Ngày hội giáo viên sáng tạo năm 2019: Giáo viên cần thay đổi
Ngày 24/2, WITEACH 2019 – Ngày hội Giáo viên Sáng tạo với chủ đề “ Lớp học thế kỉ XXI” đã diễn ra tại trường PTSNLC Wellsring với sự tham dự của gần 200 giáo viên đến từ các trường thuộc nhiều tỉnh thành miền Bắc.
Với 30 gian hàng trưng bày các dự án giảng dạy, các thầy cô giáo đã mang đến Ngày hội rất nhiều những ý tưởng và sản phẩm độc đáo, thú vị.
Điều này như khẳng định vai trò quan trọng của giáo viên trong việc định hướng học sinh để phát huy những năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh. Và để làm được điều đó thì mỗi giáo viên phải không ngừng thay đổi, đam mê, khám phá đưa ra cách thức truyền đạt mới cho học sinh.
Các giáo viên tham dự ngày Hội sáng tạo 2019
Phương pháp dạy học liên môn và ứng dụng công nghệ vào dạy học
Là lần thứ 2 tham gia ngày hội Giáo viên Sáng tạo, nhưng dự án “Bữa tiệc âm nhạc” của môn Vật lý lớp 7, do thầy Dương Văn Nam, thầy Vũ Hoài Nam và cô Nguyễn Thị Len vẫn mang đến nhiều nét hoàn toàn mới.
Không những là khu vực thu hút sự chú ý của nhiều khách tham quan, ý tưởng này còn gây ấn tượng bởi việc thay đổi cách tiếp cận kiến thức của học sinh thông qua một quy trình kĩ thuật. Học sinh được tự tay chế tạo ra những nhạc cụ, sau đó quay trở lại tìm hiểu kiến thức để tìm ra cốt lõi của chủ đề sóng âm.
Thầy Nam cho biết: Dự án thực hiện bằng phương pháp liên môn với các môn Kỹ năng, nghệ thuật, STEM hay Vật lý kết hợp ứng dụng công nghệ giúp học sinh phát huy hết những năng lực của người học trong quá trình sáng chế các nhạc cụ của mình, tạo ra những bản nhạc sống động.
Thành quả của dự án thực sự đem đến một bữa tiệc âm nhạc. Thực tế cho thấy dự án này đã tạo ra động lực học tập, sự hứng thú rất lớn cho học sinh.
Mỗi học sinh đều có thể trở thành một nhà tuyên truyền viên
Video đang HOT
Tác giả của dự án “Nhà tuyên truyền cộng đồng”, cô Lê Thị Phương Thảo (trường THPT Wellspring) chia sẻ: với dự án này học sinh đóng vai như các tuyên truyền viên, chia sẻ đến các học sinh trong trường về những kiến thức và kỹ năng an toàn khi tiếp nhận thông tin.
Với nhiều chủ đề khác nhau như: phòng tránh chất gây nghiện, phòng chống bắt nạt học đường, mạng xã hội an toàn, phòng chống tai nạn hỏa hoạn và điện giật… các bạn học sinh được cô Thảo và các chuyên gia hướng dẫn để có những cách nhìn nhận đúng nhất.
Từ những điều tiếp thu được, học sinh đã thiết kế thành các sản phẩm video, infographic, brochure, poster tuyên truyền…. Các sản phẩm được dán tại các bảng tin, đăng tải trên mạng xã hội. Chưa dừng lại ở đó, học sinh sẽ tổ chức các buổi tuyên truyền chia sẻ tại lớp và cho các bạn học sinh khối THCS của trường.
Việc tự tìm hiểu chắt lọc và chia sẻ kiến thức các bạn học sinh được khắc sâu hơn các kỹ năng an toàn, đồng thời phát triển các kỹ năng thuyết trình, tư duy sáng tạo, phản biện. Bên cạnh đó, học sinh cũng phát triển nhân cách sống, biết chia sẻ và quan tâm đến cộng đồng để giúp các kĩ năng xử lí thông tin được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.
Các giáo viên đang giới thiệu về sản phẩm của mình
Ứng dụng Nearpod trong giảng dạy
Là một giáo viên Địa lý, cô Trịnh Phương Dung (trường THPT Wellspring) rất tâm huyết với dự án “Ứng dụng Nearpod trong Giảng dạy Địa lý”. Nearpod là một website cho phép tăng cường sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh. Các tiết học Địa lý sử dụng ứng dụng Nearpod giúp học sinh được viết những ý kiến thảo luận của mình với các bạn trong lớp và nhận phản hồi ngay lập tức của giáo viên.
Lần đầu tiên biết đến Nearpod từ một người đồng nghiệp chia sẻ trong một cuộc họp, cô Dung liền lập tức thấy rằng website này – ứng dụng này phù hợp với đặc thù môn học của mình. Và thông qua quá trình tìm hiểu, dũng cảm thử nhiều lần, cô Dung đã áp dụng thành công ứng dụng này vào trong giảng dạy.
“Áp dụng công nghệ một cách chính xác, hiệu quả sẽ dẫn bạn đi trên một lối đi tắt tiên phong và ngập tràn cảm hứng” – cô Phương Dung chia sẻ.
Cùng với các gian hàng triển lãm ý tưởng giảng dạy và sản phẩm giáo dục do chính học sinh thực hiện, các thầy cô giáo đến tham dự WITEACH 2019 – Ngày hội Giáo viên Sáng tạo còn có cơ hội lắng nghe, trao đổi với những diễn giả nổi tiếng trong lĩnh vực giáo dục.
“Đổi mới” và “Sáng tạo” cùng phần hỏi đáp trao đổi nhiều trăn trở từ thực tiễn là những vấn đề được diễn giả và các thầy cô sôi nổi thảo luận trong thời lượng còn lại của buổi hội thảo.
Bà Lê Tuệ Minh – Tổng Hiệu trưởng trường PTSN LC Wellspring nơi đăng cai tổ chức WITEACH 2019 và kì vọng sự kiện này trong các năm sau: “Lớp học hôm nay, năng lực tương lai. Thay đổi tương lai bằng cách thay đổi phương pháp học và giảng dạy ngay từ bây giờ và trong mọi nhà trường”.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Tuổi 18, bạn có dám mơ lớn?
Khi tuổi 18 bạn vẫn đang loay hoay tìm kiếm đam mê và mơ ước cho riêng mình, những bạn trẻ này đã dám mơ một giấc mơ lớn.
Mong ước cho người vô gia cư một mái ấm
Được tiếp xúc sớm với kinh doanh nhờ công việc ở tiệm làm bảng quảng cáo của bố ở Cần Thơ, nhưng thay vi dừng lại ý tưởng mở rộng công việc kinh doanh của gia đình Nguyễn Hồng Khanh (Sinh viên năm nhất, ĐH. Tài chính - Marketing) còn mong ước nhiều hơn.
Chứng kiến cảnh sống "màn trời chiếu đất" của những người vô gia cư tại khu vực cầu ông Lãnh, cô bạn ngày đêm suy nghĩ giải pháp để dung hòa đam mê kinh doanh và mong ước giúp đỡ mọi người. Sau một thời gian bắt tay hiện thực hóa giấc mơ, Khanh hoàn thành bản kế hoạch chi tiết cho dự án phát triển chuỗi nhà tình thương kiểu mới. Điểm thú vị của dự án này là từ nguồn lợi nhuận kinh doanh, cô bạn sẽ mở những ngôi nhà tập thể cho người vô gia cư tránh mưa nắng và cho họ một số vốn để tự túc chăm lo cuộc sống thay vì phụ thuộc vào nguồn tài trợ. Cách thức này còn giúp họ chịu trách nhiệm với món quà mình được và trân quý cuộc sống hơn.
Hồng Khanh luôn có cái nhìn cảm thông với những người vô gia cư
Muốn đem điện về vùng sâu
Trưởng thành từ một vùng ngoại ô, hơn ai hết, Ngô Minh Hiếu (Sinh viên năm nhất, ngành Điện - Điện tử, ĐH. Bách Khoa Tp.HCM) hiểu rõ vai trò của tri thức đối với tương lai mỗi người. Trong vài chuyến đi tình nguyện hồi cấp 2, cấp 3, Hiếu sớm nhận thấy sự thiếu thốn điện năng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận tri thức và chất lượng cuộc sống của người dân. Kể từ sau các buổi định hướng nghề nghiệp, Hiếu đã tìm được giấc mơ của mình.
Minh Hiếu muốn đem điện về làng nhưng sâu xa hơn là đem tri thức về làng
Hiếu cho biết: "Có tri thức, cuộc sống sẽ có nhiều cơ hội để thay đổi hơn. Vì em không giỏi giảng dạy kiến thức, nhưng em tin mình có thể cải thiện môi trường học tập của các em nhỏ. Em sẽ trở thành kỹ sư năng lượng tái tạo để đem điện về buôn làng, về vùng sâu vùng xa, nơi mà việc truyền tải điện theo cách truyền thống rất khó khăn."
Ước hệ thống năng lượng tân tiến
Đó là giấc mơ của Nguyễn Thị Ngọc Trinh (Sinh viên năm nhất ngành Hệ thống Năng lượng - ĐH. Bách Khoa Tp.HCM). Bắt đầu từ "định mệnh' không đủ điểm thi học sinh giỏi Toán vào cuối cấp 2, Trinh được sắp xếp thi môn Vật Lý và kể từ đó, môn học này gắn bó luôn với cô bạn. Tuy nhiên, chỉ đến khi mở rộng tầm mắt ra chân trời quốc tế nhờ chương trình "Chắp cánh tương lai, khám phá Nhật Bản 2017", Ngọc Trinh mới nhận ra mơ ước thực sự của mình.
Ngọc Trinh nuôi hoài bão lớn lao sau khi trở về từ Nhật
Ngọc Trinh ao ước mang hệ thống năng lượng tân tiến về Việt Nam, thay đổi cả mạng lưới điện quốc gia. Ngọc Trinh mong 10 năm nữa, Việt Nam sẽ bắt đầu vận hành mạng lưới điện 110V và cải tạo hệ thống giao thông vận tải thân thiện với môi trường cho bầu không khí xanh - sạch hơn.
Từ giấc mơ nhỏ biến thành một hiện thực lớn, quá trình này ắt cần sự chung tay của rất nhiều người. Như Ngọc Trinh từng chia sẻ, hành trình để hình thành và đạt được giấc mơ, cô bạn may mắn luôn có sự đồng hành của ba mẹ, bạn bè, thầy cô và các tổ chức. Cả 3 bạn trẻ Hồng Khanh, Minh Hiếu, Ngọc Trinh đã cùng tìm sự giúp đỡ của một chương trình học bổng mang tên SCG Sharing Dream 2018 trên hành trình thực hiện giấc mơ của mình.
Tại lễ trao giải học bổng mới đây, nhiều bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn khác nhưng chí lớn như họ đã cùng gặp gỡ, chia sẻ ước mơ về một tương lai Việt Nam tươi đẹp hơn. Những anh tài này đã thay mặt thế hệ trẻ Việt Nam dệt nên một viễn cảnh xán lạn, khi sức trẻ luôn chấp nhận những thách thức của cuộc sống, nghị lực vươn lên và đem "chất xám" đóng góp cho nước nhà.
Đại diện đơn vị trao học bổng là SCG - Tập đoàn công nghiệp hàng đầu Đông Nam Á, ông Sompob Witworrasakul chia sẻ: "Chương trình sẽ bảo trợ cho các sinh viên có nghị lực vượt khó và hoài bão xây dựng cộng đồng nhận học bổng trong suốt 4-5 năm đại học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ tạo điều kiện để các bạn tham gia những khoá rèn luyện kỹ năng mềm. Mục tiêu của chúng tôi là hỗ trợ thế hệ trẻ tiềm năng của Việt Nam, động viên các bạn hiện thực hóa giấc mơ vì tương lai tốt đẹp hơn của Việt Nam."
Học bổng Sharing The Dream là dự án tiêu biểu của tập đoàn SCG kể từ năm 2007. Năm nay, chương trình trao tặng 20 suất học bổng cho các bạn sinh viên năm nhất đang học tại các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Mỗi suất học bổng trị giá 15 triệu đồng, và nhiều cơ hội tham gia các hoạt động đào tạo kỹ năng khác do SCG tổ chức. Đặc biệt, chương trình sẽ theo sát và hỗ trợ các bạn trong suốt 4 - 5 năm đại học, tuỳ theo ngành học với điều kiện áp dụng. Đây một trong các hoạt động CSR nổi bật của tập đoàn SCG trong nỗ lực kiến tạo giá trị tốt đẹp cho Việt Nam.
Xuân Thạch
Theo vietnamnet
Giáo viên trẻ phải vay nợ, xin tiền bố mẹ... để sống vì lương thấp Ở độ tuổi mới ra trường khát khao cống hiến, đầy nhiệt huyết, háo hức, khám phá với nghề nhất nhưng rất nhiều giáo viên trẻ đã không thể theo nghề vì thu nhập không đáp ứng được cuộc sống tối thiếu. "Rụng nghề" khi đầy nhiệt huyết Năm học 2017-2018, cô T.H.V., tốt nghiệp ĐH Sư phạm TPHCM về công tác tại...