Ngày giãn cách thèm phở, vào bếp tự làm 3 món phở ngon ngọt thơm lừng tới từng thớ thịt
Chỉ với những bước đơn giản, bạn đã có ngay tô phở ngon cho riêng mình.
Phở bò
Nguyên liệu: (cho 4-6 người ăn):
- Xương bò/heo (tốt nhất là xương bò cho chuẩn vị): 1kg
- Thịt bò: 500g
- Bánh phở: 1kg
- Thảo quả: 2 quả
- Gừng: nhánh nhỏ (80gr)
- Hồi: 2 miếng
- Quế: một nhánh
- Hành khô: 2 củ
- Hành tây: 1/2 củ
- Hành lá, mùi tàu, rau mùi, ớt tươi, đường phèn, bột ngọt, muối, hạt nêm
Phở bò
Cách làm bát phở thơm ngon tại nhà:
Bước 1:
Xương rửa sạch cho lên ninh cùng 1 chút muối. Nếu là xương bò thì nên nướng qua xương, sau đó luộc qua, đổ nước đầu đi rồi mới ninh tiếp.
Thường ở nhà, các mẹ sẽ làm nhanh nên không ninh xương được lâu. Còn nếu có chuẩn bị trước, mọi người nên ninh xương tối thiểu 6 tiếng (tối đa 12 tiếng) sẽ cho món nước dùng rất ngon. Có thể làm từ tối hôm trước, cho xương vào ninh để hôm sau có nồi nước dùng ngon.
Bước 2:
- Gừng, hành khô, quế, hồi, thảo quả nướng rồi đập dập, tất cả cho vào ninh cùng nồi nước xương. Khi gần được thì thêm 1 củ hành tây vào đun cùng tiếp. Khi nước dùng đã ninh xong thì thêm hạt nêm vừa ăn (chú ý hớt bỏ bọt trong quá trình ninh xương).
Bước 3:
Bắp bò thái miếng vừa ăn. Hành, mùi tàu, rau mùi/húng láng rửa sạch, cắt ngắn. Bánh phở chần qua nước sôi.
Bước 4:
Tất cả xếp vào bát, chan nước dùng, thêm chanh, ớt là có bát phở xịn sò tại gia. Lưu ý nước dùng phải sôi ùng ục để thịt bò chín được nhé. Thơm lừng và ngọt lừ! Thêm vài chiếc quẩy cho chuẩn phở bò Hà Nội.
Phở gà
Video đang HOT
Nguyên liệu cho món phở gà Hà Nội (cho 4 người ăn)
- Gà ta: 1 con (chọn gà mái tơ khoảng 1,2kg- 1,5kg hoặc có thể thay bằng đùi gà, ức gà đều được nhé)
- Gừng: 1 củ
- Hành khô: 4-5 củ
- Hành tây: 1 củ
- Hạt mùi: 2-3 thìa café ( hoặc các bạn có thể dùng gốc rau mùi)
- Mắm, bột canh, đường, bột ngọt
- Bánh phở
- Hành lá, rau mùi, lá chanh
- Chanh, ớt, tiêu bột (hoặc tương ớt)
Mách nhỏ: Muốn nước ngọt hơn có thể mua thêm xương gà, heo.
Phở gà
Cách làm phở gà
Bước 1: Sơ chế
- Gà làm sạch (hoặc có thể nhờ người bán làm sẵn).
- Hành lá: phần trắng chẻ nhỏ, phần xanh thái nhỏ.
- Rau mùi: 1 phần thái nhỏ, 1 phần để nguyên cây.
- Lá chanh thái sợi nhỏ (có thể dùng hoặc không dùng tùy theo sở thích)
Bước 2: Thực hiện
- Gà sơ chế sạch sẽ, cho vào nồi nước lạnh để luộc chín. Cho một chút bột canh vào nồi để thịt gà ngọt đậm đà hơn. Gà chín tới thì vớt ra, để nguội.
Lưu ý: muốn nước trong thì khi sôi nước phải hạ lửa nhỏ, mở hé vung, tránh bị sấp nước và sủi bọt.
