Ngày hè của học sinh vùng cao
Trần Thị Kim Hậu, 13 tuổi, dân tộc Raglay, cùng bạn đồng trang lứa lên rẫy giúp cha mẹ trong những ngày nghỉ hè ở vùng cao Mỹ Thạnh.
Mùa hè, những trận mưa lớn đã thấm đất, người dân vùng cao Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam vào vụ trồng bắp, mì và hoa màu. Sáng sớm, mặt trời ló dạng, Hậu mang gùi đi bộ theo mẹ lên rẫy tỉa bắp trả công cho người trong làng cách nhà chừng một km, bởi trước đó chủ rẫy này đã giúp gia đình em xuống giống.
Trần Thị Kim Hậu (xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) mang gùi lên rẫy trong ngày hè. Ảnh: Việt Quốc
Năm nay, nắng hạn kéo dài, mưa trễ, nên xã vùng cao Mỹ Thạnh tỉa bắp muộn. Đàn ông cuốc lỗ, còn phụ nữ và nhóm trẻ như Hậu gieo hạt, bón phân lót. Đôi tay Hậu thoăn thoắt, cặp mắt đen láy nhìn theo từng lỗ cuốc phía trước, rồi bỏ hạt theo hàng. Các động tác của em cũng thuần thục không kém gì các cô, chú.
Qua hè, Hậu vào lớp 7 Trường phổ thông cơ sở nội trú huyện Hàm Thuận Nam cách nhà hơn 30 km. Do Covid-19, năm nay em nghỉ chỉ được một tháng rưỡi thay vì ba tháng. Khoảng thời gian này em về nhà phụ giúp gia đình. “Ngoài đi rẫy, em còn theo mẹ lên rừng hái măng mang về ăn”, Hậu cho biết cảm thấy vui khi cùng san sẻ khó nhọc với cha mẹ.
Cùng đi bỏ hạt với Hậu có Trần Thị Khả Doanh, 17 tuổi, năm học tới vào lớp 11 Trường Dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận. Doanh cho hay từ ngày nghỉ hè đến nay, em không đi đâu xa, chỉ quanh quẩn trong làng. Đầu mùa, em đi tỉa bắp, xuống giống mì. Khi bắp mọc lên khoảng một gang tay, em lên rẫy cùng cha mẹ làm cỏ.
Hậu (cầm xô vàng) cùng các bạn, các cô chú trong xóm lên rẫy tỉa bắp, tháng 8/2020. Ảnh: Việt Quốc
Video đang HOT
Những ngày hết việc đồng áng, em cùng các bạn mang gùi lên các khu rừng hái măng, hái nấm linh chi về bán. Mỗi ngày, em thu nhập 40.000-50.000 đồng. Số tiền này em dành dụm để sắm quần áo trong năm học mới cũng như chi tiêu khi lên tỉnh học.
Bà Lâm Thị Sương Thu, mẹ của Doanh cho biết, ở trên này, học đến lớp 11 đã là một sự nỗ lực rất lớn của Doanh. Gia đình khó khăn, nếu con cái trông chờ cha mẹ thì khó đủ chi phí cho việc học hành. Thấy con cái hiểu được cái khổ của gia đình, bà cũng mừng thầm. “Dù vậy, lâu lâu tôi cũng nhắc cháu xem lại bài vở trong những ngày hè kẻo quên”, bà Thu nói.
Mỹ Thạnh là xã thuần đồng bào Raglai, bao quanh xã là những cánh rừng già, giáp ranh với rừng Núi Ông (huyện Tánh Linh). Ông Nguyễn Văn Quảng, Phó chủ tịch UBND xã cho biết, bà con ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông và nhận khoán bảo vệ rừng. Mỗi năm chỉ trồng được một vụ nhờ nước trời, nên đời sống người dân không mấy dư dả. Do vậy, ngày hè, con em trong làng không có nhiều điều kiện học tập và vui chơi như trẻ em dưới xuôi.
Xã Mỹ Thạnh có 106 học sinh tiểu học, 65 học sinh THCS và 23 học sinh THPT. Tại xã chỉ có trường tiểu học. Còn cấp THCS và THPT, học sinh phải về huyện và tỉnh. Theo ông Quảng, ngoài đồng áng, trong những ngày nghỉ hè, các học sinh trung học còn phụ cha mẹ đi chăn bò, chăn dê.
Nguyễn Quách Tĩnh, học sinh lớp 3 (áo đỏ) cùng nhóm bạn chơi bóng trước nhà. Ảnh: Việt Quốc
Ở vùng cao, thú vui ngày hè của trẻ cũng không giống như ở thị thành, các em chơi ô quan, bắn bi, nhảy dây, đá bóng, bắt dế, bắt chim với bạn bè trong xóm. Ở Mỹ Thạnh có nhiều con suối gần làng, trẻ con thường ra tắm. UBND xã cũng lưu ý phụ huynh thường xuyên dặn dò các cháu không được tắm ở các đoạn suối sâu để tránh đuối nước.
Học sinh vùng cao quên bài vì nghỉ lâu
Học sinh ở xã miền núi Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam sống biệt lập trong rừng, khó tiếp cận bài giảng qua mạng, dễ quên bài.
Từ ngày nghỉ học tránh dịch, Trần Hàng Thái Tú, 15 tuổi, lên rẫy cùng cha. Tú là học sinh lớp 8, trường Trung học nội trú huyện Hàm Thuận Nam, cách nhà hơn 30 km. Gần ba tháng qua, em không quay lại trường. Nghỉ học lâu, Tú lơ là việc học, nhưng được cha nhắc nhở, khi lên rẫy, em thường mang theo sách vở để ôn bài.
"Mình mà không nhắc, cháu sẽ quên hết kiến thức, đến khi trở lại trường sẽ thua bạn bè", ông Trần Thanh Tuấn, cha Tú nói.
Trần Hoàng Thái Tú tranh thủ ôn bài khi đi làm rẫy. Ảnh: Việt Quốc.
Tuần trước, nhiều trường trung học trong tỉnh đã triển khai học qua Internet. Tuy nhiên, trường của Tú chưa tổ chức học qua mạng. Và nếu có, thì Tú và bạn bè ở vùng cao như ở Mỹ Thạnh cũng khó thực hiện, vì sóng 3G rất yếu do ở trong rừng, phần lớn gia đình các em kinh tế khó khăn nên cũng không có laptop hoặc điện thoại để học.
"Em mong được đến trường trở lại. Ở nhà, không có bạn, không có thầy hướng dẫn, em rất khó ôn bài. Những bài toán khó, em không biết hỏi ai. Nghỉ lâu quá, em quên hết", Tú nói.
Nhà Đặng Thị Mỹ Tuyên, học sinh lớp 11, trường Dân tộc nội trú Bình Thuận, khá hơn các bạn. Trước đó Tuyên được mẹ sắm cho điện thoại thông minh để tiện liên lạc khi lên tỉnh học. Những ngày nghỉ ở nhà, do trường chưa tổ chức học qua mạng, Tuyên cũng lên mạng tìm bài học lớp 11 do đài truyền hình sản xuất tải trên Youtube để ôn kiến thức. "Nhưng sóng 3G ở đây chập chờn, em không xem được thông suốt, lúc được lúc không, rất vất vả", Tuyên nói.
Mỹ Tuyên, học sinh lớp 11, ôn bài qua mạng nhưng khó khăn vì sóng 3G chập chờn. Ảnh: Việt Quốc.
Mỹ Thạnh là ngôi làng của người Raglai nằm biệt lập trong khu rừng già ở vùng núi phía Nam Bình Thuận, cách Phan Thiết chừng 35 km. Toàn xã có 254 gia đình với 934 nhân khẩu. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông và khai thác lâm sản phụ.
Ở xã chỉ có trường mẫu giáo và tiểu học, còn học sinh THCS và THPT phải lên huyện và lên tỉnh học. Từ ngày 3/2, trường tiểu học và mẫu giáo đóng cửa, học sinh trung học ở xa trở về làng để phòng Covid-19. Từ lúc tạm nghỉ đến nay, tính cả thời gian nghỉ Tết, đã hơn 3 tháng.
Bà Hoàng Thị Kha, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thạnh cho biết, toàn xã có 106 học sinh tiểu học, 65 học sinh THCS và 23 học sinh THPT. Trong đó, học sinh khối trung học về huyện và tỉnh học ở các trường nội trú. Bà Kha nói rằng không những học sinh trung học, mà học sinh tiểu học ở vùng cao cũng đang gặp khó. Nghỉ học đến ba tháng, các cháu nhỏ người Raglai không rành tiếng Kinh, cha mẹ lại lên nương rẫy suốt ngày, nên các cháu chóng quên bài cũ.
Theo bà Kha, học sinh ở đây ít, làng lại biệt lập với bên ngoài, nguy cơ nhiễm bệnh rất khó, nên xã đang kiến nghị lên ngành giáo dục xem xét cho học sinh tiểu học được đến trường trở lại. "Hiện mỗi lớp cũng chỉ chừng mười mấy đến 20 em, do vậy có thể chia mỗi lớp ra làm hai, để các cháu ngồi ở khoảng cách xa đảm bảo an toàn", bà Kha nói.
Trường Tiểu học Mỹ Thạnh đang đóng cửa. Ảnh: Việt Quốc.
Ông Nguyễn Minh Quốc, Trưởng phòng Giáo dục huyện Hàm Thuận Nam cho biết, khả năng đến đầu tháng 5 tới, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận sẽ cho các trường đi học lại. Đối với trường tiểu học Mỹ Thạnh cũng như trường Trung học nội trú huyện, do số học sinh ít, cơ sở vật chất cũng đảm bảo học hai buổi, do vậy tới đây học sinh học hai buổi có thể theo kịp chương trình chung.
"Khoảng hai tuần nữa, cũng như dưới xuôi, học sinh vùng cao sẽ đến trường trở lại, các thầy cô sẽ tập trung củng cố kiến thức cho các cháu", ông Quốc nói.
Ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận cho biết, tình hình dịch ở địa phương hiện đã tạm ổn, ngành dự kiến cho học sinh toàn tỉnh đi học lại ngày 4/5. Đầu tuần, Sở đã gửi văn bản đến các trường THPT và các Phòng giáo dục huyện để lấy ý kiến, khảo sát tình hình thực tế của từng trường và từng địa phương.
"Nếu các trường hội đủ điều kiện cho học sinh đi học lại, chúng tôi sẽ trình UBND tỉnh xem xét", ông Thái cho biết.
Việt Quốc
Cha mẹ 'xoay' trong kỳ nghỉ hè vắng lặng' nhất lịch sử thời bình Học sinh đang có một kỳ nghỉ hè "vắng lặng" nhất trong lịch sử thời bình. Còn cha mẹ vừa sôi sùng sục với chuyện cơm áo gạo tiền thời COVID, vừa đau đầu nghĩ cách trông con. Dịch COVID-19 đã và đang nhấn chìm mọi kế hoạch nghỉ hè của các gia đình dành cho con. Bản tin càng dày, con phố...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Rời xa thành phố, cặp đôi chọn thuê đảo hoang 20.000m để sống an nhàn "dưỡng già": Ai cũng mơ ước nhưng không phải ai cũng đủ dũng cảm để thực hiện!
Trong một thế giới ngày càng ồn ào và vội vã, có một cặp vợ chồng 8x lại chọn cho mình một con đường sống đầy bất ngờ: Bỏ lại phố thị, thuê một mảnh đất 20.000m2 trên đảo và biến chuồng gà thành tổ ấm - một quyết định khiến nhiều người ...
One UI 7 kìm hãm sự phổ biến của Android 15?
Thế giới số
12:59:41 29/04/2025
Giám đốc ở TPHCM làm vườn sân thượng sum sê, trồng loại quả 'ngọt hơn đường'
Sáng tạo
12:59:06 29/04/2025
Vợ trẻ kém 16 tuổi của Chi Bảo: Bà chủ chuỗi thẩm mỹ, có cuộc sống sang chảnh ở tuổi 36
Sao việt
12:55:19 29/04/2025
Nam nghệ sĩ U60 khiến một MC đình đám VTV xấu hổ vì điều này
Tv show
12:46:53 29/04/2025
Áo sơ mi + chân váy: Combo "nữ thần" đầu hè mà nàng nào cũng nên thử ít nhất một lần!
Thời trang
12:40:36 29/04/2025
Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế
Tin nổi bật
12:29:56 29/04/2025
VNPay bị lên án vì tranh thủ PR khi duyệt drone mừng lễ 30/4
Netizen
12:21:14 29/04/2025
Tại sao càng lớn tuổi da người lại càng nhăn nheo, xuống cấp?
Làm đẹp
12:14:08 29/04/2025
Maextro S800: Sedan Trung Quốc sang trọng, dự kiến ra mắt cuối năm 2025
Ôtô
12:09:28 29/04/2025