Ngày 17.1, ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng, cho biết đã nhận được thông bá
Ngày 18-1, kỳ thi nghề phổ thông dành cho học sinh lớp 9 Hà Nội bắt đầu với quy mô lớn nhất từ trước tới nay.
Năm nay học sinh lớp 9 vẫn được cộng điểm thi nghề vào kết quả tuyển sinh lớp 10 THPT
Kỳ thi nghề phổ thông cấp THCS 2018 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 18 đến ngày 21/1 tại 224 hội đồng thi lý thuyết và 181 hội đồng thi thực hành trên địa bàn toàn thành phố với 103.874 thí sinh dự thi. Đây là kỳ thi nghề phổ thông có quy mô lớn nhất của Hà Nội từ trước đến nay.
Kỳ thi được yêu cầu thực hiện đúng quy chế thi của Bộ GD&ĐT, đảm bảo chính xác khách quan, đảm bảo 100% học sinh đã hoàn thành chương trình nghề phổ thông cấp THCS có nguyện vọng dự thi đều được dự thi lấy chứng nhận nghề phổ thông cấp THCS.
Học sinh sẽ hoàn thành 2 bài thi. Bài thi lí thuyết thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 45 phút, điểm hệ số 1. Bài thi thực hành, học sinh trình bày quy trình và làm sản phẩm, thời gian làm bài tối đa 90 phút, tính đểm hệ số 3.
Trước khi diễn ra kỳ thi, ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các trưởng điểm coi thi, chấm thi nhận thức rõ tầm quan trọng của kì thi. Việc giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết cho học sinh phổ thông, có ý nghĩa lớn đối với chính sách an sinh xã hội của thành phố.
Video đang HOT
Trước đó, thông tin về việc bỏ quy định cộng điểm thưởng thi nghề vào kết quả xét tuyển lớp 10 THPT khiến nhiều phụ huynh băn khoăn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự thảo đang được lấy ý kiến của Bộ GD-ĐT.
Việc bỏ điểm cộng nhằm mục đích giảm tải bệnh thành tích, thi cốt lấy điểm cộng chứ không vì mục tiêu học nghề.
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng THPT Việt Đức cho rằng, nên để các trường nghề tự thay đổi, tìm kiếm công việc xã hội cần để tồn tại và phát triển thay vì dùng hình thức cộng điểm để khuyến khích học sinh học nghề.
Khi việc học nghề đáp ứng được xu hướng, yêu cầu phát triển của xã hội thì vẫn thu hút được học sinh tham gia, đồng thời trả lại đúng ý nghĩa, mục đích của đào tạo nghề.
Nhiều ý kiến nhất trí, bỏ đi quy định cộng điểm để quy định này không làm méo mó mục đích của dạy nghề phổ thông, thậm chí, phát sinh hiện tượng tiêu cực chạy điểm loại giỏi học nghề nhằm được cộng điểm tối đa khi xét tuyển.
Theo ANTĐ
Để kì thi nghề phổ thông đi vào thực chất
Hơn 100.000 học sinh lớp 9 của Hà Nội sẽ dự thi kì thi nghề phổ thông cấp THCS được tổ chức vào ngày 18/1 tới. Đây là kì thi có quy mô lớn, được kì vọng sẽ đưa công tác giáo dục nghề nghiệp trong trường học đi vào thực chất hơn.
ảnh minh họa
Sáng 16/1, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị hướng dẫn công tác coi thi, chấm thi nghề phổ thông cấp THCS năm 2018.
Dự hội nghị có ông Chử Xuân Dũng- Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, Ông Phạm Văn Đại - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các thầy cô giáo trưởng điểm coi thi, chấm thi là lãnh đạo các phòng GD&ĐT, trung tâm dạy nghề, lãnh đạo các trường THPT, THCS trên địa bàn toàn thành phố.
Kì thi nghề phổ thông cấp THCS 2018 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 18 đến ngày 21/1 tại 224 hội đồng thi lí thuyết và 181 hội đồng thi thực hành trên địa bàn 29 quận huyện toàn thành phố với 103.874 thí sinh dự thi. Đây là kì thi nghề phổ thông có quy mô lớn nhất của Hà Nội từ trước đến nay.
Kì thi được kì vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của ngành GD-ĐT Hà Nội, thực hiện đúng quy chế thi của Bộ GD&ĐT, đảm bảo chính xác khách quan, đảm bảo 100% học sinh đã hoàn thành chương trình nghề phổ thông cấp THCS có nguyện vọng dự thi đều được dự thi lấy chứng nhận nghề phổ thông cấp THCS.
Học sinh sẽ hoàn thành 2 bài thi: Bài thi lí thuyết thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 45 phút, điểm hệ số 1. Bài thi thực hành, học sinh trình bày quy trình và làm sản phẩm, thời gian làm bài tối đa 90 phút, tính đểm hệ số 3.
Tại hội nghị, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các trưởng điểm coi thi, chấm thi nhận thức rõ tầm quan trọng của kì thi. Việc giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết cho học sinh phổ thông, có ý nghĩa lớn đối với chính sách an sinh xã hội của thành phố.
Quang cảnh hội nghị
Vừa qua Bộ GD&ĐT đã có đề xuất bỏ chế độ cộng điểm thi nghề nhằm điều chỉnh mục tiêu thực sự của công tác giáo dục hướng nghiệp tại các trường phổ thông. Đây là giải pháp để chấn chỉnh việc tổ chức các cuộc thi tại địa phương, hạn chế bệnh thành tích. Vì vậy, kì thi được tổ chức lần này sẽ khẳng định việc thay đổi về chất công tác dạy nghề trong nhà trường phổ thông, nâng cao hơn nữa các hoạt động của ngành.
Ông Dũng cũng đề nghị lãnh đạo các điểm thi nắm vững, nghiên cứu kĩ các quy chế hướng dẫn, kiểm tra các điều kiện để đảm bảo tiến hành tổ chức kì thi tại điểm thi của mình một cách tốt nhất. Việc học tập quy chế, hướng dẫn chấm thi đến cán bộ giáo viên, học tập quy chế thi đối với các em học sinh cần được các điểm thi tổ chức đầy đủ, nghiêm túc, có chất lượng. Công tác thanh tra, kiểm tra kì thi cũng cần đặc biệt chú trọng.
Theo Giaoducthoidai.vn
Nên bỏ cộng điểm nghề tuyển sinh vào lớp 10 Nhiều giáo viên cho rằng, Bộ GD&ĐT bỏ quy định cộng điểm nghề vào lớp 10 là phù hợp và tạo ra sự công bằng giữa các học sinh. Dự kiến điểm thi nghề phổ thông (thuộc phần cộng điểm khuyến khích) sẽ không được tính khi thi vào lớp 10. Mang tính hình thức Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế...