Ngày hội giáo viên sáng tạo năm 2019: Giáo viên cần thay đổi
Ngày 24/2, WITEACH 2019 – Ngày hội Giáo viên Sáng tạo với chủ đề “ Lớp học thế kỉ XXI ” đã diễn ra tại trường PTSNLC Wellsring với sự tham dự của gần 200 giáo viên đến từ các trường thuộc nhiều tỉnh thành miền Bắc .
Với 30 gian hàng trưng bày các dự án giảng dạy , các thầy cô giáo đã mang đến Ngày hội rất nhiều những ý tưởng và sản phẩm độc đáo, thú vị.
Điều này như khẳng định vai trò quan trọng của giáo viên trong việc định hướng học sinh để phát huy những năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh. Và để làm được điều đó thì mỗi giáo viên phải không ngừng thay đổi, đam mê, khám phá đưa ra cách thức truyền đạt mới cho học sinh.
Các giáo viên tham dự ngày Hội sáng tạo 2019
Phương pháp dạy học liên môn và ứng dụng công nghệ vào dạy học
Là lần thứ 2 tham gia ngày hội Giáo viên Sáng tạo, nhưng dự án “Bữa tiệc âm nhạc ” của môn Vật lý lớp 7, do thầy Dương Văn Nam, thầy Vũ Hoài Nam và cô Nguyễn Thị Len vẫn mang đến nhiều nét hoàn toàn mới.
Không những là khu vực thu hút sự chú ý của nhiều khách tham quan, ý tưởng này còn gây ấn tượng bởi việc thay đổi cách tiếp cận kiến thức của học sinh thông qua một quy trình kĩ thuật. Học sinh được tự tay chế tạo ra những nhạc cụ, sau đó quay trở lại tìm hiểu kiến thức để tìm ra cốt lõi của chủ đề sóng âm.
Thầy Nam cho biết: Dự án thực hiện bằng phương pháp liên môn với các môn Kỹ năng, nghệ thuật, STEM hay Vật lý kết hợp ứng dụng công nghệ giúp học sinh phát huy hết những năng lực của người học trong quá trình sáng chế các nhạc cụ của mình, tạo ra những bản nhạc sống động.
Thành quả của dự án thực sự đem đến một bữa tiệc âm nhạc. Thực tế cho thấy dự án này đã tạo ra động lực học tập, sự hứng thú rất lớn cho học sinh.
Mỗi học sinh đều có thể trở thành một nhà tuyên truyền viên
Tác giả của dự án “Nhà tuyên truyền cộng đồng”, cô Lê Thị Phương Thảo (trường THPT Wellspring) chia sẻ: với dự án này học sinh đóng vai như các tuyên truyền viên, chia sẻ đến các học sinh trong trường về những kiến thức và kỹ năng an toàn khi tiếp nhận thông tin.
Với nhiều chủ đề khác nhau như: phòng tránh chất gây nghiện, phòng chống bắt nạt học đường, mạng xã hội an toàn, phòng chống tai nạn hỏa hoạn và điện giật… các bạn học sinh được cô Thảo và các chuyên gia hướng dẫn để có những cách nhìn nhận đúng nhất.
Từ những điều tiếp thu được, học sinh đã thiết kế thành các sản phẩm video , infographic, brochure, poster tuyên truyền…. Các sản phẩm được dán tại các bảng tin, đăng tải trên mạng xã hội . Chưa dừng lại ở đó, học sinh sẽ tổ chức các buổi tuyên truyền chia sẻ tại lớp và cho các bạn học sinh khối THCS của trường.
Việc tự tìm hiểu chắt lọc và chia sẻ kiến thức các bạn học sinh được khắc sâu hơn các kỹ năng an toàn, đồng thời phát triển các kỹ năng thuyết trình, tư duy sáng tạo , phản biện. Bên cạnh đó, học sinh cũng phát triển nhân cách sống, biết chia sẻ và quan tâm đến cộng đồng để giúp các kĩ năng xử lí thông tin được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.
