Ngày học đặc biệt trong năm
Hôm qua 20/11 là một ngày học đặc biệt trong năm học. Các trường học rộn ràng không khí ngày hiến chương nhà giáo. Một số lớp học đã xin thầy cô vài phút đầu tiết học để kỷ niệm Ngày Hiến chương nhà giáo.
Tại trường THPT Phan Châu Trinh (TP Đà Nẵng), nhiều học sinh dừng lại các hàng hoa xung quanh trường, chọn những giỏ hoa, những đóa hoa tươi đẹp nhất để tặng các thầy, cô trong ngày học đặc biệt. Trước giờ vào học chính buổi chiều nay 20/11, các học sinh lớp 10/30 tất bật trang trí lớp học với dây màu, bong bóng đón các thầy, cô giáo có tiết dạy ở lớp hôm nay.
Các em chia sẻ: Chúng em luôn luôn nhớ ơn các thầy, cô và hôm nay là một dịp để chúng em bày tỏ lòng biết ơn đó với tấm lòng thành kính nhất. Trước buổi học chiều nay, chúng em đã chuẩn bị mọi thứ, đến trường sớm hơn thường ngày để trang trí lớp học dặc biệt hơn mọi hôm, mong được tặng đến các thầy, cô thêm một niềm vui bất ngờ trong Ngày Hiến chương nhà giáo.
Các HS lớp 10/32 THPT Phan Châu Trinh (TP Đà Nẵng) đến trường sớm để trang trí lớp trong ngày học đặc biệt 20/11.
Ở lớp 10/32, cô giáo Hồng Anh, giáo viên bộ môn Vật lý đã có những khoảnh khắc đẹp cùng học trò trong buổi học chiều 20/11. Học sinh trong lớp đã xin phép cô vài phút đầu tiết học để kỷ niệm Ngày Hiến chương nhà giáo.
Video đang HOT
Nhiều học sinh lớp 10/30 THPT Phan Châu Trinh mang hoa tươi đến trường.
Tặng hoa cô giáo trước tiết học buổi chiều ngày 20/11.
Khoảnh khắc đẹp của tình thầy trò trong Ngày Hiến chương nhà giáo.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Cô giáo la thất thanh vì bị tặng... rắn
Những trò đùa quậy phá của đám học trò nhiều khi khiến thầy cô giáo cũng phải... phát khiếp.
Câu chuyện tình thầy trò không chỉ có những bó hoa, lời chúc mừng, những khẩu hiệu biết ơn. Đâu đó, lại có những hiểu lầm, tức giận, những hành động bồng bột mà có khi phải trả giá bằng tù tội và cái chết. Nhưng sau cùng vẫn là những câu chuyện nhân văn về sự ăn năn, tha thứ và trở về với yêu thương.
Dưới đây là câu chuyện của anh Phạm Ngọc Thành, khóa 94-97 trường PTCS Phan Chu Trinh (Hà Nội).
Hết rắn lại đến giun
Ngày ấy chúng tôi học trường cấp II Phan Chu Trinh, sân trường vẫn còn rậm rạp lắm, có bụi cỏ mọc cao quá đầu, thỉnh thoảng nhà trường vẫn phải kêu gọi học sinh đi phát quang. Giờ người ta càng ngày càng sợ rắn chứ hồi đó mấy thằng nhóc choai choai chúng tôi đi phát cỏ cứ thấy rắn là nhao vào đập, chẳng sợ sệt gì.
Có cậu nghịch ác nhặt con rắn chết mang vào lớp dọa đám con gái cho chạy trốn chết. Dọa con gái chán rồi đám chúng tôi còn nghĩ ra trò đặt con rắn trong ngăn bàn của cô giáo. Thế là giữa giờ học hôm đó, khi các dãy hành lang đang im phăng phắc thì tiếng la thất thanh của cô giáo vang lên.
Kết quả là hơn nửa lớp vui mừng hớn hở vì cô giáo quá sợ nên buổi học bị bỏ dở, còn mấy thằng nghịch dại thì tiu nghỉu ngồi trên phòng giám hiệu viết bản kiểm điểm và phải mời phụ huynh đến.
Hồi học cấp II chúng tôi rất thích học môn sinh vật, chẳng phải vì chăm ngoan gì mà chẳng qua là cái môn này rất hay được thực hành. Hôm thì mổ ếch, hôm thì mổ cá chép... đám con gái thấy "ghê lắm" chứ chúng tôi thì thích mê vì cứ học xong phần thực hành, đến giờ nghỉ là mấy thằng lôi ngay đống "tiêu bản" đó ra sau trường nhóm lửa lên, nướng ăn luôn.
Hầu như con gì mổ được là ăn được, chỉ có rất ít con không thể ăn như giun chẳng hạn. Mấy con không thể ăn được này sau đó sẽ được đem "tặng" cho cô giáo ngay. Chẳng thế mà có lần cô giáo cũng phát hoảng khi cầm giẻ lau bảng lên, bỗng thấy nó nhờn nhờn rồi phát hiện trong đó là cả một nắm giun vẫn còn đang ngoe nguẩy.
"Phạt" cả cô giáo
Có lẽ mấy cái trò trêu chọc cô giáo, nhất là cô giáo trẻ thì đám nam sinh thích lắm. Năm tôi học lớp 7, có cô giáo mới về thực tập, cô mới ra trường nên còn trẻ lắm. Ở trong lớp thì đám con trai chúng tôi vẫn "cô cô trò trò" đàng hoàng chứ vừa ra ngoài là đổi giọng chị em ngọt xớt.
Chúng tôi vẫn nhớ mãi cái thời "nhất quỷ, nhì ma, thứ 3 học trò".
Có hôm học buổi sáng, hết tiết 5 cũng muộn lắm rồi, cô lại dạy cố cho hết bài thế là khi tan học thì các lớp khác đã về hết rồi. Mà cái tâm lý học trò chỉ muốn nghỉ sớm chứ chẳng đứa nào muốn học cố bao giờ. Ngồi trong lớp thấy cô cứ dậy cố, cố thêm tí nữa mà đám chúng tôi "cay" lắm, nên quyết phải cho cô một "bài học" vì cái "trò" dạy cố.
Thế là khi tan học, cả lớp lục đục ra về rồi, một thằng chạy lên nhờ cô giảng lại bài vừa học. Kề cà mãi đến khi cả lớp về hết, sân trường vắng teo cậu đó mới xin phép cô về. Ra ngoài cửa xong mấy thằng rình ở ngoài vội móc luôn cái khóa vào rồi a lê hấp cả đám rón rén chuồn mất.
Đến khi cô giáo xếp xong đồ đi về mới phát hiện ra cánh cửa bị khóa từ bên ngoài. Vì lớp bọn tôi ở tít trong góc trường, cách xa phòng bảo vệ ngoài cổng nên cô giáo tha hồ kêu gào mà bác bảo vệ cũng chẳng nghe thấy. Nếu có ai nghe được thì chỉ là mấy thằng học trò đang đứng nấp ở đầu dãy hành lang cười rúc rích với nhau ra chiều đắc ý lắm.
Mấy thằng hả hê bỏ về sau khi đã "phạt" cô vì cái tội "dạy muộn" mà chả thèm quan tâm cô sẽ ra ngoài bằng cách nào. Tuy vậy hôm sau đi học vẫn nơm nớp lo không biết có bị phạt không, nhưng chẳng thấy thầy giám thị gọi xuống phòng và cũng không thấy cô nói gì...
Một thời gian sau chuyện đó, cô nói với chúng tôi rằng cô đã biết tất cả trò nghịch ngợm đó nhưng không muốn để chúng tôi phải chịu phạt nên không ý kiến gì lên Ban giám hiệu. Điều đó khiến chúng tôi ăn năn ghê gớm.
Theo Kiến Thức
Thầy Nguyễn Ngọc Ký và 60 năm truyền lửa Từ ngày cậu bé Ký bắt đầu dùng chân viết nên câu chuyện "Tôi đi học" đến nay đã gần tròn 60 năm. 60 năm làm thần tượng của nhiều thế hệ. Nhưng thần tượng sáng rõ và bền bĩ ấy chắc chắn không thể chỉ nhờ tài viết, vẽ bằng chân hay tài làm thơ, sáng tác câu đố... Thầy Nguyễn Ngọc...