- Hành khô, gừng rửa sạch và nướng qua lửa cho thơm, hành tây bổ dọc thành 4-6 phần, hạt mùi rang thơm (hoặc gốc rau mùi cắt khoảng 5cm từ rễ lên, rửa sạch cho vào nước dùng sẽ thơm dịu hơn nhiều) . Tất cả các loại gia vị tạo mùi này được gói trong một miếng vải sạch rồi thả vào nồi nước dùng. Tiếp tục đun sôi nồi nước dùng trên lửa, khi sôi thì hạ lửa nhỏ liu riu.
- Lọc lấy thịt gà và xé nhỏ, để riêng ra đĩa, còn phần xương đầu, cổ, chân gà thì cho vào nồi nước dùng ninh kĩ.
Mách nhỏ: Với lượng nước dùng cho 4-5 người ăn, bạn chỉ cần xương gà đã lọc phần đầu, cổ, chân gà là nước đã ngọt, muốn nồi nước dùng chất lượng hơn có thể cho thêm xương heo vào (nhớ luộc xương heo quamột nước rồi hãy thả vào nồi nước dùng để nước được trong nhé). Nếu chợ có bán xương gà lọc sẵn thì các bạn có thể mua về để ninh nước nhé.
- Nước dùng gà ninh ở lửa nhỏ liu riu từ 30 phút đến 1 tiếng để xương tiết ra chất ngọt, hành gừng mùi tiết ra mùi thơm, bên trên sẽ có lớp váng mỡ gà mỏng vì gà ta có ít mỡ nếu bạn muốn ăn loại nước dùng béo hơn thì có thể mua thêm mỡ gà cho vào nồi nước dùng.
- Nêm nếm mắm, muối, bột ngọt cho vừa miệng, thêm một chút xíu đường để nước dùng “mềm” hơn (nên dùng nước mắm loại ngon nhé).
- Bánh phở trần qua nước đang sôi bằng một cái vá, sóc cho ráo nước rồi đổ vào bát, xếp thịt gà xé nhỏ vào, rắc hành mùi lên trên, chan nước dùng vào bát,rắc thêm lá chanh cho thơm. Nước dùng cũng phải là nước đang sôi lăn tăn trên bếp. Dùng thêm chanh, ớt, tiêu theo khẩu vị.
Nguyên liệu:
- 500g thịt bò
- 1 nhánh gừng
- 1 củ cà rốt
- 2 quả cà chua
- 4 củ khoai tây
- 1 củ hành tây
- 1 chén rượu vang đỏ
- Tương cà chua
- 5 nhánh tỏi
- Muối, bột nêm, hạt tiêu, 1 gói bột ngũ vị hương.
Phở bò sốt vang
Thực hiện:
- Thịt bò mua về rửa qua, thái miếng con chì vừa ăn.
- Gừng cạo vỏ, đập dập, băm nhỏ.
- Cà rốt, khoai tây nạo vỏ, rửa sạch, bổ miếng vuông bằng với miếng thịt bò.
- Hành tây bóc vỏ, bổ làm 4 hoặc 6 theo chiều dọc.
- Cà chua rửa sạch, thái múi cau.
-Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
- Ướp thịt bò với gừng băm, 3 thìa nước mắm, 1 chút đường, 1 chút ngũ vị hương, rượu vang, 1 thìa sốt cà chua trong vòng 15 phút.
- Cho 2 thìa dầu ăn vào chảo, đợi dầu nóng, cho cà chua vào đảo nát, sau đó cho thịt bò vào xào cùng, thêm 2 bát con nước hầm cho thịt bò chín.
- Khi nước sôi được 20 phút cho khoai tây, hành tây, cà rốt vào hầm cùng đến khi phần nước còn lại sền sệt là được.
- Cho thịt bò sốt vang ra bát, trang trí thêm rau thơm và thưởng thức.
Phở Hà Nội và những biến tấu hấp dẫn bất ngờ
Nói đến phở Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến phở bò, hoặc ít ra cũng là phở gà. Từ những món phở quen thuộc, gần đây ở Thủ đô đã xuất hiện nhiều phở biến tấu hấp dẫn bất ngờ, mang đến những trải nghiệm thú vị cho thực khách.
