Ngày 20/11 đặt biệt của học sinh THCS Tân Lâm và ‘bữa cơm tình thầy trò’
Tình cảm thầy trò, môi trường thân thiện, mỗi ngày đến trường là một ngày vui là động lực cho cả thầy và trò Trường Trung học cơ sở Tân Lâm dạy tốt, học tốt.
Em Lê Thủy Hà Tiên, học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chia sẻ: “Nhà ở xa trường. Đến nay, em vẫn còn nhớ như in ngày vào học lớp 6 Trường Trung học cơ sở Tân Lâm biết bao bỡ ngỡ, khó khăn. Vậy mà thấm thoắt cũng gần 4 năm rồi.
Năm học lớp 6, em được dự bữa cơm thân mật ngày 20/11 do thầy cô tổ chức. Đến giờ, kỷ niệm về bữa cơm được thầy cô tổ chức vào ngày 20/11 em không bao giờ quên.
Em tự hỏi, ô hay, ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày của thầy cô, mình không có hoa hay quà tặng thầy cô, vậy mà còn được mời ăn cơm do thầy cô chiêu đãi?
Vậy mà học sinh Trường Trung học cơ sở Tân Lâm chúng em đã 10 năm đón ngày 20/11 trong tình thương yêu của thầy cô rồi đó.
Bữa cơm thân mật của thầy cô chiêu đãi chúng em sao mà ngon thế, ấm áp đến thế, chưa bao giờ em và các bạn được ăn cơm trong tình thương mến như thế, thầy cô giáo như là người thân trong gia đình em vậy.
Khi đi học đường xa, trời mưa, đói, mệt lại biếng đi học, song cứ thấy đi học vui, hạnh phúc, nên quên hết mệt và đói.
Trường Trung học cơ sở Tân Lâm đã trở thành ngôi nhà hạnh phúc của em trong thời gian qua, em mãi mãi không bao giờ quên quý thầy cô đã cho em ký ức tuyệt vời thế này thầy ạ”.
Thầy Nguyễn Văn Cường, thầy Nguyễn Đức Phương, thầy Nguyễn Văn Hoan chụp ảnh lưu niệm cùng học sinh.
Mỗi năm đến 20/11, Hội Khuyến học trường Trung học cơ sở Tân Lâm vận động các thành viên, là thầy cô giáo trong trường, của ít lòng nhiều, tùy tâm chia sẻ, tổ chức “Bữa cơm tình thầy trò” cho các em học sinh ở xa trường, học sinh khó khăn.
Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, ngày 18/11/2022 Hội Khuyến học trường Trung học cơ sở Tân Lâm tổ chức “Bữa cơm tình thầy trò” lần thứ 10 liên tiếp.
Thầy Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch Hội Khuyến học trường Trung học cơ sở Tân Lâm chia sẻ:
“”Bữa cơm tình thầy trò” trở thành hoạt động truyền thống của trường Trung học cơ sở Tân Lâm vào mỗi dịp 20/11 hàng năm.
Bữa ăn đơn sơ, đạm bạc nhưng đã kết nối được trái tim của thầy và trò qua các thế hệ học sinh của trường.
Video đang HOT
Cô giáo Đặng Thị Nga, Hiệu trưởng đầu tiên của trường Trung học cơ sở Tân Lâm, là người khởi xướng “Bữa cơm tình thầy trò”, đã được tập thể nhà trường đồng thuận và nhiệt tình hưởng ứng.
Dù đã về hưu, cô giáo Đặng Thị Nga vẫn mãi là “chị cả” của chúng tôi, cô giáo Đặng Thị Nga vẫn tham gia, ủng hộ “Bữa cơm tình thầy trò”.
“Bữa cơm tình thầy trò” không chỉ để lại ký ức đẹp cho học sinh, mà ngay thầy cô cũng thấy vui và hạnh phúc, yêu nghề giáo hơn.
Nhiều thầy cô giáo từng công tác ở trường Trung học cơ sở Tân Lâm vẫn quay về, cùng dự “Bữa cơm tình thầy trò” với học sinh và đồng nghiệp.
Kinh phí tổ chức “Bữa cơm tình thầy trò” năm nay chỉ do thầy cô giáo trong trường đóng góp, những năm trước cũng nhận được sự quan tâm, sẻ chia của “Mạnh Thường Quân” và học sinh cũ.
“Bữa cơm tình thầy trò” sẽ là truyền thống quý báu của nhà trường, góp phần giáo dục, gieo tình yêu thương cho học sinh”.
Thầy cô giáo lo cho học sinh liên hoan trước mình liên hoan sau
Thầy giáo Hoan chăm sóc cho học sinh trong “Bữa ăn tình thầy trò”.
Được biết, tập thể sư phạm Trường Trung học cơ sở Tân Lâm rất tôn trọng, trân quý truyền thống “Bữa cơm tình thầy trò”, nhưng cũng phải kể đến tấm lòng vì học sinh thân yêu của thầy giáo Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch Hội Khuyến học trường Trung học cơ sở Tân Lâm.
Thầy giáo Nguyễn Văn Cường, là hạt nhân đoàn kết để tập thể nhà trường và quý “Mạnh Thường Quân” gửi gắm, chia sẻ với những mảnh đời học sinh khó khăn, khuyến học, khuyến tài, góp phần nâng bước chân em tới trường.
Trường Trung học cơ sở Tân Lâm là “em út” của ngành giáo dục huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhưng nhiều năm liền là lá cờ đầu của giáo dục huyện Xuyên Mộc.
Tình cảm thân thiết, môi trường thân thiện, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, là động lực cho cả thầy và trò Trường Trung học cơ sở Tân Lâm dạy tốt, học tốt.
Giáo viên, học sinh 'bội thực' với các phong trào chào mừng ngày 20/11
Việc 'bội thực' các phong trào, hội thi chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam như một số địa phương làm gây nên sự quá tải, áp lực cho giáo viên và học sinh.
Ngày 20/11- ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, đây là thời điểm mà sở, phòng giáo dục, các trường học trên cả nước thường có những kế hoạch tổ chức các hội thi, phong trào nhằm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tuy nhiên, việc tổ chức quá nhiều các phong trào, hội thi trong cùng một thời điểm khiến cho giáo viên và học sinh quá tải. Đối với giáo viên, có người sẽ tham gia hội thi, tham gia làm giám khảo, có người phải tham gia cùng với học sinh lớp mình chủ nhiệm để chuẩn bị các phong trào mà trường phát động.
Nhiều em học sinh, nhất là những em nằm trong ban cán sự lớp cũng đuối sức khi phải phụ trách nhiều hoạt động, phong trào của lớp mình. Đó là chưa kể mỗi khi cô thầy tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ giao rất nhiều công việc cho học trò thực hiện.
Rất nhiều hội thi, phong trào được phát động, tổ chức nhằm kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam(Ảnh minh họa: toquoc.vn)
Cấp nào cũng muốn tạo điểm nhấn để chào mừng ngày 20/11
Như đã thành thông lệ, khi bước sang tháng 11, nhiều sở, phòng giáo dục, nhà trường thường lồng ghép một số hội thi để hướng đến ngày Nhà giáo Việt Nam. Vì thế, các hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên dạy giỏi đều được đồng loạt tổ chức vào những tuần đầu của tháng.
Việc các cấp tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cũng kéo theo sự vất vả của nhiều người liên quan. Giáo viên tham gia tất nhiên là phải chuẩn bị biện pháp cải tiến, chuẩn bị tiết thực hành cho tốt, nhất là đối với cấp huyện, cấp tỉnh.
Mặc dù hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, cấp tỉnh chỉ diễn ra 1 tiết thực hành trên lớp và vài chục phút báo cáo biện pháp cải tiến nhưng giáo viên tham gia và một số đồng nghiệp hỗ trợ phải tất bật chuẩn bị nhiều ngày mới có được sự thành công.
Bên cạnh đó, học sinh lớp nào được giáo viên lựa chọn dạy cũng vất vả không kém khi thầy cô giáo nhiệm vụ chuẩn bị các hoạt động trên lớp để đến ngày giáo viên dạy không có những hạn chế đáng tiếc xảy ra.
Một số thầy cô là ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn hay một số giáo viên đã có thành tích cũng được điều động tham gia làm giám khảo hội thi. Nhiều khi phải đi mấy chục cây số đến trường bạn để chấm 1 tiết thực hành giáo viên giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi.
Những buổi phải đi như vậy, tất nhiên giáo viên phải sắp xếp công việc trường lớp, phải đổi tiết cho giáo viên khác dạy thay nên công việc dồn ứ lại. Nhất là giai đoạn này, các trường phổ thông đang bước vào ôn tập và tổ chức kiểm tra giữa học kỳ I.
Ngoài các hội thi, các phong trào chuyên môn thì ngành giáo dục, các ngành khác tổ chức hội thao và cùng với đó các trường học cũng phải cử người vào đội tuyển để tập luyện, tham gia, đi cổ vũ cho trường.
Bên cạnh đó, các trường học thường tổ chức các tiết dạy tốt chào mừng 20/11. Tổ chức thi văn nghệ, làm báo tường và một số phong trào thể thao nên giáo viên chủ nhiệm và học sinh phải tất bật chuẩn bị, thực hiện.
Một số giáo viên không chủ nhiệm được điều động làm giám khảo chấm phong trào cũng phải bố trí thời gian để hoàn thành công việc được Ban giám hiệu phân công.
Một số thầy cô kiêm nhiệm công tác Đoàn- Đội, tổ trưởng chuyên môn còn phải lo hoàn thiện các loại kế hoạch, hồ sơ cho các hội thi, phong trào của trường để trình lãnh đạo nhà trường ký duyệt, xin kinh phí phát thưởng cho học trò.
Vì thế, gần như tháng 11 năm nào cũng khiến cho giáo viên, học sinh chạy đua cùng các phong trào theo các kế hoạch của sở, của phòng và Ban giám hiệu nhà trường triển khai nên rất áp lực và mệt mỏi.
Không nên tập trung quá nhiều phong trào trong cùng một thời điểm
Cho dù giáo viên, học sinh tham gia hội thi, phong trào nào đi chăng nữa thì hàng tuần giáo viên cũng phải dạy đủ số tiết theo định mức quy định của ngành. Học sinh vẫn phải học theo số tiết thời khóa biểu mà nhà trường phân công.
Trong khi, nhiều phong trào như tập dượt văn nghệ của các lớp thường phải chuẩn bị nhiều ngày mới ra sản phẩm.
Đối với những trường lớn thường thuê một số giáo viên về dạy nhảy, dạy múa, tập kịch nên mất rất nhiều thời gian mà thường tập vào cuối buổi học hoặc những ngày nghỉ cuối tuần nên học sinh gần như không được nghỉ ngơi.
Vì thế, cả thầy và trò đều phải sắp xếp thời gian để tham gia, tập luyện và tất nhiên học sinh phải đóng góp nhiều tiền cho mỗi tiết mục văn nghệ khi thuê giáo viên dạy và thuê trang phục biểu diễn.
Người Việt mình vốn trọng đạo lý, nghĩa tình nên việc thể hiện tình cảm, sự tri ân trong tháng 11 đối với những thầy cô giáo cũng là điều dễ hiểu. Nhưng, không phải là các cấp của ngành giáo dục cũng dồn dập các hội thi, phong trào để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam vì nó gây ra sự quá tải cho cả thầy và trò ở các nhà trường.
Đối với ngành giáo dục ở các địa phương có 3 cấp quản lý là nhà trường, phòng và sở giáo dục thì cũng nên tổ chức luân phiên cho hợp lý. Cấp này tổ chức hội thi, phong trào này thì cấp khác lùi sang thời điểm khác.
Một năm có biết bao nhiêu ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn khác nhau, đâu nhất thiết cứ phải chào mừng ngày 20/11.
Ngày Nhà giáo Việt Nam ở các nhà trường cũng nên đơn giản, không nhất thiết phải rình rang tổ chức giải thể thao, văn nghệ, báo tường cùng thời điểm- nhất là phong trào các lớp thi làm báo tường trong bối cảnh hiện nay thực ra đâu còn phù hợp mà năm nào cũng tổ chức.
Những bài thơ, những câu chuyện được học sinh chép trên mạng, kiểu hô khẩu hiệu nhạt nhẽo, không vần điệu được trình bày thành sản phẩm, sau đó trường chấm giải xong thì bỏ xó chứ bây giờ mấy giáo viên, học trò đọc những tờ báo tường như trước đây nữa.
Có lẽ, việc làm giản đơn nhất trong nhà trường ở tháng 11 là phát động những tiết học tốt, nói lời hay sẽ thiết thực hơn nhiều những việc làm vô bổ khác mà không phải tốn kinh phí của nhà trường và học sinh.
Ngày 20/11, chỉ cần giáo viên Âm nhạc lựa chọn một vài tiết mục văn nghệ giản đơn nhưng ý nghĩa là được. Sự tri ân thầy cô giáo không nhất thiết phải lôi kéo cả thầy và trò vào những phong trào hình thức, không mang tính thiết thực, hiệu quả nhưng lại rất tốn nhiều tiền bạc, công sức tập luyện, chuẩn bị.
Suy cho cùng, các hoạt động giáo dục trong trường học, trong đội ngũ nhà giáo là hướng tới chất lượng giảng dạy và học tập của cả thầy và trò. Việc "bội thực" các phong trào, hội thi chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam như một số địa phương, nhà trường đang làm chỉ gây nên sự quá tải, áp lực cho giáo viên và học sinh mà thôi.
Thời điểm này, học sinh đang rất cần dành nhiều thời gian cho việc ôn tập nhưng phải lao vào vòng xoáy phong trào của trường, rồi các thầy cô thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi thì làm sao các em có sự chuẩn bị tốt nhất để có thể tập trung cho việc kiểm tra giữa học kỳ I được hiệu quả nhất?
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
S-Race Quảng Nam gắn kết thầy trò trên hành trình bản lĩnh Sáng 27/3, hàng nghìn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Nam đã tham gia giải chạy S-Race 2022. 200 thầy cô giáo cũng tham gia chạy phát động với cự ly 1 km nhằm khích lệ tinh thần các em học sinh, sinh viên dự giải. GD&TĐ - Sáng 27/3, hàng nghìn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Nam đã tham gia giải...