng hạn, nội dung Thiết kế video giới thiệu về ngôi trường và ngành học sẽ do sinh viên tự xây dựng, từ những trải nghiệm học tập và rèn luyện tại trườngtruyền thông về môi trường sư phạm, về ngành học của bản thân, về chính những gì mình có được trong hành trang sau một hành trình đủ dài.
Chúng tôi cũng xem đây là cơ hội để sinh viên thực hành công tác truyền thông, biết cách chọn lựa tư liệu, chuyển tải một cách uyển chuyển, tinh tế thông điệp của ngành học, trường học đến công chúng. Ở nội dung Thiết kế kế hoạch dạy học và tổ thức dạy học trên lớp, một trong những yêu cầu then chốt mà thiết kế dạy học cần đảm bảo làphải “bám sát chương trình dạy học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực”.
Nội dung Xử lí tình huống sư phạm ngoài các tình huống sư phạm gắn với phạm vi trường học, Ban nội dung còn xây dựng nhiều tình huống xoay quanh các mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng, giữa nhà trường với các chiến lược phát triển giáo dục cần huy động “sức trẻ”. Nội dung thi này hứa hẹn sẽ hấp dẫn, mới mẻ, giúp sinh viên có năng lực giải quyết được những tình huống có thể gặp phải trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp sau này.
Nội dung Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệmthể hiện tính mới ngay ở chủ đề (như: “Sự vô cảm của giới trẻ”, “Sự lựa chọn giá trị sống”, “Định hướng nghề nghiệp trong tương lai”, “Hệ luỵ từ công nghệ số”,…), ở tính mở trong thiết kế hoạt động nhằm phát huy hết nội lực của sinh viên.
Ngày hội nghiệp vụ thật sự là trải nghiệm thú vị giúp sinh viên Trường ĐHSP Huế tự tin hơn với công việc sau này
Nét mới trong Ngày hội nghiệp vụ sinh viên Trường ĐHSP Huế lần thứ 11 là đề cao tính năng động, sáng tạo của sinh viên. Điều gì BGH trường ĐHSP Huế mong đợi nhất tại Ngày hội lần này, thưa PGS?
Nhằm khai thác tối đa sự năng động của sinh viên, năm nay, trong nội dung thi, Ban tổ chứcđưa thêm nội dung Bước nhảy sinh viên (Dance showcase HUEdu). Chúng tôi hi vọng đây là phần thi sôi động, hấp dẫn, tạo không khí tươi vui trong toàn trường. Các đội thi của sinh viên đến từ 12 Khoa trực thuộc Trường thể hiện sự trẻ trung, năng động, sôi nổi. Thông qua hoạt động này góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nghiệp vụ. Do do hiện nay một số hoạt động sinh hoạt tập thể đoàn, đội, múa hát sân trường, hoạt động cộng đồng ở các trường phổ thông đòi hỏi giáo viên phải có những kỹ năng này
Để chuẩn chị cho Ngày hội nghiệp vụ “Giáo dục 4.0″ Trường ĐHSP Huế lần thứ 11 diễn ra thành công, bắt đầu từ tháng 12 năm 2019, tất cả 12 khoa trong toàn trường đã khởi động các hoạt động ở đơn vị, lựa chọn đội tuyển tham gia Ngày hội nghiệp vụ cấp trường. Các hoạt động tại Khoa kéo dài đến cuối tháng 5/2020 mới kết thúc. Từ ngày 28/5 đến 7/6, các hoạt động Ngày hội nghiệp vụ Trường ĐHSP Huế lần thứ 11được triển khai. Đây cũng là sự kiện chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học sư phạm, Đại học Huế, lần thứ XV, nhiệm kì 2020-2025.
Ngày hội Nghiệp vụ của Trường ĐHSP Huế là một hoạt động luôn được lãnh đạo Nhà trường cũng như các khoa quan tâm, triển khai bằng nhiều hoạt động cụ thể nhằm bồi dưỡng và nâng cao năng lực nghề nghiệp, tình cảm nghề nghiệp cho sinh viên. Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng, hoạt động rèn nghề của sinh viên đã và vẫn đang được thực hiện thường xuyên trong các chuyên đề, học phần, hoạt động trải nghiệm trên giảng đường đại học.
Ngày hội nghiệp vụ là cơ hội để sinh viên các khoa tập trung trên một sân chơi, một diễn đàn giao lưu chuyên môn, khẳng định năng lực nghiệp vụ bản thân, sự năng động, sáng tạo gắn với chủ đề thường niên, gắn với các “bài toán” mới trong từng giai đoạn phát triển giáo dục. Thông qua hoạt động này, sinh viên Trường ĐHSP Huế đã được tham gia rèn luyện và hình thành các kĩ năng nói, phát biểu, viết, hiểu biết sư phạm, ứng xử tình huống sư phạm…
Qua 11 lần triển khai Ngày hội nghiệp vụ, hoạt động này đã trở thành truyền thống, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong công tác đào tạo các bậc học, ngành học, khẳng định vị thế và uy tín Nhà trường, sớm đưa Trường ĐHSP Huế trở thành trường đại học sư phạm trọng điểm quốc gia, thành viên của Mạng lưới các trường đại học ASEAN.
Đổi mới giáo dục phổ thông: Những hạt giống lan tỏa tinh thần đổi mới
Hàng chục nghìn giáo viên tiểu học cốt cán của 63 tỉnh, thành đã và đang được tham gia bồi dưỡng - tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Đây là bước đi quan trọng trong bối cảnh CTGDPT mới sắp triển khai. Báo GD&TĐ đã có cuộc trò chuyện với TS Trần Thị Quỳnh Nga - Phó Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế về những đổi mới trong công tác bồi dưỡng và tập huấn lần này.
TS Trần Thị Quỳnh Nga (bên phải) trong buổi tập huấn cho GV cốt cán
Cơ hội để đội ngũ giảng viên tương tác
- Bà có thể chia sẻ những điểm mới trong công tác bồi dưỡng CTGDPT lần này?
- Là 1 trong 8 trường thực hiện công tác bồi dưỡng, tập huấn giáo viên cốt cán (GVCC) tại các tỉnh miền Trung, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã thực hiện một cách hiệu quả các kế hoạch và chiến lược đào tạo mà Bộ GD&ĐT, Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) đã chuyển giao.
Bên cạnh các hoạt động tập huấn trực tiếp, GVCC sẽ tham gia các khoá học online với các bộ công cụ hữu ích như: Nhiệm vụ đọc - phân tích chương trình, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, bài tập cuối khoá. Ba ngày tập huấn trực tiếp gắn với các mục tiêu khác nhau về tiếp cận chương trình tổng thể, chương trình môn học cũng là cơ hội để đội ngũ giảng viên tương tác nhiều hơn với GVCC đến từ các sở GD&ĐT thông qua các hình thức làm việc nhóm, đàm thoại...
- Việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên sẽ căn cứ theo chương trình tổng thể, chương trình môn học, không phụ thuộc vào sách giáo khoa như trước đây. Vậy, việc bồi dưỡng không có SGK có hạn chế gì không, thưa bà?
- "Một chương trình - nhiều bộ sách giáo khoa" lẽ tất nhiên sẽ dẫn đến những khó khăn nhất định, khi mà "mong đợi" của nhiều thầy cô giáo đến từ cơ sở GDPT vẫn là nhìn thấy "hình hài của SGK mới".
Mặc dù vậy, với nội dung làm việc cụ thể và các mục tiêu được xác định rõ ràng, đội ngũ giảng viên chủ chốt có kinh nghiệm của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã đồng hành với GVCC từng bước phân tích CTGDPT mới, nhận hiểu sâu sắc chương trình môn học (đặc điểm, quan điểm biên soạn, mục tiêu, nội dung giáo dục...). Giáo viên cũng có cơ hội tiếp cận với mẫu bài học và thiết kế thử nghiệm, cùng phân tích để nắm bắt tinh thần đổi mới.
Nội dung của khoá bồi dưỡng, ngoài giới thiệu chương trình tổng thể, chương trình các môn học của CTGDPT mới, GVCC sẽ được tập trung tìm hiểu, hướng dẫn những phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Tham dự khoá bồi dưỡng này, các GVCC ngoài tích luỹ các bài học và kinh nghiệm cho bản thân còn có nhiệm vụ trở về địa phương để hướng dẫn giáo viên đại trà cùng triển khai tốt CTGDPT mới.
TS Trần Thị Quỳnh Nga
"Truyền lửa" đến đồng nghiệp
- Sau đợt tập huấn, những GVCC đạt được những năng lực như thế nào để tiếp cận chương trình mới?
- Sau đợt tập huấn, đội ngũ GVCC sẽ từng bước hình thành năng lực phân tích chương trình - một trong những năng lực cơ bản, then chốt trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó, các giáo viên tham dự tập huấn cũng có được kỹ năng phân tích và phát triển một kế hoạch giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Giảng viên chủ chốt đến từ các trường ĐHSP, trong đó có ĐHSP Huế cũng đồng thời nỗ lực để hình thành ở học viên khả năng chuyển giao các vấn đề cốt lõi nói trên đến đồng nghiệp của họ tại trường học và địa phương nhằm xây dựng một cộng đồng học tập, đồng hành vì sự phát triển của học sinh trong giai đoạn tới.
- Nhằm lan tỏa tinh thần đổi mới đến toàn bộ giáo viên phổ thông trong cả nước thì GVCC cần được tập huấn đầy đủ và kỹ càng. Theo bà, điều quan trọng nhất của GVCC sau khi tập huấn là gì?
- Một mầm cây vươn lên có thể chỉ tạo nên một điểm xanh bé nhỏ. Nhiều mầm cây cùng trỗi dậy, không gian với tràn ngập sắc xanh. Chương trình tập huấn lần này ngoài việc giúp GVCC tiếp cận sâu chương trình tổng thể và chương trình môn học còn nhằm từ những hạt giống khỏe khoắn ấy mà lan tỏa mạnh mẽ tinh thần của đổi mới GDPT.
Theo đó, chúng tôi rất kỳ vọng ở đội ngũ GVCC, sau khoá tập huấn, sẽ tiếp tục hoàn bị nghiệp vụ của một báo cáo viên thực thụ để "truyền lửa" đến đồng nghiệp. Sự sẵn sàng cho một cam kết đổi mới vì sự phát triển phẩm chất và năng lực người học đã được chuyển giao và chúng tôi hoàn toàn tin tưởng đội ngũ GVCC sẽ cùng chúng tôi tiếp tục khơi dậy những màu xanh mới.
- Xin trân trọng cảm ơn bà!
Bắt đầu từ tháng 10/2019, các trường ĐHSP chủ chốt tham gia Chương trình ETEP (Trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, ĐH Vinh, Trường ĐHSP - ĐH Huế, Trường ĐHSP - ĐH Đà Nẵng và Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh), dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, đã phối hợp với các địa phương đồng loạt tổ chức bồi dưỡng GVCC trong cả nước. Tính đến ngày 1/11/2019, toàn quốc đã có hơn 17.000 GVCC của 48 tỉnh/thành phố được bồi dưỡng trực tiếp, đạt 60% kế hoạch bồi dưỡng GVCC (theo kế hoạch bồi dưỡng 28.000 GVCC).
Lê Đăng (Thực hiện)
Theo GDTĐ
Đề án tuyển sinh chính thức, điểm trúng tuyển đại học Y, Dược năm 2020 Một số trường đại học khối ngành Sức khoẻ đã chính thức tuyển sinh năm 2020. Các trường đại học ngành Sức khoẻ công lập chủ yếu tuyển sinh bằng hình thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Huyên Nguyễn Đề án tuyển sinh chính thức Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên Ban hành Đề án tuyển...