Từ những món phở truyền thống
Phở bò được coi là món phở đầu tiên định hình nên văn hóa Phở của người Việt
Món phở được tạo nên từ xương của bò đem đi ninh nhiều giờ đồng hồ cho ra thứ nước chan ngọt thanh tự nhiên, ăn cùng thịt bò và bánh phở, là thứ bánh được làm bằng gạo tẻ ngon đem đi xay rồi tráng mỏng, cắt thành những sợi phở dẻo bùi.
Cho bánh phở và thịt vào bát, một chút hành và rau thơm, chan nước dùng là đã có ngay một bát phở nhìn thì đơn giản nhưng chứa đựng tinh hoa ẩm thực Việt. Tùy vào sở thích mà mọi người có thể chọn phở bò chín, tái nạm, phở tái lăn, phở gầu, bắp gầu,...
Nếu như phở bò được cho là ra đời đầu thế kỷ 20, nguồn gốc từ món xáo trâu, thì phở gà được cho là ra đời khoảng cuối những năm 1940, đầu những năm 1950
Từ những bát phở bò, biến tấu đầu tiên của Phở ra đời, ấy là phở gà. Thời phở gà mới xuất hiện, nhiều người Hà Nội không chấp nhận. Nhà văn Thạch Lam đã từng viết: "Nói về phở, tôi còn quên không nhắc tới những sự thay đổi mới đây ở cái quà đặc biệt đó. Nghĩ rằng thay đổi là tiến bộ, có người đã bỏ phở cũ làm vị phở gà. Nhưng sự cải cách ấy hình như không được hoan nghênh... Như cái thứ phở thực cũng như bản tuồng, chèo. Để nguyên tuồng chèo cổ thì hay, chứ đã pha cải lương vào thì hỏng bét. Có chăng muốn cải cách thì để nguyên vị, mà cách làm tinh vi hơn lên. Cái nội dung và thể tài vẫn cũ, mà tinh thần thì ngày một sắc sảo thêm vào. Kẻ viết bài này vẫn trung thành với lối phở cổ điển cũng như ưa nghe tuồng chèo giữ đúng điệu xưa".
Từ biến tấu đầu tiên ấy, bàn hòa ca của Phở ngày một xuất hiện nhiều biến tấu hơn. Bên cạnh những tô phở nước nóng hổi, xuất hiện món phở không dùng nước - phở khô.
Phở mà không có nước thì ăn làm sao? Đặc trưng của phở là lúc nào nước dùng cũng phải thật nóng, vào mùa hè oi bức nếu ngồi ăn một tô phở nóng nữa thì dù ngon nhưng nhiều người cũng ngại cảnh vừa ăn vừa nhễ nhại mồ hôi. Có thể vì lẽ đó, và cũng do học hỏi thêm từ các nền ẩm thực khác mà phở trộn đã ra đời. Người nấu phở dùng các nguyên liệu của phở kết hợp với nhiều rau sống, các loại nộm, lạc, với nước mắm trộn,... để cho ra món phở trộn lạ miệng.
Phở trộn xuất hiện vào khoảng cuối những năm 1990 ở Hà Nội
Cũng thuộc dòng phở khô còn có thêm phở cuốn. Không ai biết người sáng tạo ra phở cuốn là ai, nhưng giờ đây phở cuốn đã trở thành món có thể ăn no mà để làm món ăn chơi cũng là một lựa chọn tuyệt vời
Bát phở nóng hổi, tỏa khói nghi ngút khói khiến cho thực khách không thể kiềm lòng dù là mùa đông hay hè. Trong một ngày bỗng thấy "chán cơm thèm phở", người ta lại hỏi nhau những chỗ bán phở ngon nức tiếng hay mách nhau món phở mới. Sẽ thật tiếc nếu bạn chưa thử một lần thưởng thức những món phở này.
Tới những món phở biến tấu hấp dẫn...
Phở bát đá là một trong các biến tấu mới của Phở ở Hà Nội
Đối với các món phở bát đá, điều đặc biệt lại ở chiếc bát đá. Chiếc bát đá đựng phở giống như một "chiếc nồi" giúp làm chín thịt, phở và các món ăn kèm phở. Sau khi làm nóng bát đá đến độ có thể làm chín thực phẩm, đầu bếp sẽ cho nước dùng vào trước, bày phần nhân phở ra khay và đem ra cho thực khách. Việc dùng bát đá sẽ giúp giữ nước dùng nóng đến phút cuối.
Người ăn sẽ nhận được phần phở của mình với bát nước dùng vẫn sôi sùng sục và bắt đầu việc thưởng thức món phở độc đáo này. Ngoài những nguyên liệu quen thuộc, phở bò bát đá còn có thêm bò viên, ăn cùng khá lạ miệng.
Điều đặc biệt hấp dẫn mọi người lựa chọn món phở bát đá chính ở việc tự tay thực khách quyết định độ chín của phở và thịt theo sở thích của bản thân.
Theo kinh nghiệm "thẩm phở" của dân sành ăn, để thưởng thức được hết độ ngon của phở bát đá, ta sẽ cho trứng vào đầu tiên để khai vị, tiếp đó cho thịt để giữ được độ ngọt và không làm mất chất của thịt, cuối cùng mới cho bánh phở vào.
Cộng đồng yêu phở thời gian gần đây chào đón thêm thành viên phở dê vào ngôi nhà chung
Thịt dê vốn có vị hoi đặc trưng khó kết hợp với phở vậy mà qua bàn tay chế biến khéo léo của người đầu bếp lại trở thành món phở dê lạ miệng, thu hút các tín đồ của phở. Nhiều người hay cho chanh hoặc dấm tỏi vào phở để tạo vị chua nhưng để ăn cùng phở dê nhất định phải dùng vị chua từ quất.
Mách nhỏ cho những ai lần đầu thưởng thức phở dê, măng ngâm chua ngọt ăn cùng với thịt dê là một sự kết hợp hoàn hảo.
Thịt dê dùng để cho vào phở phải là dê cái để đảm bảo thịt không bị hoi. Nước dùng chan phở được ninh bằng xương dê và hương liệu từ 8 - 10 tiếng sẽ đạt yêu cầu, cho ra vị ngọt thanh, nước trong.
Xưa nay vịt thường được đem đi luộc, quay, nướng... Vậy mà giờ đây, thực khách có thể thưởng thức sự kết hợp giữa phở và vịt quay đầy mới lạ, hấp dẫn
Phở vịt quay được cho là nguồn gốc ở Lạng Sơn. Còn từ đâu mà phở vịt quay có mặt ở Lạng Sơn thì không ai biết chắc. Chỉ biết rằng, đây cũng là một biến tấu của phở và đã có mặt tại Hà Nội.
Có hai loại phở vịt quay là phở vịt quay nước và phở vịt quay trộn. Điểm khác biệt của phở vịt quay nước với những loại phở nước khác nằm ở bát nước sốt. Còn trong bát phở vịt quay trộn sẽ có bánh phở loại to, rau sống, dưa cải bắp muối, dưa chuột, lạc và nước sốt trộn, đặc biệt không thể thiếu khoai lang thái sợi ngọt giòn, tan ngay khi cho vào miệng.
Nước dùng chan phở phải được nấu bằng cổ cánh và xương của con vịt để có được vị ngọt và mùi đặc trưng của vịt. Tiết trời se se lạnh ăn một bát phở vịt quay nóng hổi thì còn gì bằng!
3 cách nấu phở ăn sáng cực nhanh mà vẫn ngon miễn chê, không hề thua kém nhà hàng Không cần nhiều thời gian chế biến, bạn vẫn có thể nấu được những tô phở thơm ngon cho gia đình với công thức dưới đây. Phở bò Nguyên liệu 500 gram bánh phở, 300 gram thịt thăn bò, 2 củ hành tây, 2 củ gừng tươi, hoa hồi, 2 muỗng cà phê hạt rau mùi, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng...