Ngày 6/5: Ca mắc COVID-19 giảm còn 3.819; có 480 F0 nặng đang điều trị
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 6/5 của Bộ Y tế cho biết có 3.819 ca mắc COVID-19 tại 56 tỉnh, thành; Giảm gần 500 ca so với hôm qua.
Cả nước có 480 ca COVID-19 nặng đang điều trị; Hơn 1,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới
Tính từ 16h ngày 05/5 đến 16h ngày 06/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.819 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 3.819 ca ghi nhận trong nước (giảm 486 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 2.706 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (673), Phú Thọ (292), Vĩnh Phúc (203), Bắc Ninh (174), Tuyên Quang (163), Nghệ An (145), Quảng Bình (129), Quảng Ninh (123), Bắc Giang (122), Nam Định (113), Yên Bái (107), Bắc Kạn (101), Lào Cai (94), Đà Nẵng (87), Hải Dương (79), Ninh Bình (77), Đắk Nông (73), Sơn La (69), Hà Nam (68), Thái Bình (65), Lạng Sơn (61), Thái Nguyên (59), Cao Bằng (54), TP. Hồ Chí Minh (47), Bình Phước (47), Hải Phòng (46), Hưng Yên (44), Hòa Bình (44), Hà Giang (41), Quảng Trị (41), Hà Tĩnh (39), Điện Biên (36), Thanh Hóa (34), Bà Rịa – Vũng Tàu (32), Quảng Ngãi (30), Bình Định (25), Lai Châu (22), Bình Dương (18), Tây Ninh (18), Bình Thuận (16), Bến Tre (16), Long An (13), Vĩnh Long (13), Khánh Hòa (11), Thừa Thiên Huế (10), Phú Yên (9), Quảng Nam (9), Bạc Liêu (6), Kiên Giang (5), Trà Vinh (4), Đồng Nai (3), Cà Mau (3), Đồng Tháp (2), Hậu Giang (2), An Giang (1), Cần Thơ (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Phú Thọ (-147), Lâm Đồng (-87), Vĩnh Phúc (-70).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Quảng Bình ( 48), Đắk Nông ( 35), Nghệ An ( 28).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 3.696 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 6/5
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.670.570 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.840 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Video đang HOT
Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.662.820 ca, trong đó có 9.313.420 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.590.463), TP. Hồ Chí Minh (608.660), Nghệ An (482.350), Bắc Giang (385.581), Bình Dương (383.496).
Tình hình điều trị COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.817 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.316.237 ca
2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 480 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 380 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 50 ca
- Thở máy không xâm lấn: 11 ca
- Thở máy xâm lấn: 37 ca
- ECMO: 2 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 05/5 đến 17h30 ngày 06/5 ghi nhận 6 ca tử vong tại: Bà Rịa – Vũng Tàu (5 ca trong 3 ngày), Đồng Nai (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 2 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.055 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.501.068 mẫu tương đương 85.804.106 lượt người, tăng 332 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 05/5 có 191.452 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 215.350.776 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.263.356 liều: Mũi 1 là 71.462.115 liều; Mũi 2 là 68.651.401 liều; Mũi 3 là 1.505.953 liều; Mũi bổ sung là 15.320.992 liều; Mũi nhắc lại là 39.322.895 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.380.923 liều: Mũi 1 là 8.909.387 liều; Mũi 2 là 8.471.536 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5 – dưới tuổi là 1.706.497 liều (mũi 1).
Trên thế giới
- Cả thế giới có 515.960.939 ca nhiễm, trong đó 470,774,102 ca khỏi bệnh; 6.272.396 ca tử vong và 38,914,441 ca đang điều trị (40.354 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 546.864 ca, tử vong tăng 2.579 ca.
- Châu Âu tăng 251.535 ca; Bắc Mỹ tăng 96.713 ca; Nam Mỹ tăng 31.418 ca; châu Á tăng 110.031 ca; châu Phi tăng 10.722 ca; châu Đại Dương tăng 46.445 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 14.411 ca, trong đó: Indonesia tăng 250 ca, Malaysia tăng 1.278 ca, Thái Lan tăng 7.705 ca, Philippines tăng 168 ca, Singapore tăng 4.733 ca, Myanmar tăng 14 ca, Lào tăng 257 ca, Campuchia tăng 2 ca, Đông Timor tăng 4 ca.
Trên 1.170 tỷ đồng giảm giá điện cho khách hàng khu vực phía Nam
Dự kiến, trên 1.170 tỷ đồng là tổng số tiền điện được giảm cho các khách hàng bị tác động của dịch COVID-19 đợt 3 và đợt 4 trong năm 2021, tại 21 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Tổng công ty Điện lực miền Nam khẩn trương thực hiện giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng khu vực phía Nam. Ảnh minh họa: evnspc.vn
Trên tinh thần tích cực chung tay cùng cả nước phòng, chống dịch COVID-19, kịp thời chia sẻ bớt phần nào khó khăn với người dân bị ảnh hưởng dịch bệnh, đang phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đề nghị cho phép thực hiện việc giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 4.
Là đơn vị thành viên của EVN, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đang khẩn trương thực hiện giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng trên địa bàn các tỉnh thành phía Nam, không bao gồm TP Hồ Chí Minh. Ước dự kiến trên 1.170 tỷ đồng sẽ được giảm cho các đối tượng khách hàng bị tác động của dịch COVID-19 trong đợt 3 và đợt 4 trong năm 2021.
Cụ thể, đợt 3 có khoảng 5.347 khách hàng được giảm giá điện, giảm tiền điện từ tháng 6 -12/2021 với tổng số tiền hơn 337,11 tỷ đồng, bao gồm: 4.052 cơ sở lưu trú du lịch; 628 cơ sở cách ly, khám bệnh tập trung bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19; 592 cơ sở y tế khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 và 75 đơn vị bán lẻ điện.
Trong đợt 4, tổng số tiền giảm giá điện, giảm tiền điện dự kiến khoảng 833,74 tỷ đồng cho hơn 7,2 triệu khách hàng, chủ yếu là đối tượng khách hàng sử dụng điện sinh hoạt; trong đó, có hơn 4,82 triệu khách hàng sử dụng đến 200 kWh/tháng được giảm 15% tiền điện; khoảng 2,38 triệu khách hàng sử dụng trên 200 kWh/tháng và 7.102 khách hàng bán buôn với giảm mức 10% tiền sử dụng điện.
Thời gian hỗ trợ giảm tiền điện đợt 4 là 2 tháng cho kỳ hoá đơn tiền điện tháng 8 và tháng 9 năm 2021.
Trước đó, năm 2020, EVNSPC đã thực hiện giảm giá điện, giảm tiền điện 2 đợt cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 tại 21 tỉnh, thành phố phía Nam. Đợt 1 trong 03 tháng 5, 6 và 7/2020 với số tiền là trên 3.500 tỷ đồng. Đợt 2, tiếp tục giảm giá điện, giảm tiền điện trong 03 tháng 10, 11 và 12/2020 cho hơn 7,5 triệu khách hàng với tổng số tiền hơn 866 tỷ đồng.
Có thể nói, việc thực hiện kịp thời chủ trương giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay, song hành với nhiệm vụ nỗ lực đảm bảo cung cấp điện phục vụ phòng chống dịch, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, Điện lực miền Nam cùng ngành điện cả nước đã thể hiện, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chia sẽ với người dân để sớm vượt qua khó khăn và chiến thắng đại dịch COVID-19.
TP Hồ Chí Minh: Huy động vốn và cho vay có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại Mặc dù hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn duy trì trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16, nhưng việc hạn chế đi lại cùng với những tác động tiêu cực của dịch COVID-19 lên các lĩnh vực kinh tế đã khiến huy động vốn và cho vay trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang có xu hướng tăng...