Các giáo viên đang giới thiệu về sản phẩm của mình
Ứng dụng Nearpod trong giảng dạy
Là một giáo viên Địa lý, cô Trịnh Phương Dung (trường THPT Wellspring) rất tâm huyết với dự án “Ứng dụng Nearpod trong Giảng dạy Địa lý”. Nearpod là một website cho phép tăng cường sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh. Các tiết học Địa lý sử dụng ứng dụng Nearpod giúp học sinh được viết những ý kiến thảo luận của mình với các bạn trong lớp và nhận phản hồi ngay lập tức của giáo viên.
Lần đầu tiên biết đến Nearpod từ một người đồng nghiệp chia sẻ trong một cuộc họp, cô Dung liền lập tức thấy rằng website này – ứng dụng này phù hợp với đặc thù môn học của mình. Và thông qua quá trình tìm hiểu, dũng cảm thử nhiều lần, cô Dung đã áp dụng thành công ứng dụng này vào trong giảng dạy.
“Áp dụng công nghệ một cách chính xác, hiệu quả sẽ dẫn bạn đi trên một lối đi tắt tiên phong và ngập tràn cảm hứng” – cô Phương Dung chia sẻ.
Cùng với các gian hàng triển lãm ý tưởng giảng dạy và sản phẩm giáo dục do chính học sinh thực hiện, các thầy cô giáo đến tham dự WITEACH 2019 – Ngày hội Giáo viên Sáng tạo còn có cơ hội lắng nghe, trao đổi với những diễn giả nổi tiếng trong lĩnh vực giáo dục.
“Đổi mới” và “Sáng tạo” cùng phần hỏi đáp trao đổi nhiều trăn trở từ thực tiễn là những vấn đề được diễn giả và các thầy cô sôi nổi thảo luận trong thời lượng còn lại của buổi hội thảo.
Bà Lê Tuệ Minh – Tổng Hiệu trưởng trường PTSN LC Wellspring nơi đăng cai tổ chức WITEACH 2019 và kì vọng sự kiện này trong các năm sau: “Lớp học hôm nay, năng lực tương lai. Thay đổi tương lai bằng cách thay đổi phương pháp học và giảng dạy ngay từ bây giờ và trong mọi nhà trường”.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Ứng dụng CNTT trong đổi mới giáo dục: Chuyển động nơi vùng khó
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy là giải pháp thiết thực và hữu ích của giáo viên trong thời đại công nghệ số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ở các trường vùng cao, sự thay đổi trong tư duy, cách thức dạy học ứng dụng theo công nghệ đã tạo nên sự đột phá không ngờ về chất lượng.
Giờ học Tiếng Anh của cô giáo Phạm Thị Tân
Xu hướng 4.0
Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, nhiều phương tiện hỗ trợ dạy học ra đời, mang lại hiệu quả, giúp giáo viên có thể định hướng học sinh tiếp cận nguồn tri thức phong phú, dễ hiểu nhất. Từ việc lên lớp bằng giáo án điện tử, dạy học bằng trình chiếu trên màn hình (PowerPoint), những năm gần đây còn xuất hiện thêm những thiết bị công nghệ dạy học hiện đại như: Bảng điện tử thông minh, sách giáo khoa điện tử, phần mềm thiết kế bài giảng E-Learning...
Thầy Hoàng Văn Việt, Hiệu trưởng Trường THPT số 2 Bảo Thắng (xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng) chia sẻ: Ứng dụng CNTT chính là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng quản lý và giảng dạy trong nhà trường; giúp các em học sinh hứng thú hơn khi đến trường và đây cũng là xu thế trong thời đại công nghiệp 4.0.
Nhờ có việc áp dụng công nghệ thông tin, thầy hiệu trưởng Hoàng Văn Việt cho hay, các năm học trước, tỷ lệ học sinh khá giỏi của trường chỉ là 25 - 30% thì năm học 2017 - 2018, tỷ lệ đã lên tới 57%. Việc kiểm tra đánh giá được tổ chức đơn giản, thường xuyên hơn, và không mất quá nhiều thời gian như trước kia.
Tham dự một tiết dạy Tiếng Anh của cô Phạm Thị Tân, giáo viên Trường Tiểu học số 1 Phố Ràng (Lào Cai) bằng giáo án điện tử, chúng tôi rất ấn tượng với không khí học tập sôi nổi của lớp học. Để giúp học sinh hứng thú với tiết học, hiểu bài nhanh hơn, cô Tân vừa kết hợp dạy bằng phương pháp truyền thống với phấn trắng bảng đen và dạy bằng trình chiếu trên tivi màn hình Led 50 inch treo trên tường.
Cô Phạm Thị Tân, cho biết, trong quá trình dạy học, cô luôn ứng dụng CNTT một cách triệt để như sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, các hình ảnh trực quan và sống động, các hoạt động kết nối với giáo viên người bản ngữ. Các tiết học được ứng dụng CNTT giúp chúng em tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn phương pháp đọc và chép truyền thống.
Ảnh minh họa
"Làm mới" tiết học
Ở ngôi trường còn nhiều khó khăn của tỉnh Bắc Kạn, công nghệ 4.0 trong giáo dục cũng đã đến với giáo viên, HS. Theo cô giáo Ma Thị Chuyên, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Mẫu (Ba Bể - Bắc Cạn): "Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào giảng dạy và đưa vào tiêu chí thi đua của cán bộ, giáo viên. Qua một thời gian ứng dụng CNTT vào dạy học đã giúp giáo viên nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy.
Cô Chuyên cũng cho rằng, giáo án điện tử và CNTT đã góp phần "làm mới" tiết học, tạo hứng thú, giúp HS tiếp cận kiến thức một cách linh hoạt. Chẳng hạn ở môn Sinh học, khi biểu thị quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể người, mô hình minh họa trên máy chiếu kết hợp với hiệu ứng âm thanh sẽ giúp chúng em dễ hình dung hơn so với việc chỉ mô tả bằng ngôn ngữ nói. Ngoài ra, sự tương tác giữa thầy, thầy cô và học trò cũng được cải thiện đáng kể, HS có nhiều cơ hội thể hiện quan điểm của mình.
Xác định đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc đổi mới chương trình GDPT sắp tới, các thầy cô giáo vùng cao cũng rất nỗ lực tiếp cận với CNTT phục vụ quá trình dạy học. Cô La Hoàng Oanh - Phó Hiệu trưởng Phụ trách Trường Tiểu học Thượng Giáo (Bắc Kạn) cho biết: Với giáo viên vùng cao, những năm trước khó khăn nhất là khi áp dụng CNTT vào dạy học. Năm nay, đa phần các thầy cô bắt đầu biết ứng dụng CNTT vào bài giảng, nhiều cô còn soạn giảng trên trình chiếu PowerPoint.
Điều kiện cơ sở vật chất khó khăn, nhà trường chỉ có máy tính phục vụ công tác quản lý, thế nhưng để phục vụ cho việc đổi mới dạy và học đáp ứng Chương trình mới, hiện nay các thầy cô giáo đều tự trang bị cho mình máy tính cá nhân để phục vụ quá trình giảng dạy.
Việc xây dựng và chuẩn năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên các cấp là điều vô cùng cần thiết trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Chính những nỗ lực của các thầy cô giáo nơi vùng cao sẽ giúp HS dân tộc tiếp cận với những kiến thức hiện đại công nghệ 4.0, đồng thời là bước đệm các thầy cô giáo chuẩn bị cho việc bồi dưỡng GV và CB quản lý qua mạng trong Chương trình GDPT mới.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Giáo viên thôi ý định bỏ nghề nhờ ứng dụng công nghệ Không truyền được cảm hứng cho học sinh, cô Lê từng rất chán nản và cảm thấy bất lực với công việc của mình. "Hơn 4 năm đi dạy, tôi rất chán nản, thậm chí muốn bỏ nghề vì cảm thấy việc đi dạy thật vô nghĩa. Thế rồi, mọi chuyện thay đổi khi tôi nhận ra sức mạnh lớn lao của công...